Luận Văn Bước đầu nghiên cứu nhân nhanh cây Nưa (Amorphophallus sp) trong ống nghiệm để bảo tồn và phục vụ sả

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Nưa là một loại cây thường được trồng ở các quốc gia Đông Á như là một cây lương thực và thực phẩm. Ở nước ta, Nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được người dân nhiều địa phương đem về trồng cũng đã lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế . Củ Nưa có nhiều tinh bột mịn ăn ngon hơn sắn nên trước đây nhân dân ta trồng nhiều để lấy củ làm lương thực ăn thay cơm, bẹ lá nấu canh hay muối để dành làm thức ăn như dưa trong những tháng thiếu rau xanh cho người hoặc chế biến thức ăn cho gia súc. Trong củ Nưa có chứa glucomannan, đây là một polysaccharide hòa tan trong nước. Nó có khả năng làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu, giảm cân, thúc đẩy hoạt động đường ruột và tăng cường chức năng miễn dịch. Glucomannan cũng được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
    Cây Nưa không chỉ có giá trị về mặt thực phẩm mà còn có ý nghĩa trong việc chống xói mòn đất. Thực trạng hiện nay, diện tích rừng nước ta đang ngày càng bị thu hẹp, việc khai thác tài nguyên rừng bừa bãi, sự đa dạng sinh học bị phá vỡ, nhiều nguồn gen thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Cùng với thực tế là ngày nay đời sống con người ngày càng nâng cao, nhiều người không còn nghĩ đến một loài cây dân dã nhưng lại có nhiều giá trị to lớn như cây Nưa. Hơn nữa hiện nay những nghiên cứu về cây Nưa chưa nhiều, chính vì vậy việc quan tâm đến cây Nưa là một việc làm cần thiết để có thể nhân giống và bảo tồn giống cây Nưa.
    Ngày nay, kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật là một trong những kỹ thuật rất quan trọng của công nghệ sinh học thực vật. Những thành tựu mà nuôi cấy mô và tế bào thực vật đạt được đã chứng tỏ khả năng ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhân nhanh và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm. (Lê Trần Bình và CS, 1997)
    Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu nhân nhanh cây Nưa (Amorphophallus sp) trong ống nghiệm để bảo tồn và phục vụ sản xuất”.
    1.2. Mục đích và yêu cầu
    1.2.1. Mục đích
    Xây dựng quy trình hoàn chỉnh để nhân nhanh và bảo tồn in vitro cây Nưa.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Xây dựng được qui trình nhân cây Nưa trong ống nghiệm với hệ số nhân chồi cao, chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ .
    - Cây con nuôi cấy từ ống nghiệm phát triển tốt ở giai đoạn nhà lưới và vườn ươm.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhị, Lê Thị Muội (1997), Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    2. Lê Xuân Đắc, Hà Hồng Hải, Đào Thị Thu Hà, Nguyễn Thanh Danh, Lê Thị Xuân, Nông Văn Hải, Lê Trần Bình (2004). Nhân nhanh và bảo tồn cây Màng tang (Litsea verticillata) được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Cúc Phương bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, Tạp chí Công nghệ sinh học, 2(4): 479-486.
    3. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam, tập 2(2), NXB Montréal. 528.
    4. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Bảo tồn nguồn gen cây trồng, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
    5. Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé (2006), Phân loại học thực vật, NXB Đại học Sư Phạm.
    6. Nguyễn Đức Thành (2000), Nuôi cấy mô t ế bào thực vật nuôi cấy và ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    7. Đỗ Năng Vịnh (2005), Công nghệ tế bào thực vật ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    8. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp (2005), Công nghệ sinh học (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
    9. Lê Thị Xuân, Schemluck M, Mai Văn Trì (1996), Cây Thông đỏ Lâm Đồng (Taxus walli chiana) một nguồn nguyên liệu quý để sản xuất các thuốc chữa ung thư nhóm Taxoid, Tạp chí hóa học, 34(1), Tr.80-81.
    10. Võ Châu Tuấn, Huỳnh Minh Tư, Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Ba kích, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng - Số 5(40).2010, 191-196).
    11. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học. 526-527.

    Tài liệu tiếng nước ngoài:
    12. Chun-Lin Long, Heng Li, Zhiqin Ouyang, Xiangyun Yang, Qin Li and Bruce Trangmar (2003), Strategies for agrobiodiversity conservation and promotion: a case from Yunnan, China Biodiversity and Conservation, 12(6): 1145-1156.
