Luận Văn Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học, thăm dò hoạt tính sinh học của cây Chóc máu (Salacia chinens

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học, thăm dò hoạt tính sinh học của cây Chóc máu (Salacia chinensis) họ Dây gối (Celastraceae) ở Việt Nam


    MỞ ĐẦU
    Các hợp chất thiên nhiên đặc biệt là các hợp chất có hoạt tính sinh học đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Chúng được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, các chất bảo vệ và điều tiết sinh trưởng thực vật và là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm.
    Việc chiết tách các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính và biến đổi cấu trúc hoá học của chúng để có được những hợp chất có hoạt tính mong muốn cao hơn là con đường rất có hiệu quả trong việc tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học phục vụ con người.
    Việt Nam có một thảm thực vật rất phong phú và đa dạng, theo ước tính có khoảng hơn 12000, trong đó có đến 3830 loài được dùng làm thuốc (chiếm khoảng 14-18% trong tổng số 21000 loài cây làm thuốc đã biết trên thế giới) []. Song, phần lớn chúng chưa được điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Do vậy, chúng ta chưa đặt được kế hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ một cách hợp lý.
    Trong họ Dây gối Celastraceae, Salacia là một chi lớn và phân bố khá rộng rãi. Thực vật thuộc chi này đã được nghiên cứu khá nhiều và từ rất lâu trên thế giới, đây là chi có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu về thực vật thuộc chi này. Chóc máu có tên khoa học là Salacia chinesis, chi Salacia, họ Celastraceae. Cây mọc rải rác trong rừng thứ sinh, rừng thưa. Nhân dân ta dùng cây này để chữa viêm khớp, phong thấp, đau lưng mỏi bắp, cơ thể suy nhược, .
    Cho đến nay loài Salacia chinensis ở Việt Nam chỉ mới được sử dụng trong dân gian. Về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học thì chưa có một công trình nào nghiên cứu. Theo xu hướng phát triển của thế giới, đồng thời để phù hợp với tiềm năng thực vật nước ta, đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học, thăm dò hoạt tính sinh học của cây Chóc máu (Salacia chinensis) họ Dây gối (Celastraceae) ở Việt Nam.”Nhằm góp phần tìm hiểu tiềm năng khai thác và sử dụng loài cây hữu ích này

    MỞ ĐẦU
    PHẦN I TỔNG QUAN
    1.1. Khái quát về thực vật và tình hình nghiên cứu chi Salacia họ Celastraceae
    1.1.1. Thực vật học chi Salacia
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu chi Salacia
    1.2. Đặc điểm thực vật và vài nét về tình hình nghiên cứu cây Chóc máu (Salacia chinensis)
    1.2.1. Đặc điểm thực vật cây Chóc máu
    1.2.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu trên thế giới
    1.3. Khái quát lớp chất triterpen
    1.3.1. Cấu trúc hoá học
    1.3.1.1. Định nghĩa và quá trình nghiên cứu
    1.3.1.2. Các dạng phổ biến của triterpen
    1.3.1.3. Sinh tổng hợp triterpen
    1.3.2. Sinh tổng hợp
    1.3.2.1. Sự đóng vòng của squalen epoxit trong chuỗi thuyền – ghế – thuyền – ghế.
    1.3.2.2. Sự đóng vòng của squalen epoxit trong chuỗi ghế-ghế-ghế-thuyền
    1.3.2.3. Sự đóng vòng của squalen trong các chuỗi ghế- ghế- ghế- ghế- ghế, ghế- ghế- ghế- ghế-thuyền và ghế-thuyền-ghế- ghế-thuyền
    1.3.2.4. Sự đóng vòng của squalen một cách đồng thời từ hai đầu
    1.3.3. Hoạt tính sinh học
    1.3.3.1. Hoạt tính chống u và ung thư
    1.3.3.3. Hoạt tính kháng virut, kháng khuẩn
    1.3.3.4. Miscellaneous
    PHẦN II THỰC NGHIỆM
    2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    2.1.1. Mẫu thực vật
    2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
    2.1.2.1. Thu hái và xử lý mẫu thực vật
    2.1.2.2. Các phương pháp sắc ký để phân lập các hợp chất từ dịch chiết
    2.1.2.3. Các phương pháp xác định cấu trúc của những chất phân lập được
    2.1.2.4. Phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định các dịch chiết
    2.2. Chiết mẫu thực vật
    2.2.1. Dịch chiết metanol
    2.3. Thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết
    2.4. Phân lập và tinh chế các chất từ cành cây Chóc máu
    2.4.1. Sơ đồ chiết tách và phân lập chất
    2.4.2. Phân lập chất từ dịch chiết n-hexan
    2.4.2.1. Phân đoạn VII
    2.4.2.2. Phân đoạn X
    2.4.2.3. Phân đoạn XIII
    PHẦN III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Mẫu thực vật
    3.2. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết từ cành cây Chóc máu.
    3.3. Phân lập và xác định cấu trúc các chất từ dịch chiết n-hexan của cành cây Chóc máu
    3.3.1. Phân lập chất
     
Đang tải...