Thạc Sĩ Bước đầu nghiên cứu trường từ vựng chỉ tình cảm, thái độ trong Thời xa vắng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Bước đầu nghiên cứu trường từ vựng chỉ tình cảm, thái độ trong Thời xa vắng

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài .1
    2. Lịch sử vấn đề .3
    3. Mục đích, nhiê ̣ m vu ̣ nghiên cư ́ u 5
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6
    4.1. Đối tượng nghiên cứu 6
    4.2. Phạm vi nghiên cứu .6
    5. Phương pháp nghiên cứu 6
    6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn .6
    6.1. Ý nghĩa lý luận 6
    6.2.Ý nghĩa thực tiễn . 6
    7. Cấu trúc luận văn .7
    NỘI DUNG
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
    1.1. Vài nét về tác giả Lê Lựu và tác phẩm “Thời xa vắng” . 8
    1.2. Các khái niệm cơ sơ ̉ 9
    1.2.1. Từ và từ tiếng Việt 9
    1.2.1.1. Khái niệm 9
    1.2.1.2. Đặc điểm .12
    1.2.2. Sự kết hợp từ .14
    1.2.3. Nét nghĩa . 17
    1.2.4. Cụm từ 20
    1.2.5 Trường nghĩa . 22
    1.2.5.1. Trường nghĩa biểu vật 23
    1.2.5.2. Trường nghĩa biểu niệm . 24
    1.2.5.3. Trường nghĩa liên tưởng 25
    1.2.5.4. Hiện tượng chuyển trường nghĩa .26
    1.2.6. Nghĩa của từ trong hoạt động 28
    1.2.6.1. Sự hiện thực nghĩa của từ .28
    1.2.6.2. Sự chuyển nghĩa của từ 30
    1.2.7. Nhóm từ ngư ̃ chỉ tình cảm, thái độ trong tiếng Việt .32
    1.2.7.1. Khái niệm. 32
    1.2.7.2. Đặc điểm . 33
    a. Đặc điểm ngữ pháp 33
    b. Đặc điểm ngữ nghĩa 35
    1.3. Tiểu kết 38
    Chương 2. TRƯỜNG TƯ ̀ VƯ ̣ NG CHỈ TÌNH CẢM,
    THÁI ĐỘ TRONG “THỜI XA VẮNG”. 40
    2.1. Khái quát về từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ trong “Thời xa vắng” .40
    2.1.1. Phân loại theo từ loại 40
    2.1.1.1. Danh từ - ngữ danh từ .41
    2.1.1.2. Động từ - ngữ động từ. 42
    2.1.1.3. Tính từ - ngữ tính từ 44
    2.1.2. Phân loại theo ngữ nghĩa. 47
    2.1.2.1. Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tích cực .48
    2.1.2.2. Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực .50
    2.1.2.3. Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ không đánh giá
    được theo tiêu chí [± tích cư ̣ c] . 53
    2.1.3. Phân loại theo phong cách sử dụng. 57
    2.2. Các nét nghĩa tiêu biểu và điển hình của từ ngữ chỉ
    tình cảm, thái độ trong “Thời xa vă ́ ng” . 60
    2.2.1. Nét nghĩa trung tâm 60
    2.2.2. Nét nghĩa phụ 61
    2.2.3. Ẩn dụ hóa 63
    2.2.4. Hiện tượng chuyển nghĩa 66
    2.2.4.1. Các kiểu chuyển nghĩa 67
    a. Kiê ̉ u chuyê ̉ n nghi ̃ a phô ̉ biê ́ n 67
    b. Kiê ̉ u chuyê ̉ n nghi ̃ a ca ́ nhân 73
    2.2.4.2. Các phương thức chuyển nghĩa. 79
    2.3. Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ trong “Thời xa vắng”:
    những sáng tạo riêng của Lê Lựu 82
    2.3.1. Từ mới .82
    2.3.2. Nghĩa mới .84
    2.4. Tiểu kết 87
    Chương 3. HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ NGỮ CHỈ
    TÌNH CẢM, THÁI ĐỘ TRONG “THỜI XA VẮNG” .90
    3.1. Giá trị của ngôn từ trong khắc họa tính cách nhân vật và hoàn
    cảnh xuất hiện của nhân vật 90
    3.2. Những biểu hiện của việc sử dụng ngôn từ của
    Lê Lựu trong khắc họa tính cách nhân vật 92
    3.2.1. Mật độ từ ngữ trong diễn tiến cốt truyện 92
    3.2.2. Từ ngữ xuất hiện nổi trội 94
    3.2.3. Sự xuất hiện nổi trội của các nét nghĩa có trong từ ngữ
    chỉ tình cảm, thái độ ở “Thời xa vắng” .102
    3.2.4. Sự phân bố của từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ
    ở nhân vật Sài .106
    3.2.5. Đặc điểm phong cách ngôn ngữ Lê Lựu, xét từ góc độ
