Luận Văn Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Ngày nay, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người, đặc biệt là trong xã hội có sự phát triển cao. Chúng ta có thể thấy hình ảnh của những người khách du lịch khắp mọi nơi trên thế giới: trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt đến các vùng sa mạc nóng bỏng, trên dãy núi Himalaya tới đáy biển sâu, dọc các mũi băng ở hai cực trái đất lạnh giá hay những nơi đô thị ồn ào Đồng thời du lịch đã, đang và sẽ trở thành ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới vì theo dự báo trong "Tầm nhìn du lịch 2020" của WTO khách du lịch được dự báo sẽ tăng 4,3% mỗi năm trong hai thập niên tới, trong khi mức thu từ du lịch quốc tế sẽ lên tới 6,7% mỗi năm. Như vậy đến năm 2020 sẽ có khoảng 1,5 tỉ khách du lịch đến các nước hàng năm và chi tiêu hơn 2020 tỉ USD mỗi ngày. Đối với du lịch nội địa, các dự báo về số lượng khách du lịch sẽ tăng lên 10 lần và mức thu nhập lên 4 lần, đưa tổng số lên 16 tỉ khách du lịch tiêu hết khoảng 8 ngàn tỉ USD vào năm 2020. Như vậy du lịch trong thế kỉ 21 không chỉ là ngành công nghiệp lớn nhất toàn cầu mà còn là rộng khắp thế giới. Điều đó cũng có nghĩa là tương lai của du lịch sẽ phụ thuộc vào sự phát triển có trách nhiệm về xã hội đối với cộng đồng người dân địa phương vùng du lịch. Song cùng với sự tăng trưởng đó công nghiệp du lịch phải chịu trách nhiệm về các tác động đến nền kinh tế mà còn đến môi trường xã hội và văn hoá.
    Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang dần khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại lợi nhuận cao góp phần phát triển đất nước. Thế kỉ 21 - Thiên niên kỉ mới hứa hẹn với sự phát triển tốc độ của nền kinh tế tri thức, trong đó công nghệ thông tin là chủ đạo. Chính vì vậy ngành du lịch Việt Nam càng được phát triển hội nhập với sự giao lưu văn hoá thế giới. Du lịch Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức du lịch thế giới (WTO), của Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA). Hiệp hội du lịch Đông Nam Á (ASEANTA). Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với gần 1000 doanh nghiệp của các nước trên thế giới.
    Không những thế du lịch Việt Nam đang đứng trước những vấn đề lớn như: "du lịch sinh thái", "du lịch bền vững", hay nói cách khác là du lịch "có trách nhiệm". Điều này gợi cho chúng ta dạng thức du lịch với các tác động tiêu cực đến môi trường và văn hoá là thấp nhất, và đảm bảo rằng lợi nhuận phải đến với người nghèo. Du lịch "có trách nhiệm" không phản đối du hành nhưng phải đảm bảo cho các cảnh quan không bị phá huỷ, các giá trị thẩm mỹ của thiên nhiên và công trình kiến trúc được bảo vệ lưu giữ, các nền văn hoá được tôn trọng và lợi nhuận kinh tế được chia đều. Du lịch sinh thái đáp ứng được mong muốn của khách du lịch được nghỉ ngơi ở những nơi trong lành, đem lại các lợi ích cho nhân dân địa phương thôn qua việc làm và thu nhập từ du lịch.
    Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới - gió mùa cùng với sự phân hóa phức tạp của các điều kiện sinh thái cảnh quan cho nên đã tạo ra tính đa dạng về tiềm năng du lịch sinh thái. Đảng và Nhà nước ngay càng quan tâm đến việc phát triển du lịch sinh thái nhân văn ở nhiều vùng và điểm du lịch như: Các Vườn quốc gia (Cát Bà, Cúc Phương, Bến En)
    Du lịch Hà Tây cũng đang trên đà xây dựng, phát triển trong hệ thống du lịch Việt Nam với những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể và được định hướng trong báo cáo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây khoá IX nhiệm kỳ 2000-2005. Trong những trọng điểm phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ trọng điểm Hương Sơn - Mỹ Đức là một trọng điểm chính.
    Khu di tích danh thắng Hương Sơn (thuộc địa bàn xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây) đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh đặc biệt quốc gia năm 1962. Những giá trị tự nhiên, giá trị nhân văn của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn đã tạo cho nơi đây trở thành khu du lịch nổi tiếng. Hương Sơn chẳng những là khu di tích Phật giáo lâu đời nhất, mà vùng đất này còn chứa đựng tinh thần văn hoá sâu sắc của dân tộc Việt Nam, rừng núi nơi đây đã cung cấp những đặc sản có giá trị như mơ Hương Tích, rau sắng các loại động vật hoang dã chim thú quý hiếm đã được bảo vệ bảo tồn, là nơi hội tụ của quần thể núi rừng, hang động suối hồ, chùa chiền với nhiều cảnh quan và tài nguyên vô cùng hấp dẫn như: Suối Yến, Chùa Thiên Trù, động Phật Tích Đặc biệt Hương Sơn còn là nơi có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương đông nhất nước ta. Đó là những bằng chứng rất sống động cho thấy Hương Sơn có đủ điều kiện để phát triển du lịch sinh thái nhân văn.
    Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về Hương Sơn như "cải thiện môi trường và hỗ trợ giải quyết ách tắc khu lễ hội" của Phó Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, "Quy hoạch tổng thể Hương Sơn" của Viện nghiên cứu phát triển du lịch Song Hương Sơn vẫn như một chân trời mới đầy hứa hẹn cho những học giả nghiên cứu về mình. Chính vì vậy tôi chọn đề tài "Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây" cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
    Để hoàn thành khoá luận, tác giả cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình thực hiện. Nguồn tài liệu mang tính cập nhật chưa phong phú, thời gian tìm hiểu, kiến thức lý luận và thực tiễn của người viết còn hạn chế do đó đã không tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự xem xét, đóng góp ý kiến để bổ xung kiến thức cho bản thân.
    Nguồn tư liệu cũng đóng góp một phần quan trọng trong khoá luận của tác giả, nguồn tư liệu đó bao gồm tư liệu thành văn (tài liệu sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, các công trình nghiên cứu) và quan trọng hơn là những tư liệu trong quá trình khảo sát thực tế (Số liệu, bảng hỏi, tranh ảnh).
    Trong khoá luận này tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như: Phương pháp thu thập tài liệu, xử lý thông tin, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thực địa, phương pháp phỏng vấn.

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1
    PHẦN I: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 5
    1. MỞ ĐẦU 5
    1.1. Mục tiêu thực tập tốt nghiệp 5
    1.2. Lịch sử hình thành và chức năng hoạt động của HONGGAI TOURIST COMPANY 5
    NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 6
    1.3. Tổ chức bộ máy của Công ty 7
    1.4. Mô tả về thị trường hoạt động 8
    1.5. Bộ phận thực tập 8
    2. NỘI DUNG THỰC TẬP 8
    2.1. Nguyên lý thực hành hướng dẫn và hoạt động của Công ty trong kinh doanh lữ hành và các dịch vụ liên quan 8
    2.2. Thực tế hoạt động của Công ty trong kinh doanh Du lịch, lữ hành và 9
    các dịch vụ liên quan 9
    2.3. Hoạt động Marketing, thị trường khách Du lịch và xu hướng mới trong Du lịch, ưu tiên nghiên cứu những cơ hội và thách thức trong kinh doanh Du lịch ở các thị trường mục tiêu. 11
    3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG LỢI THẾ, THUẬN LỢI, NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THỰC TẬP 13
    3.1. Lợi thế, thuận lợi 13
    3.2. Những khó khăn 13
    4. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 13
    4.1. Các kiến nghị 13
    4.2. Kết luận 14
    PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 15
    CHƯƠNG I 15
    TỔNG QUAN VỀ HƯƠNG SƠN 15
    1.1. Địa lý, cảnh quan. 15
    1.2. Dân cư, kinh tế - xã hội 17
    1.2.1. Dân cư 17
    1.2.2. Kinh tế - xã hội 17
    1.2.3. Đánh giá chung 19
    1.3. Quá trình hình thành và hoạt động du lịch lễ hội ở Hương Sơn 20
    CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI NHÂN VĂN Ở HƯƠNG SƠN 22
    2.1. Những vấn đề về du lịch sinh thái 22
    2.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái 22
    2.1.2. Đặc trưng của du lịch sinh thái 24
    2.1.3. Một số loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam 25
    2.2. Điều kiện để tổ chức hoạt động du lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn 25
    2.2.1. Tiềm năng du lịch 25
    2.2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn 28
    2.2.3. Khả năng khai thác tiềm năng cho hoạt động du lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn 30
    2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch ở Hương Sơn 32
    2.3.1. Hiện trạng tổ chức quản lý 32
    2.3.2. Hiện trạng khách du lịch 33
    2.3.3. Hiện trạng lực lượng lao động 35
    2.3.4. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật 36
    2.3.5. Hiện trạng doanh thu và nộp ngân sách 38
    2.3.6. Hiện trạng các tuyến, điểm và chương trình du lịch. 39
    2.4. Cộng đồng dân cư ở Hương Sơn với hoạt động du lịch sinh thái nhân văn. 40
    2.4.1. Vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư ở Hương Sơn với hoạt động du lịch sinh thái nhân văn. 40
    2.4.2. Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn. 50
    KẾT LUẬN 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...