Tài liệu Bước đầu phân tích sự tiến thoái lưỡng nan của thân phận da đen

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bước đầu phân tích sự tiến thoái lưỡng nan của thân phận da đen










    Tóm tắt. Bài viết này bàn luận về tư tưởng hậu thực dân, sự tiến thoái lưỡng nan của thân phận da đen trong bối cảnh các nguyên mẫu và bản sao của nền văn minh da trắng, và lý do tại sao người da đen lại trở thành nạn nhân của việc phủ nhận cốt lõi văn hóa của chính họ cũng như việc bị chối bỏ bởi dòng văn hóa chủ lưu của người da trắng.







    Trong tác phẩm Màu da Đen, Mặt nạ Trắng (1952), tên gốc là Tổng luận về Xóa bỏ phân biệt đối với người da đen, Fanon đã bình luận: “Trách nhiệm của tôi là phải nói ra điều này: đối với người da đen, chỉ có duy nhất một vận mệnh - đó là trở thành da trắng”. Fanon định nghĩa mối quan hệ thực dân là sự bất thừa nhận về tâm lý đối với tính chủ thể của những người dân thuộc địa. Ông nhấn mạnh rằng bản chất vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân đã được hình thành trên cơ sở phân tích các yếu tố tinh thần và tính chủ thể của những người dân thuộc địa - những người mà cội nguồn văn hóa bản địa của họ bị đe dọa bởi phức cảm tự ti, thấp hèn.
    Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng khám phá luận thuyết hậu thực dân thông qua việc nghiên cứu kỹ lưỡng tác phẩm Màu da Đen, Mặt nạ Trắng của Fanon - tác phẩm nói lên sự tiến thoái lưỡng nan của thân phận da đen trong bối cảnh của nguyên mẫu cũng như bản sao của nền văn minh da trắng. Người da đen trở thành những nạn nhân của việc phủ nhận cốt lõi văn hóa của chính họ cũng như việc bị chối bỏ bởi


































































    dòng văn hóa chủ lưu của người da trắng. Dưới tác động của bối cảnh thực dân, người da đen đã trở thành những người vong bản tự thân về mặt ý thức hệ, và đang nỗ lực để thay đổi vận mệnh của mình - một vận mệnh bấp bênh.






    1. Tác động của bối cảnh thời kỳ thực dân


    Các giá trị phương Tây đã được truyền bá trong các cư dân bản địa nhằm xây dựng một nền văn hóa Âu châu với tư cách là những giá trị của con người thượng đẳng.
    Trong vở kịch theo trường phái biểu tượng
    của Ama Ata Aidoo, Anowa Kofi Ako đã bán rẻ đồng bào của chính mình để đổi lấy những quyền lợi vật chất. Kofi Ako là đại diện cho sự nổi lên của những người tiểu tư sản - một giai cấp mới trong xã hội châu Phi - những người đã cộng tác với các cường quốc thực dân và chủ nghĩa tư bản, xuất phát từ khao khát hướng tới lý tưởng tư sản. Trong trường đoạn ba, tại tòa dinh thự ở Oguaa, chúng ta có thể nhận thấy các đồ đạc ở đây, nếu không phải rõ ràng là đồ








    ngoại thì cũng là những đồ sang trọng. Có rất nhiều tấm da thú lộng lẫy trên nền nhà trải thảm đắt tiền. Những vật dụng khác bao gồm một tủ buyp phê khổng lồ trên đó có những bình rượu lớn (chứa rượu mạnh), và những đĩa trang trí cỡ đại. Tại bức tường trung tâm có một lò sưởi, và trên đó có một bức tranh Nữ hoàng Victoria với dáng vẻ nghiêm nghị.
    Trong quá trình tích lũy tài sản của mình, Kofi Ako bước vào giai đoạn học hỏi những mô hình của nước Anh thực dân thông qua mô phỏng. Ở điểm này, Kofi Ako đã trở thành minh chứng rõ ràng nhất cho giai cấp thực dân hóa mới hình thành.
    Fanon hướng sự chú ý của chúng ta vào vấn đề màu da. Trong một quá trình lịch sử lâu dài của nền văn minh, sự rập khuôn mang màu sắc phân biệt chủng tộc là một khuôn mẫu bất biến được áp dụng cho mọi hình dung của người châu Âu về những người dã man và thuộc một thế giới khác - một cách hình dung về người da đen - những người khác với họ. Trong khi đó, những người da trắng lại cố gắng áp quan niệm của họ để tạo nên hình ảnh người da đen. Do đó, sự khác biệt tôn giáo đã trở thành một chỉ số cũng như một hình ảnh ẩn dụ cho sự khác biệt về chủng tộc và tộc người. “Những người lai da đen Jamaica có một vài trò khác: họ truyền lại cho chúng ta, những người có màu da sáng, một di sản tổng hòa của sự hòa hợp, đồng hóa và trung thành với bản chất ưu việt của chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm phải trở thành những người tình nguyện đi đầu trong quá trình truyền bá nền văn minh (Fanon 1967)”. Do đó, người da đen bị gắn liền với sự lười biếng, bạo lực, mông muội, ngu dốt, thiếu tư duy duy lý và đã trở thành những người vong bản tự thân - bị kẹp giữa văn hóa của bản thân họ và nền văn minh da trắng.
    Các vấn đề về màu da đã dẫn đến sự phủ
    nhận và chối bỏ trong bối cảnh thời kỳ hậu thực dân. Trong hệ thống sáng/đen ở Jamaica, những người có màu da sáng hơn đã bắt chước những kẻ áp bức, bắt nguồn từ lịch sử của hòn đảo này. Nhưng như những gì Cliff đã chỉ ra: “ranh

    giới giữa bắt chước và tiếp nối đã trở nên mờ
    nhạt, mà đúng hơn là biến mất”[2].
    Fanon đã giúp chúng ta sáng tỏ thêm nhiều điều về mối quan hệ giữa da trắng - da đen. Luận thuyết đó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như vai trò của lập luận và tính duy lý, sự giao tiếp của tư duy thông qua ngôn ngữ và đàm thoại, qua một bài trần thuật, một câu chuyện hay một lời lý giải. Ngôn ngữ có tính chất rất ngẫu nhiên. Tuy nhiên, không có lời nói nào là vô nghĩa và mọi lời nói đều cho chúng ta biết một điều gì đó về thế giới mà mình đang sống. Ở đây, Fanon đã nhắc lại “những người thực dân đã sử dụng những ngôn ngữ như tiếng Anh hay tiếng Pháp như là những công cụ thống trị và những phương tiện để hình thành nhân dạng”[1]. Kết quả là, những người da đen đã bị đẩy vào tình trạng của phức cảm tự ti, thấp hèn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...