Luận Văn Bước đầu nghiên cứu nồng độ yếu tố hoại tử u alpha TNFa (Tumor Necrosis Factor-alpha) trong huyết th

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt Vấn Đề
    Viêm tụy cấp là bệnh cấp tính thường gặp trên lâm sàng, tỷ lệ mắc VTC cho đến nay thực sự chưa được biết rõ. Theo thống kê ở Mỹ, năm 1987 đã có 108.000 trường hợp phải nhập viện do VTC trong đó 2201 tử vong [48].
    Ở Việt Nam bệnh có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.Trong 2 năm 2000 và 2001 tại Khoa Tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai có 180 bệnh nhân bị VTC, cùng thời gian đó tại bệnh viện Việt Đức có 74 trường hợp phải mổ do VTC [14].
    Bệnh diễn biến phức tạp, khó tiên lượng và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như : suy đa phủ tạng, chảy máu, nhiễm trùng.
    Tại hội thảo quốc tế ở Atlanta (1992) đã thống nhất chia VTC làm 2 thể:
    - Viêm tụy cấp thể phù nề (VTC nhẹ) được đặc trưng bởi viêm tổ chức kẽ và phù nề với hoại tử lớp mỡ quanh tụy nhưng các tế bào đảo tụy vẫn được bảo tồn.
    - Viêm tụy cấp hoại tử (VTC nặng) được đặc trưng bởi sự phá hủy các tế bào đảo tụy, có thể tiến triển nặng hơn nữa bằng VTC xuất huyết biểu hiện bằng chảy máu ở trong tụy và sau phúc mạc [8], [28].
    Tỷ lệ tử vong thường cao trong VTC hoại tử đặc biệt khi vùng hoại tử bị nhiễm trùng. Các nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ tử vong trong VTC nói chung khoảng 4-7%, trong khi tử lệ tử vong trong VTC hoại tử có thể lên tới 50%. Bệnh nhân VTC có thể tử vong ở 2 giai đoạn [31], [62].
    - Tử vong sớm (xảy ra trong 1-2 tuần đầu) thường do suy đa phủ tạng.
    - Tử vong muộn thường do biến chứng nhiễm trùng ở tụy hoặc toàn thân.
    Trong thực hành lâm sàng, việc sớm nhận biết được mức độ nặng và tiên lượng VTC là rất cần thiết để đưa ra biện pháp điều trị thích hợp từ đó làm hạn chế tỷ lệ tử vong.
    Cho đến nay, nhiều phương pháp đã được sử dụng để đánh giá mức độ nặng, nhẹ và tiên lượng VTC như: đánh giá dựa vào lâm sàng, dựa vào các bảng điểm Ranson, Imrie (Glassgow), hệ thống điểm APACHE II. Gần đây chụp cắt lớp vi tính được sử dụng nhiều trong tiên lượng VTC [48].
    Tuy nhiên các phương pháp trên không có phương pháp nào tỏ ra tối ưu. Ngay từ khi các phương pháp này ra đời tới nay đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá, so sánh các phương pháp này với nhau và các kết quả thu được rất khác nhau [39], [48], [52], [53].
    Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân VTC có sự tăng các cytokin tiền viêm trong máu, tăng phản ứng của các tế bào bạch cầu và các tế bào nội mô mạch máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng suy đa phủ tạng, hoại tử, nhiễm trùng trong VTC nặng.
    TNFa là một cytokin tiền viêm mạnh, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng TNFa tăng lên trong VTC và có liên quan đến mức độ nặng nhẹ của bệnh [29], [36], [38], [49]. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về cytokin này trong VTC . Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Bước đầu nghiên cứu nồng độ yếu tố hoại tử u alpha TNFa (Tumor Necrosis Factor-alpha) trong huyết thanh bệnh nhân viêm tụy cấp, nhằm hai mục tiêu sau:
    1. Tìm hiểu nồng độ TNFa trong huyết thanh bệnh nhân VTC.
    2. Đối chiếu giữa nồng độ TNFa với mức độ nặng nhẹ của VTC theo phân loại của Imrie và Balthazar.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...