Báo Cáo Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

    Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế truyền thống mũi nhọn, có thế mạnh của các tỉnh có vùng ven biển và đầm phá ở nước ta. Sự phát triển mạnh ngành NTTS đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Song song với những lợi ích của các hoạt động NTTS mang đến, nó còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và môi trường vùng ven biển, vùng biển.

    Việt Nam là nước có tiềm năng về thủy sản. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nước ta có chiều dài đường bờ biển khá lớn 3200 km, cùng với các yếu tố nhiệt độ, môi trường, nguồn thức ăn . là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển kinh tế thủy sản. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có đường bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với diện tích là 21.594 ha, là nơi có điều kiện khá lý tưởng cho sự sinh trưởng các loài thủy sản có giá trị cao, đặc biệt là tôm.

    Huyện Quảng Điền là huyện trọng điểm của vùng ven biển đầm phá TTH, có tiềm năng lớn về NTTS, chủ yếu là nuôi tôm. Trong đó, xã Quảng Công là một trong những xã có nghề nuôi tôm phát triển sớm nhất ở huyện Quảng Điền với nhiều hình thức nuôi tôm nhất ở huyện: QCCT, BTC, TC. Sự phát triển ngành nuôi tôm ở xã Quảng Công góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân địa phương.

    Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đã phát triển rất nhanh cùng với quá trình phát triển của ngành. Phương thức nuôi trồng đã chuyển từ nuôi tự nhiên, quảng canh, nuôi phân tán với mật độ thấp . sang nuôi bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với mật độ cao, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản với mật độ cao, năng suất lớn, đã gây nên những tác động môi trường ngày càng nghiêm trọng, nếu không được xử lý triệt để có thể gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản.

    Để thực hiện Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính Phủ về Bảo tồn và Phát triển bền vững của các vùng đất ngập nước, chúng ta cần nghiên cứu đánh giá tính bền vững các hình thức NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng phù hợp với đặc tính sinh thái của từng địa phương.

    Đối với ngành Thủy sản, việc xây dựng Bộ chỉ thị đã được FAO thực hiện từ lâu với mục đích là hướng đến các vùng nuôi bền vững. Nhưng việc xây dựng Bộ chỉ thị để đánh giá các hình thức nuôi ở từng địa phương vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết.

    Dựa vào tính cấp thiết đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...