    sử dụng từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ .117
    3.3. Tiểu kết 122
    KẾT LUẬN . 124
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ, đơn vị trung tâm
    của toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, là chất liệu cơ bản dùng để tạo ra các thông
    điệp. Trong hệ thống ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng không tách biệt rời nhau
    mà luôn có những mối quan hệ nhất định về hình thức và cả về ý nghĩa. Ngôn
    ngữ học hiện đại coi nghĩa và những mối quan hệ về nghĩa là đối tượng
    nghiên cứu quan trọng nhất, trong đó có nghĩa và các quan hệ về nghĩa giữa
    các đơn vị từ vựng. Hệ thông từ vựng được chia thành các trường nghĩa
    (trường từ vựng - ngữ nghĩa), xác lập nghiên cứu các trường từ vựng ngữ
    nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu nghĩa của các đơn vị
    ngôn ngữ nói chung và nghĩa của từ nói riêng, đồng thời cũng giúp ích rất
    nhiều trong việc lựa chọn, kết hợp từ để tạo lời, phục vụ mục đích giao tiếp.
    Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ chỉ tình cảm, thái độ có số lượng
    khá lớn: Theo thống kê của Nguyễn Ngọc Trâm, trong Từ điển tiếng Việt,
    Hoàng Phê chủ biên (2008 - Nxb Đà Nẵng) có 40000 mục từ thì có khoảng
    4000 đơn vị từ vựng có nét nghĩa cơ bản là tâm lí - tình cảm, thái độ; chiếm
    hơn 10%. Không chỉ chiếm số lượng lớn, từ chỉ tình cảm, thái độ còn thuộc
    lớp từ vựng cơ bản, nó biểu thị những hoạt động cơ bản của con người, đó là
    hoạt động tâm lí - tình cảm. Ở đâu có con người, ở đó có phản ứng tâm lí -tình cảm, có quan hệ tình cảm. Do đó các từ chỉ tình cảm, thái độ có tần số sử
    dụng cao trong giao tiếp, đặc biệt là trong ngôn ngữ sinh hoạt và trong văn
    chương nghệ thuật. Vì vậy mà nghiên cứu về nhóm từ này là việc làm cần
    thiết.
    Tuy là lớp từ vựng cơ bản song nghiên cứu về từ chỉ tình cảm trong
    tiếng Việt, cho đến nay ngoài tác giả Nguyễn Ngọc Trâm với “Nhóm từ tâm lí
    - tình cảm tiếng Việt” thì thực sự chưa có công trình nào đáng kể, nhất là
    những nghiên cứu về nhóm từ này trong giao tiếp.
    Cùng với sự đô ̉ i thay cu ̉ a đâ ́ t nươ ́ c , văn học Việt Nam sau 1975 cũng
    nhanh chóng thay đổi diện mạo: từ quan niệm về nhà văn, quan niệm nghệ
    thuật về con người đến những thay đổi về phương diện nghệ thuật, với những
    tên tuổi như Nguyễn Minh Châu, Dương Thu Hương, Nguyễn Khải, Bảo
    Ninh .tạo nên một trào lưu mới trong văn học. Hòa chung dòng chảy đó
    chúng ta bắt gặp Lê Lựu - một trong những cây bút đã góp phần không nhỏ
    vào sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt nền văn học Việt Nam sau 1975. Những
    tiểu thuyết: “Thời xa vắng” (1986); Chuyện làng Cuội (1991); Sóng ở đáy
    sông (1995) lần lượt ra đời như những bức tranh sinh động, khắc họa chân
    thực những tháng ngày đầu đất nước trong thời kì đổi mới. Đặc biệt sự ra đời
    của “Thời xa vắng” đã làm nên tên tuổi Lê Lựu. Nói như Đinh Quang Tốn :
    “Nếu trong số 600 hội viên Hội nhà văn Việt Nam; cứ 10 người chọn lấy một
    người tiêu biểu thì Lê Lựu là một trong tổng số 60 nhà văn ấy. Nếu về văn
    xuôi Việt Nam hiện đại, chọn lấy 30 tác phẩm, thì có mặt “Thời xa vắng”
    [49, tr.22]. Qua đó có thể thấy trong văn học Việt Nam hiện đại Lê Lựu và
    Thời xa vắng đã có một vị trí đáng kể. Vì vậy nghiên cứu ngôn ngữ văn
    chương của ông nói chung và ngôn ngữ trong “Thời xa vắng” nói riêng là một
    việc làm ý nghĩa.
    Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Lê Lựu
    cũng như “ Thơ ̀ i xa vă ́ ng ”. Những nghiên cứu này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở
    phương diện nội dung tư tưởng. Xét trên phương diện nghệ thuật, các ý kiến
    đánh giá về các sáng tác của ông còn chưa thống nhất. Nhiều người có ý cho
    là : “Văn Lê Lựu không chuốt, mộc quá, còn có những câu què hoặc trúc trắc,
    thậm chí có câu ngữ pháp chưa chỉnh”. Một số khác lại cho rằng : “Tiểu
    thuyết “Thời xa vắng” được xây dựng bằng giọng văn trầm tĩnh, vừa giữ
    được vẻ đầm ấm chân tình, vừa khách quan, không thêm bớt, tô vẽ, đặc biệt là
    không cay cú. Chính giọng văn như vậy đã góp phần đáng kể vào sức thuyết
    phục hấp dẫn của tác phẩm” [32, tr.123]. Khen nhiều, chê cũng không ít, tuy
    nhiên tâ ́ t ca ̉ mới chỉ là những nhận xét mang tính khái quát xen vào ở một số
    bài phê bình văn học. Chưa có công trình nghiên cứu nào là thực sự đề cập
    đến đặc điểm ngôn ngữ văn chương Lê Lựu như một đối tượng nghiên cứu.
    Việc nghiên cứu các trường từ vựng - ngữ nghĩa trong các sáng tác của Lê
    Lựu cũng như trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” lại càng không ai nhắc đến.
    Vì những lẽ đó chúng tôi lựa chọn đề tài “Bước đầu nghiên cứu trường
    từ vựng chỉ tình cảm, thái độ trong “Thời xa vắng”” với hy vọng kết quả
    nghiên cứu sẽ giúp chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện, đầy đủ hơn về sự
    phát triển của ngôn ngữ văn học, sự phong phú đa dạng và khả năng biểu đạt
    tinh tế, chính xác, linh hoạt của nhóm từ chỉ tình cảm, thái độ trong tiếng
    Việt, những thay đổi của nhóm từ này khi tham gia hoạt động giao tiếp. Đồng
    thời góp phần làm rõ đặc điểm phong cách Lê Lựu cũng như những đóng góp
    của ông xét từ góc độ sử dụng từ ngữ.
    2. Lịch sử vấn đề
    Lí thuyết về trường nghĩa được các nhà ngôn ngữ học Đức và Thụy sĩ
    đưa ra vào những năm 20 -30 của thế kỉ trước với tên tuổi của J. Trier, L.
    Weisgerber, Meyer. “Lí thuyết trường trong buổi đầu có tham vọng quá lớn:
    chia hết các từ vào các trường, vạch được ranh giới triệt để giữa các trường,
    không chấp nhận tình trạng một từ “đi” vào một số trường trong khi từ và
    nghĩa chưa được sơ bộ “xử lí” một cách thích đáng, đủ để rút ra những căn cứ
    nhất quán cho việc phân lập các trường. Về sau, lí thuyết này được vận dụng
    một cách “khiêm tốn” hơn, không phân trường toàn bộ vốn từ, mà chỉ nghiên
    cứu một vài trường nhỏ.” [ 4, tr. 162]. Đến H. Husgen, lí thuyết trường được
    vận dụng vào việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ .
    Ở Việt Nam, lí thuyết trường du nhập muộn hơn (những năm 70) và
    gắn với tên tuổi của nhà ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu. Với công trình Từ vựng
    - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1981, lần đầu tiên ở Việt Nam lí thuyết
    về trường nghĩa đã được trình bày đầy đủ, hệ thống. Sau này, lí thuyết trường
    nghĩa được các nhà Việt ngữ học như: Hoàng Phê, Nguyễn Đức Tồn, Lê
    Quang Thiêm, Đỗ Việt Hùng ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu ngữ
    nghĩa.
    Nghiên cứu về từ chỉ tình cảm, thái độ và nghĩa tình thái trong tiếng
    Việt đã được các tác giả như: Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Ngọc Trâm, Bùi
    Trọng Ngoãn, Nguyễn Đức Tồn, Lê Quang Thiêm, Đỗ Hữu Châu .thực hiện
    trên các mặt: đặc điểm cấu tạo, khả năng kết hợp, ý nghĩa, giá trị biểu trưng .
