Thạc Sĩ Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học của lá cây Đơn tướng quân ( Syzygium formosum Wall) họ Myrtac

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    MỞ ĐẦU




    Nền y dược học cổ truyền ở Việt Nam đã có từ bao đời nay, hiện nay vẫn được coi là một hệ thống kho báu duy nhất có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ và phòng chống các loại dịch bệnh phục vụ cho nhân dân.
    Từ nhiều thế kỷ nay, những chế phẩm y học cổ truyền được coi như một kho tàng dược liệu quí báu. Đảng và Nhà nước đã xây dựng một chiến lược phát triển y học cổ truyền trong đó y tế phối hợp với các ngành khoa học tự nhiên, các tổ chức xã hội nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển nhằm xây dựng nền y dược học Việt Nam ngày càng khoa học hiện đại nhằm nâng cao tính khoa học và phát huy y học cổ truyền trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
    Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên được thừa hưởng nguồn thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng sinh học với nhiều loài dược liệu quí. Các hợp chất thiên nhiên thể hiện hoạt tính sinh học rất phong phú và là một trong những định hướng để con người có thể tổng hợp tìm ra nhiều loại thuốc mới chống lại các bệnh hiểm nghèo, các chất bảo quản thực phẩm cũng như các chế phẩm phục vụ nông nghiệp có hoạt tính cao mà không ảnh hưởng đến môi sinh.
    Việc sử dụng các loại thuốc thảo dược theo cách cổ truyền hay từ các hợp chất nguồn gốc tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền y học. Chế phẩm thảo dược dù chỉ có một loại dược liệu nhưng lại là hỗn hợp của nhiều hợp chất khác nhau và trong mọi trường hợp hầu hết đều chưa xác định rõ hoạt chất của từng chất. Vì vậy, những bài thuốc sử dụng thảo dược là đối tượng để cho các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ về bản chất các hoạt chất có trong cây cỏ thiên nhiên. Từ đó định hướng cho việc nghiên cứu, chiết xuất để tìm ra các loại thuốc mới hay bằng con đường tổng hợp để tạo ra những chất có hoạt chất trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Chính vì vậy việc nghiên cứu thành phần hóa học từ những cây cỏ thiên nhiên có một ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.

    Gần đây, việc nghiên cứu và chiết xuất thành công axit shikimic từ cây Hồi Lạng sơn (Illicium verum), đó là nguyên liệu chính để sản xuất tamiflu (oseltamivir photphat) làm thuốc trị dịch cúm gia cầm H5N1, hay như chè Mallotus từ cây Ngũ gia bì (Mallotus apellta) trong việc hỗ trợ và điều trị ung thư ở Việt Nam Những kết quả nói trên có phần đóng góp xứng đáng của các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành như sinh học, hoá học, công nghệ học v.v .

    Tiếp tục theo hướng nghiên cứu nói trên, cây Đơn tướng quân có tên khoa học Syzygium formosum Wall họ Myrtaceae thuộc loại thực vật của Việt nam, lại là cây thuốc dân gian nên được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này. Cây Đơn tướng quân mới được nghiên cứu sơ bộ về tác dụng dược học cho biết lá cây có tác dụng kháng sinh mạnh. Theo kinh nghiệm dân gian lá cây có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng [4], chữa mẩn ngứa, các chứng viêm họng cấp và mạn, chữa viêm bàng quang [2].

    Nhằm đóng góp một phần hiểu biết thêm về thành phần hóa học của cây thuốc dân gian, đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học của lá cây Đơn tướng quân ( Syzygium formosum Wall) họ Myrtaceae ở Thái Nguyên” là nội dung chính của luận văn.


    MỤC LỤC Trang



    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Danh mục chữ viết tắt dùng trong luận văn
    Danh mục các hình, bảng và sơ đồ
    Mở đầu 1
    Chương 1 Tổng quan

    1.1. Khái quát về các thực vật chi Syzygium 3
    1.2. Những nghiên cứu hóa thực vật về chi Syzygium 5
    1.2.1. Các hợp chất acetophenon 5
    1.2.2. Các biflorin 8
    1.2.3. Các hợp chất flavonoit 9
    1.2.3.1. Hợp chất flavanon 9
    1.2.3.2. Các hợp chất flavonoit 10
    1.2.4. Các hợp chất chalcon 12


    1.2.5. Các hợp chất triterpenoid 13
    1.2.5.1. Triterpen khung oleanan 13
    1.2.5.2. Triterpen khung ursan 15
    1.2.5.3. Triterpen khung lupan 16
    1.2.6. Các hợp chất khác 17
    1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các thực vật Syzygium 20
    1.3.1. Những nghiên cứu về cây Syzygium formosum trong nước 20
    1.3.2. Cây Syzygium formosum Wall (Đơn tướng quân, Trâm 21
    chụm ba)
    1.3.2.1.Đặc điểm thực vật học, phân bố 21
    1.3.2.2. Đặc điểm sinh thái 21
    1.3.3. Những ứng dụng của cây Syzygium formosum Wall trong y 22
    học cổ truyền Việt Nam



    Chương 2. Phần thực nghiệm 23
    2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23



    lý mẫu

    2.1.1. Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử 23


    2.1.2. Thử hoạt tính sinh học 26



    chiết

    2.1.3. Phương pháp nghiên cứu, phân lập các hợp chất từ dịch 26

    2.1.4. Phương pháp khảo sát cấu trúc hóa học các chất 27

    2.2. Dụng cụ hóa chất và thiết bị nghiên cứu 27
    2.3. Thu nhận các dịch chiết từ cây Syzygium formosum Wall 28
    2.3.1. Thu nhận các dịch chiết 28
    2.3.2. Khảo sát định tính các dịch chiết 30


    2.3.3. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định 33
    2.4. Phân lập và tinh chế các chất 35
    2.4.1. Cặn dịch chiết n – hexan 35
    2.4.2. Cặn dịch chiết etylaxetat 37
    Chương 3. Thảo luận kết quả nghiên cứu 43
    3.1. Phát hiện các nhóm chất và thử hoạt tính sinh học dịch chiết 43
    của cây Syzygium formosum Wall
    3.2. Phân lập và nhận dạng các chất từ dịch chiết 44

    Kết luận 77
    Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn 78
    Tài liệu tham khảo 79
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...