    13. Hejnowicz Z, Barthlott W (2005). Structural and mechanical peculiarities of the petioles of leaves of Amorphophallus (Araceae). Am. J. Bot. 92(3): 391-403.
    14. Jianbin Hu, Jianwu Li (2008), Morphogenetic pathway in petiole derived callus of Amorphophallus albus in vitro. Acta Physiologiae Plantarum, 30: 389-393.
    15. Suzuki H, Oomizu S, Yanase Y, Onishi N, Uchida K, Mihara S, Ono K, Kameyoshi Y, Hide M (2010), Hydrolyzed Konjac glucomannan suppresses IgE production in mice B cells. Int Arch Allergy Immunol, 152(2):122-30.
    16. Tamura M, Tsushida T, Shinohara K (2005), Konjac Glucomannan Consumption May Enhance Equol Production in Mice. Food Science and Technology Research, 11(4): 376-379.
    17. Geoge EF (1993), Plant propagation by tissue culture (2), Exegetics Ltd, Edin.
    18. Daniel Lineberger R. (1980), Tissue culture of woody plants, Texas A&M University, College Station.
    19. Ning-Zhen Huang, Chuan-Ming Fu, Zhi-Guo Zhao, Feng-Luan Tang, Feng Li (2007), Tissue culture and rapid proliferation of Morinda officinalis How, Botany, Guangxi Zhuangzu Autonomous Region and the Chinese Academy of Sclences, Guilin 541006, China.
    20. Wei LJ, Lu P and Su WP (2006), Tissue culture and rapid propagation of Morinda officinalis How, Plant Physilogy Comunication, 42 (3), pages 475.
    21. Nandi SK, Kumar A, and Palni L M S (2002), Role of plant tissue culture in biodiversity conservation and economic development, Gyanodaya Prakashan.
    22. Balaraju K, Agastian P, Preetamraj JP, Arokiyaraj S, Ignacimuthu S (2008), Micropropagation of Vitex agnus catus (Verbenaceae) - A valuable medicinal plant. In Vitro Cellular & Development Biology - Plant, 44(5):436 - 441.
    23. Mukherjee A, RoyChowdhury B (2008), In vitro Propagation of Aloe Vera sp. TIG Research Journal, 1(2): 116 - 119.
    24. Nishritha B, Sanjay S (2008), In vitro propagation of high value medicinal plant: Asparagus racemosus Willd, In vitro cellular & Developmental Biology – Plant, 44(6): 525 - 532.
    25. Park SU, Kim YK, Lee SY (2009), Improved in vitro plant regeneration and micropropagation of Rehmannia glutinosa L. Journal of Medicinal Plants Research, 3(1): 031 - 034.
    26. Arora R, Bhojwani SS (1989), In vitro propagation and low temperature storage of Saussurea lappa CB Clarke - An endangered medicinal plant. Plant Cell Rep, 8: 44- 47.
    27. Rout R, Das G, Samantaray S, Das P (2001), In vitro micropropagation of Lawsonia inermis (Lythraceae). Publication: Revista de Biologia Tropical.
    28. Havens K, Guerrant E, Maunder M (1999), Strategies for survival: Ex situ plant conservation. Report of a research symposium held at the Chicago Botanic Garden, BG Journal, 3(3).
    29. Marzio L, Del Bianco R, Donne MD, Pieramico O, Cuccurullo F (August 1989). "Mouth-to-cecum transit time in patients affected by chronic constipation: effect of glucomannan". Am. J. Gastroenterol. 84 (8): 888-91
    30. Passaretti S, Franzoni M, Comin U, et al. (1991). "Action of glucomannans on complaints in patients affected with chronic constipation: a multicentric clinical evaluation". Ital J Gastroenterol 23 (7): 421-5.
    31. Walsh DE, Yaghoubian V, Behforooz A (1984). "Effect of glucomannan on obese patients: a clinical study"), (Arvill A, Bodin L (March 1995). "Effect of short-term ingestion of konjac glucomannan on serum cholesterol in healthy men”
    32. Gallaher DD, Gallaher CM, Mahrt GJ, et al. (October 2002). "A glucomannan and chitosan fiber supplement decreases plasma cholesterol and increases cholesterol excretion in overweight normocholesterolemic humans”
    33. Chen HL, Sheu WH, Tai TS, Liaw YP, Chen YC (February 2003). "Konjac supplement alleviated hypercholesterolemia and hyperglycemia in type 2 diabetic subjects-a randomized double-blind trial"
    34. Murashige T, Skoog F (1962), A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures, Physiol Plant, 15: 475 - 497.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...