    Những công trình tiêu biểu bao gồm: các sách nghiên cứu, những chuyên luận
    về từ chỉ tâm lí - tình cảm hoặc về nghĩa tình thái là các bài nghiên cứu trên
    các tạp chí. Có thể kể đến như: Nguyễn Ngọc Trâm với “Nhóm từ tâm lí - tình
    cảm của tiêng Việt và một số vấn đề từ vựng - ngữ nghĩa”, Nxb Khoa học Xã
    hội, H, 2002; “Tìm hiểu nhóm từ biểu thị phản ứng tâm lí - tình cảm trong
    tiếng Việt”, T/C Ngôn ngữ số 3, 1975; “Về một nhóm động từ thái độ mệnh đề
    trong tiếng Việt”, T/C Ngôn ngữ số 3, 1990; “Từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt
    trong bảng phân loại các phạm trù ngữ nghĩa”, T/C Ngôn ngữ số 3, 1993.
    “Những đơn vị vựng biểu thị tâm lí, ý chí, tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ
    thể người trong tiếng Việt”, Vũ Đức Nghiệu, T/CKhoa học, ĐHQGHN, Khoa
    học Xã hội và Nhân văn, 23, 2007. “Tên gọi bộ phận cơ thể trong tiếng Việt
    với việc biểu trưng tâm lí tình cảm”, Nguyễn Đức Tồn, Văn hóa dân gian số
    3, 1994. “Ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiê ́ ng
    Nga”, Nguyễn Đức Tồn, T/C Ngôn ngữ số 4, 1989. “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng
    Việt”, Đỗ Hữu Châu, Nxb GD, H,1999 “Khảo sát động từ tình thái trong
    tiếng Việt”, luận án tiến sĩ của Bùi Trọng Ngoãn, 2004. “Về khái niệm tình
    thái”, Hoàng Tuệ, số phụ T/C Ngôn ngữ số 1, 1988. “Về đặc trưng của các
    kiểu loại tình thái trong thơ”, Lê Quang Thiêm, “Tiếng Việt và các ngôn ngữ
    Đông Nam Á”, Nxb Khoa học Xã hội, H,1988. Trong số các công trình trên,
    đáng kể nhất là “Nhóm từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt” của tác giả Nguyễn
    Ngọc Trâm. Trong chuyên luận này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu “Nhóm
    từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt” một cách toàn diện, từ bình diện ngữ pháp đến
    ngữ nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng.
    Nghiên cứu về ngôn ngữ văn chương Lê Lựu cho đê ́ n nay vâ ̃ n co ̀ n râ ́ t
    ít, chúng tôi được biết và có thể kể đến : “Các hình thức thoại dẫn trong tiểu
    thuyết “Đại tá không đùa”, Hoàng Thanh Huyền, 2004. “Tiểu thuyết Lê Lựu
    thời kỳ đổi mới”, Đỗ Hải Ninh; “Lê Lựu - Thời xa vắng”, Đinh Quang Tốn.
    Nhìn lại lịch sử nghiên cứu trường nghĩa; nhóm từ ngư ̃ tình cảm, thái
    độ và đặc điểm ngôn ngữ văn chương của Lê Lựu, chúng tôi nhận thấy:
    nghiên cứu về trường nghĩa ngày càng được mở rộng, đào sâu trên cơ sở tư
    liệu về nhiều mặt. Tuy nhiên những nghiên cứu về nhóm từ ngư ̃ chỉ tình cảm
    mới chỉ dừng lại ở phạm vi khiêm tốn. Đặc biệt việc nghiên cứu ngôn ngữ
    trong các sáng tác của Lê Lựu nói chung và ngôn ngữ của “Thời xa vắng” nói
    riêng còn rất ít. Chúng tôi thiết nghĩ công việc nghiên cứu trường từ vựng chỉ
    sắc thái tình cảm cũng như ngôn ngữ văn chương của Lê Lựu cần phải được
    mở rộng, đào sâu hơn nư ̃ a và đ ề tài này của chúng tôi là một cố gắng theo
    hướng đó.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    Vận dụng những thành tựu nghiên cứu ngữ nghĩa vào việc khảo sát
    phân tích hoạt động của trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ tình cảm, thái độ trong
    “Thời xa vắng” nhằm phát hiện ra những đặc điểm của nhóm từ ngư ̃ chỉ tình
    cảm, thái độ khi nhóm từ này tham gia vào hoạt động giao tiếp, đồng thời
    phát hiện những đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ của Lê Lựu, xét từ góc
    độ sử dụng từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ.
