Luận Văn Bước đầu nghiên cứu Quỹ môi trường địa phương. Đề xuất hình thành Quỹ môi trường quốc gia

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bước đầu nghiên cứu Quỹ môi trường địa phương. Đề xuất hình thành Quỹ môi trường quốc gia


    Môi trường với các chức năng là không gian sống, là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho mọi quá trình sản xuất và là nơi chứa chất thải của mọi hoạt động sống trên Trái đất, có tầm quan trọng rất lớn đối với con người. Trong khoảng thời gian hàng nghìn năm, con người đã sống dựa vào môi trường thiên nhiên mà không nhận biết được rằng, đến một lúc nào đó, mọi nguồn tài nguyên đều có thể cạn kiệt và môi trường có thể bị phá huỷ. Cho đến khi con người nhận thức được điều đó, chất lượng của môi trường đã suy giảm nghiêm trọng. Các vấn đề môi trường không chỉ còn tồn tại ở một địa phương, một quốc gia hay một khu vực, mà với tính chất không biên giới, môi trường đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Vì vậy, các quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung đang dành sự quan tâm lớn đối với vấn đề môi trường, kết hợp các nỗ lực chung để khôi phục và cải thiện chất lượng môi trường nhằm duy trì cuộc sống bền vững cho con người trên cả hành tinh.
    Môi trường nước ta cũng không nằm ngoài nguy cơ môi trường chung của cả thế giới. Bảo vệ môi trường nhằm mục đích phát triển bền vững đã trở thành quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu môi trường đã được lồng ghép trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống các công cụ quản lý môi trường cũng đã được nghiên cứu và sử dụng, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả quản lý cao. Với mục đích nghiên cứu mô hình Quỹ môi trường địa phương, từ đó kiến nghị xây dựng mô hình Quỹ môi trường quốc gia - thể chế tài chính nhằm huy động nguồn vốn cho các mục đích môi trường, tôi đã quyết định chọn đề tài tốt nghiệp:
    “Bước đầu nghiên cứu Quỹ môi trường địa phương. Đề xuất hình thành Quỹ môi trường quốc gia”.Trong khuôn khổ nội dung và phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
    - Khái quát tình hình môi trường toàn cầu và Việt Nam;
    - Hệ thống hoá các công cụ quản lý môi trường. Đề cập đến công cụ kinh tế và chú trọng cơ chế tài chính Quỹ môi trường;
    - Nghiên cứu Quỹ môi trường Hà Nội;
    - Định hướng hình thành mô hình Quỹ môi trường ở Việt Nam.
    Với mục tiêu như trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích và đưa ra những đề xuất.

    MỤC LỤC​Trang​Phần mở đầu . 4
    Nội dung
    CHƯƠNG I- MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 6
    I- Môi trường và phát triển bền vững 6
    1. Môi trường . 6
    1.1. Khái niệm môi trường 6
    1.2. Thực trạng môi trường 7
    2. Phát triển bền vững 11
    2.1. Khái niệm phát triển bền vững 11
    2.2. Tiếp cận phát triển bền vững ở Việt Nam . 13
    II- Quản lý Nhà nước về môi trường . 16
    1. Khái niệm 16
    2. Các công cụ quản lý Nhà nước về môi trường . 17
    2.1. Chiến lược và chính sách bảo vệ môi trường 17
    2.2. Công cụ pháp lý . 18
    2.3. Công cụ kinh tế 21
    2.3.1. Ngân sách BVMT (Quỹ BVMT) . 22
    2.3.2. Các loại thuế 22
    2.3.3. Các loại phí, lệ phí . 23
    III- Quỹ môi trường . 25
    1. Khái niệm - phân loại . 25
    2. Nguồn hình thành QMT . 26
    3. Chức năng và nhiệm vụ của QMT 28
    4. Cơ chế giải ngân 28
    5. Một số bài học kinh nghiệm . 29

    CHƯƠNG II- QUỸ MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG – NGHIÊN CỨU ĐIỂM QUỸ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI . 34
    I- Quỹ môi trường địa phương . 34
    1. Cơ sở của việc hình thành Quỹ môi trường 34
    1.1. Cơ sở thực tiễn . 34
    1.2. Cơ sở pháp lý . 35
    2. Mục đích của việc thành lập QMT địa phương . 35
    3. Đặc điểm hoạt động QMT địa phương . 37
    3.1. Nguồn hình thành QMT địa phương 38
    3.2. Cơ cấu tổ chức của Quỹ . 39
    3.3. Quy trình ra quyết định . 41
    3.4. Các hình thức giải ngân . 41
    II- Quỹ môi trường Hà Nội 42
    1. Giới thiệu chung 42
    2. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ . 44
    3. Tổ chức quản lý của Quỹ . 44
    4. Quy trình xét duyệt dự án 47
    5. Các hình thức giải ngân 49
    III- Hoạt động thực tiễn của quỹ môi trường Hà Nội . 50
    1. Những hoạt động đã tiến hành 50
    1.1. Hoạt động đầu tư 51
    1.2. Các hoạt động khác 52
    2. Ưu điểm 54
    3. Những hạn chế cần khắc phục 55

    CHƯƠNG III- ĐỀ XUẤT HÌNH THÀNH QUỸ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA . 56
    I- Sự cần thiết hình thành Quỹ môi trường quốc gia 56
    II- Những thuận lợi và khó khăn của việc thành lập Quỹ môi trường quốc gia. 58
    1. Thuận lợi . 58
    2. Khó khăn 59
    III- Mô hình Quỹ môi trường quốc gia . 61
    1. Mục tiêu của Quỹ môi trường quốc gia . 62
    2. Nguồn tài chính cho Quỹ môi trường quốc gia 63
    3. Phương thức sử dụng và quản lý nguồn vốn 65
    4. Đối tượng được vay vốn từ QMT quốc gia . 66
    5. Cơ chế giải ngân 67

    Kết luận và kiến nghị 68
    Danh mục tài liệu tham khảo . 70
     
Đang tải...