Tiểu Luận Bước đầu nghiên cứu những lợi ích của việc cải tạo hệ thhống môi trường sông Tô Lịch và xác định mức

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC CẢI TẠO HỆ THỐNG MÔI TRƯỜNG SÔNG TÔ LỊCH VÀ XÁC ĐỊNH MỨC PHÍ HUY ĐỘNG TRONG DÂN CHO VIỆC CẢI TẠO ĐÓ
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Thành phố Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của cả nước, là một trong ba đỉnh tam giác kinh tế quan trọng của Bắc Bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, diện tích thành phố là 921 km2, với dân số trên 2700 nghìn người. Hiện nay, vấn đề cấp bách của Thủ đô là hiện tượng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước thải. Hệ thống thoát nước Hà Nội là hệ thống cống chung với tổng chiều dài 170km trên 220km đường. Như vậy có tới hơn 50km đường không có hệ thống thoát nước. Hơn nữa, do hệ thống thoát nước nhiều nơi đã quá cũ nên về mùa mưa hiện tượng ngập úng thường xuyên xảy ra , gây nên những vấn đề nghiêm trọng không chỉ với tài sản mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân, là điều kiện thuận lợi cho các ổ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phát sinh. Do Hà Nội chưa có trạm xử lý nước thải, nếu có thì cũng hoạt động chưa hiệu quả, nên nước thải của các nhà máy, bệnh viện, xí nghiệp đổ trực tiếp vào hệ thống cống chung và hệ thống sông hồ. Như vậy, hệ thống thoát nước Hà Nội vừa thiếu lại vừa không đồng bộ. Đây chính là vấn đề môi trường lớn nhất gây nguy hiểm cho sức khỏe cho người dân.


    Sông Tô Lịch với chiều dài 14,4km, là 1 trong 4 con sông thoát nước chính ở Hà Nội , là sông chính tiếp nhận nước thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện trong địa bàn Thủ đô. Nhưng hiện nay con sông này đang bị ô nhiễm nặng. Sự quá tải rác thải là nguyên nhân chính gây ra ngăn cản dòng chảy, làm lòng sông bị thu hẹp đáng kể, sinh thái dưới nước nghèo đi, số lượng và chất lượng các loài thuỷ sinh vật giảm rõ rệt. Do đó, việc đánh giá thực trạng ô nhiễm sông Tô Lịch do các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt gây ra đã trở thành vấn đề cấp bách, đặc biệt khi Hà Nội đang phát triển thành một thủ đô văn minh, hiện đạị. Nguồn nước sông Tô Lịch bị ô nhiễm trầm trọng dẫn đến tình trạng ảnh hưởng tới đời sống của dân cư hai bên bờ. Cải thiện được vấn đề này cần có nguồn vốn rất lớn. Nếu nguồn vốn đó được đầu tư từ chính phủ là chủ yếu thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hiệu quả trong quá trình quản lí và sử dụng do sự xuất hiện của một số người ăn theo, chủ yếu là bộ phận dân cư ở hai bên bờ. Vì vậy, sự kết hợp giữa vốn của Nhà nước và nguồn vốn huy động từ dân để cải tạo sông Tô Lịch là phương án có tính khả thi và bền vững.


    Những thực tiễn được trình bày ở trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu những lợi ích của việc cải tạo hệ thhống môi trường sông Tô Lịch và xác định mức phí huy động trong dân cho việc cải tạo đó”.


    Mục tiêu nghiên cứu


    Phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên CVM là một phương pháp còn rất mới mẻ nên việc tiếp cận và sử dụng phương pháp này trong các dự án chưa nhiều. Một trong những mục tiêu chính của đề tài của chúng tôi khi lựa chọn đề tài này là muốn vận dụng những lý thuyết đã được học vào thực tế nhằm tăng khả năng nắm bắt một phương pháp hiệu quả, đưa ra một mô hình về mặt lý thuyết của phương pháp này ở một khía cạnh khác.


    Mục tiêu thực tế của đề tài cải tạo sông Tô Lịch là mang lại lợi ích trực tiếp cho những người dân sống hai bên bờ sông nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.Bên cạnh đó đề tài cũng nhằm một mục đích xa hơn là mang lại một nguồn thu đáng kể cho Nhà nước đóng góp vào công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá của đất nước.


    Phạm vi nghiên cứu


    Sự ô nhiễm của sông Tô Lịch có ảnh hưởng rất lớn đến sinh đời sống và sản xuất của toàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là các khu dân cư sống sát hai bên bờ sông.Đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi chỉ đề cập đến việc thu phí của những khu dân cư này để cải tạo môi trường sông Tô Lịch mang lại lợi ích thiết thực cho họ. Lý do khiến chúng tôi chọn phạm vi này bởi những hộ gia đình sống sát hai bên sông là những người chịu tác động trực tiếp của ô nhiễm môi trường đồng thời họ cũng là những người đầu tiên được hưởng lợi khi môi trường được cải tạo.
    Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM theo phương cách phỏng vấn và phát phiếu điều tra các gia đình tại địa điểm môi trường cần nghiên cứu.
    - Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng.


    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề 1
    Chương I: Phương pháp luận 3
    1. Khái niệm 3
    1.1. Phí 3
    1.2. Tổng giá trị kinh tế (TEV) 3
    2. Nguyên tắc 4
    2.1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) 4
    2.2. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP) 5
    3. Phương pháp 5
    3.1. Phân tích chi phí-lợi ích (CBA) 5
    3.2. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) 6
    4. Các thông số cơ bản 7
    4. 1. Các thông số cơ bản 7
    4.2. Các chỉ tiêu tính toán 8
    Chương II: Thực trạng môi trường khu vực 11
    1. Vị trí địa lý và tình trạng ô nhiễm nước của thành phố Hà Nội: 11
    1.1. Vị trí địa lý 11
    1.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước : 11
    2. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 13
    3. Thực trạng ô nhiễm của sông Tô lịch 14
    Chương III: Phân tích chi phí lợi ích cải tạo môi trường hệ thống sông Tô Lịch 20
    1. Nội dung các phương án 20
    1.1. Phương án cơ sở 20
    1.2. Phương án đề xuất 20
    2. Khái toán chi phí 21
    2.1. Chi phí đầu tư ban đầu 21
    3. Phương pháp xác định mức phí 22
    3.1. Cơ sở xác định mức phí 22
    3.2. Đánh giá chung 23
    4. Phương pháp xác định mức phí 24
    4.1. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn I 25
    4.2. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn II 27
    4.3. Đối với tình huống nâng chất lượng nước từ mức ô nhiễm hiện tại lên mức nước tương ứng với giai đoạn III 28
    5. Tính phí thực tế 29
    5.1. Tính phí thực tế cho phương án cải tạo nước sông lên mức nước tương ứng với giai đoạn I của dự án 29
    5.2. Tính phí thực tế cho phương án cải tạo nước sông lên mức nước tương ứng với giai đoạn II của dự án 30
    5.3. Tính phí thực tế cho phương án cải tạo nước sông lên mức nước tương ứng với giai đoạn III của dự án 30
    6. So sánh 3 mức cải tạo 30
    7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến WTP 30
    7.1. Mối Quan hệ giữa wtp và Chi tiêu 30
    7.2. Mối quan hệ giữa WTP và Trình_độ 32


    Kiến nghị 34
    Kết Luận 35
     
Đang tải...