    Để đạt được mục đích đó, chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu
    sau đây:
    3.1. Tìm hiểu những nét tiêu biểu về tác giả Lê Lựu và tác phẩm “Thời xa
    vắng”
    3.2. Hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến từ, cụm từ, trươ ̀ ng nghi ̃ a và
    nhóm từ chỉ tình cảm trong tiếng Việt.
    3.3. Khảo sát, phân tích các từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ được Lê Lựu sử dụng
    trong tiểu thuyết “Thời xa vắng”
    3.4.Trên cơ sở khảo sát, phân tích, luận văn chỉ ra những đặc điểm của nhóm
    từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ khi nhóm này tham gia hoạt động tạo lời, và nét
    đặc sắc trong việc sử dụng từ chỉ tình cảm, thái độ của Lê Lựu để khắc họa
    diễn biến tâm lí nhân vật.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là toàn bộ các từ ngư ̃ chỉ tình
    cảm, thái độ trong “Thời xa vắng”.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm từ ngư ̃ chỉ tình cảm, thái độ ở
    các mặt ngữ nghĩa và giá trị sử dụng của nó.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp chính được sử dụng trong luận văn này là phương
    pháp miêu tả đồng đại, phương pháp phân tích ngữ nghĩa và phân tích ngữ
    cảnh. Ngoài ra chúng tôi sử dụng các thủ pháp thống kê, phân loại, thủ pháp
    so sánh.
    6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn
    6.1.Ý nghĩa lí luận
    Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung những hiểu biết
    về từ ngư ̃ chỉ tình cảm, thái độ. Đây cũng là lớp từ ngư ̃ đặc biệt quan trọng
    được sử dụng nhiều trong giao tiếp nói chung và trong văn bản nghệ thuật nói
    riêng, tạo nên giá trị đặc sắc của ngôn ngữ văn chương, trong đó có ngôn ngữ
    văn chương Lê Lựu.
    Luận văn góp phần nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa, giá trị sử dụng của
    một nhóm từ ngư ̃ khi tham gia vào một văn bản cụ thể, để thấy rõ như ̃ ng biê ́ n
    đô ̉ i cu ̉ a nho ́ m tư ̀ ngư ̃ na ̀ y khi chu ́ ng tham gia hoa ̣ t đô ̣ ng giao tiê ́ p , đă ̣ c biê ̣ t la ̀
    như ̃ ng biê ́ n đô ̉ i vê ̀ mă ̣ t ngư ̃ nghi ̃ a . Đồng thời phát hiện nét riêng, tài năng của
    Lê Lựu trong việc sử dụng từ ngữ.
    6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
    Nghiên cứu trường tư ̀ vư ̣ ng chỉ tình cảm, thái độ trong “Thời xa vắng”
    sẽ góp thêm một cái nhìn khách quan về những đóng góp của Lê Lựu xét trên
    phương diện sử dụng từ ngữ.
    Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về ngôn ngữ văn
    chương nói chung và ngôn ngữ Lê Lựu nói riêng.
    7. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương
    Chương 1: Cơ sở lí luận
    Chương 2: Trường tư ̀ vư ̣ ng chỉ tình cảm, thái độ trong “Thời xa vắng”
    Chương 3: Hoạt động của từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ trong “Thời xa
    vắng”

    NỘI DUNG
    Chương 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN
    1.1. Vài nét về tác giả Lê Lựu và tác phẩm “Thời xa vắng”
    Sinh ngày 12/12/1942 ở Khoái Châu Hưng Yên, Lê Lựu thuộc lớp nhà
    văn quân đội, sinh ra và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
    nước, một trong những cây bút tiên phong trong quá trình đổi mới văn học
    Việt Nam sau 1975. Về con người, Lê Lựu là người chân chất mộc mạc, Trần
    Đăng Khoa, trong “ Chân dung và đối thoại” đã nhận xét: “Lê Lựu như hòn
    gạch xỉ - như một tảng đá hộc. Đó là một tảng đá nguyên khối, xù xì của thiên
    nhiên hoang dã mà đời sống hiện tại đô thị và nền văn minh thế giới không
    thể gọt đẽo được, cũng không thể tác động vào được. Cái “chất quê kiểng đặc
    sệt” này là cái duyên riêng của Lê Lựu, cũng như cái Lê Lựu hơn người. Tiếp
    xúc với anh, người ta mến ngay. Mà đâu phải chỉ mến, còn mê nữa” [Theo 18,
    tr.325].
