Luận Văn Bước đầu nghiên cứu sử dụng BC làm vật liệu kết dính

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trên thế giới, Acetobacter xylinum đã được nghiên cứu rất nhiều theo hướng sử dụng BC làm vật liệu mới trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống. Các kết quả đạt được cho thấy tiềm năng ứng dụng độc đáo trong các lĩnh vực khác nhau như: thực phẩm, y học, dược phẩm, mỹ phẩm, khoa học vật liệu, xử lý môi trường
    Phế liệu nông lâm nghiệp là vấn đề lớn trong xử lý chất thải, gây ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay một số công ty và nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng phế liệu để sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị cho đời sống, một trong số các sản phẩm đó là ván ép. Tuy nhiên do công nghiệp sản xuất ván ép vẫn còn dùng loại keo kết dính hữu cơ gây độc cho sức khỏe công nhân và ảnh hưởng đến môi trường nên cần thiết nghiên cứu thay thế loại keo hữu cơ thông thường bằng loại keo có khả năng kết dính cao nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe con người và môi trường sống. Quan sát thấy cellulose vi khuẩn có những tính chất đặc biệt như độ bền sợi cellulose cao, khả năng giữ nước tốt và có tính kết dính,
    chúng tôi sử dụng BC để thử nghiệm khả năng là chất kết dính tạo sản phẩm kết dính từ phế liệu nông nghiệp và hướng tới ứng dụng trong sản xuất ván ép.
    Tên đề tài: “Bước đầu nghiên cứu sử dụng BC làm vật liệu kết dính”.
    Mục tiêu nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu thử nghiệm để khảo sát khả năng
    sử dụng cellulose vi khuẩn do vi khuẩn Acetobacter xylinum tạo ra làm tác nhân kết dính
    trong sản xuất ván ép và vật liệu cố định enzyme.
    Nội dung nghiên cứu:
    - Khảo sát đặc điểm sinh học của Acetobacter xylinum
    - Sử dụng BC làm tác nhân kết dính xơ dừa và mùn cưu.
    - Tạo màng BC kết hợp celite cố định enzyme.
    ------------------------------------------------------
    MỤC LỤC


    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Các từ viết tắt
    Danh mục bảng và danh mục hình
    Chương 1: Mở đầu
    Chương 2: Tổng quan
    2.1. Các vi sinh vật sản sinh Bacterial Cellulose (BC).
    2.2. Sơ lược về vi khuẩn Acetobacter Xylinum
    2.2.1. Phân loại
    2.2.2. Đặc điểm về hình thái
    2.2.3. Đặc điểm về sinh lý
    2.2.4. Đặc điểm về hóa sinh
    2.2.5. Đặc điểm về Cellulose vi khuẩn
    2.3. Sinh tổng hợp BC
    2.4. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình tạo BC
    2.4.1. Lên men bề mặt
    2.4.2. Lên men chìm
    2.4.3. Ảnh hưởng của phương pháp lên men
    2.4.4. Ảnh hưởng bởi nhiệt độ
    2.4.5. Ảnh hưởng bởi pH
    2.4.6. Ảnh hưởng bởi Oxy
    2.4.7. Ảnh hưởng bởi nguồn dinh dưỡng
    2.5. Ứng dụng của BC
    2.5.1. Ứng dụng BC trong công nghiệp mỹ phẩm
    2.5.2. Ứng dụng BC trong y học
    2.5.3. Ứng dụng BC trong thực phẩm
    2.5.4. Ứng dụng BC trong công nghệ sản xuất giấy
    2.5.5. Ứng dụng BC trong sản xuất audio
    2.5.6. Ứng dụng BC trong công nghiệp
    2.5.7. Ứng dụng BC trong công nghiệp làm ván ép
    2.6. Tổng quan về enzyme
    2.6.1. Khái niệm về enzyme
    2.6.2. Enzyme cố định
    Chương 3: Vật liệu và phương pháp
    3.1. Vật liệu, hóa chất, dụng cụ và môi trường
    3.1.1. Vật liệu
    3.1.2. Hóa chất
    3.1.3. Dụng cụ
    3.1.4 Môi trường
    3.2. Phương pháp thí nghiệm
    3.2.1 Phương pháp DNS
    3.2.2 Phương pháp Bradford
    3.2.3 Các công thức tính toán
    3.3. Nội dung thí nghiệm
    3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát các đặc tính sinh học của A. xylinum
    3.3.2. Thí nghiệm 2:Thử nghiệm trong quá trình lên men BC để kết dính vật liệu xơ dừa và mùn cưa
    3.3.3. Thí nghiệm 3: Sử dụng BC lên men tĩnh (S-BC) làm chất kết dính vật liệu xơ dừa và mùn cưa
    3.3.4. Thí nghiệm 4: Tạo màng BC kết hợp celite cố định enzyme
    3.3. Phương pháp thí nghiệm
    Chương 4: Kết quả và bàn luận
    4.1. Kết quả khảo sát đặc tính sinh học của A.xylinum
    4.1.1. Kiểm tra vi thể
    4.1.2. Kiểm tra đại thể
    4.2. Kết quả khảo sát quá trình nhân giống
    4.3. Kết quả khảo sát quá trình lên men tĩnh tạo BC để làm chế phẩm kết dính với xơ dừa và mùn cưa
    4.4. Kết quả khảo sát trong quá trình lên men BC kết dính với xơ dừa và mùn cưa
    4.5. Kết quả sử dụng BC làm chất kết dính vật liệu xơ dừa và mùn cưa.
    4.5.1. Kết quả đối với độ bền nén
    4.5.2. Kết quả đối với độ bền kéo
    4.5.3. Kết quả đối với vị trí đứt cách tâm
    4.5.4. Kết quả đối với góc uốn cong
    4.5.5. Kết quả đối với tỷ lệ ngậm nước
    4.6. Kết quả tạo màng mỏng BC kết hợp celite cố định enzyme Termamyl,
    enzyme AMG và hỗn hợp enzyme Termamyl với AMG
    4.6.1. Kết quả hiệu suất cố định protein
    4.6.2. Kết quả hiệu suất thủy phân của các chế phẩm enzyme cố định
    4.6.3. Kết quả khảo sát sự rửa trôi của các chế phẩm enzyme cố định qua các
    lần tái sử dụng
    4.6.4. Kết quả khảo sát tái sử dụng của các cp enzyme cố định
    Chương 5: Kết luận và đề nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phục lục
    -----------------------------------------------------
    GVHD: PGS.TS Nguyễn Thúy Hương - Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...