    Đến với nghiệp văn, lúc đầu Lê Lựu là một cây bút truyện ngắn kì
    cựu.Truyện đầu tiên của ông trình làng vào 1974 có cái tên rất thật thà, rất
    quê: “Tết làng Mụa”. Tiểu thuyết đầu tiên của Lê Lựu ra đời năm 1975, có
    tên là “Mở rừng”, được đánh giá là cuốn tiểu thuyết vào loại khá của văn học
    Việt Nam những năm 70. Ngoài “Mơ ̉ rư ̀ ng” tiểu thuyết Lê Lư ̣ u còn có thể kể
    đến: “Thời xa văng” ( 1986), “Chuyện làng cuội” (1991), “Sóng ở đáy sông”
    (1994) . Trong sô ́ na ̀ y có giá trị hơn cả là “Thơ ̀ i xa vă ́ ng”.
    “Thời xa vắng” - một tiểu thuyết tiêu biểu trong đời viết văn của Lê
    Lựu, tác phẩm ôm chứa một dung lượng lớn, chặng đường lịch sử 30 năm oai
    hùng của dân tộc, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng toàn bộ đất nước. Lịch

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Diê ̣ p Quang Ban (2009), Ngư ̃ pha ́ p tiê ́ ng Viê ̣ t, Nxb GD.
    2. Đỗ Hữu châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb GD.
    3. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb GD.
    4. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD.
    5. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập (tập 1),
    Nxb GD
    6. Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán
    (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb GD.
    7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở
    ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb GD.
    8. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Lan Thanh (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb
    GD.
    9. Nguyễn Thiện Giáp (1996),Từ và nhận diê ̣ n từ tiếng Việt. Nxb GD.
    10. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb GD.
    11. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2000),
    Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb GD.
    12. Nguyê ̃ n Thiê ̣ n Gia ́ p (2010 ) 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb GD.
    13. Hoàng Văn Hành (1982), Cấu trúc về ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt,
    T/C NN, số 3.
    14. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học,
    Nxb GD.
    15. Đỗ Việt Hùng (2011), Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ (từ bình diện hệ
    thống đến hoạt động), Nxb GD.
    16. Đinh Trọng Lạc (2008), 99 biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb GD.
    17. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1999), Phong cách học tiếng Việt,
    Nxb ĐHSP.
    18. Lê Lựu, Tạp văn (2002), NxbVHTT.
    19. Đái Xuân Ninh (1985), Hoạt động của tư ̀ tiếng Việt, Nxb KHXH
    20. Hoàng Phê (1981), Ngữ nghĩa của lời, T/C NN, số 3-4.
    21. Hoàng Phê (1975), Phân tích ngữ nghĩa, T/C NN, số 2
    22. Hoàng Phê (1989), Logic ngôn ngữ học, Nxb KHXH.
    23. Hoàng Phê (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
    24. Lí Toàn Thắng (2009), Ngôn ngữ học tri nhận từ lí thuyết đại cương
    đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Phương Đông
    25. Lê Quang Thiêm (2008), Ngư ̃ nghi ̃ a ho ̣ c, Nxb GD.
    26. Chu Bích Thu (1989), Thành phần đánh giá trong ngữ nghĩa một số
    tính từ, T/C NN, số 1 -2.
    27. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp, Nxb GD.
    28. Nguyễn Đức Tồn (1989), Ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận cơ thể người
    trong tiếng Việt và tiếng Nga, T/C NN, số 4
    29. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và
    tư duy, Nxb KHXH.
    30. Nguyễn Ngọc Trâm (1975), Tìm hiểu nghĩa nhóm từ biểu thị phản
    ứng tâm lí - tình cảm trong tiếng Việt, T/C NN, số 3.
    31. Nguyễn Ngọc Trâm (1993), Từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt trong bảng
    phân loại các phạm trù ngữ nghĩa, T/C NN, số 3.
    32. Nguyễn Ngọc Trâm (2002), Nhóm từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt và
    một số vấn đề từ vựng - ngữ nghĩa, Nxb KHXH.
    33. Hoàng Tuệ, (1988), Về khái niệm nghĩa tình thái tiếng Việt, Số phụ
    T/CNN, số 1
    34. Từ điển văn học (bộ mới) (2004), Nxb Thế Giới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...