Luận Văn Bước đầu nghiên cứu nhân giống in vitro sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu)

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Cây thuốc Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Việc sử dụng nguồn tài
    nguyên quý giá này để phòng ngừa chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con
    người đã có một quá trình lịch sử hàng ngàn năm và ngày càng được chú ý
    quan tâm hơn trong xã hội hiện đại.
    Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đang phát triển rất mạnh và dần
    trở thành một ngành sản xuất mang hiệu quả kinh tế cao. Công nghệ này đã
    giúp tạo ra được một số lượng lớn cây trồng đồng nhất trong một thời gian
    ngắn, duy trì các tính trạng tốt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực chất, nuôi
    cấy mô tế bào thực vật là một bước tiến bộ vượt bậc về chất của các phương
    pháp nhân giống vô tính cổ điển như giâm cành, chiết, ghép, tách dòng Nói
    cách khác, nuôi cấy mô đã biến những phương pháp cổ điển đó thành những
    phương thức hoàn toàn mới về chất mà phương pháp cổ điển không thể vượt
    qua [10].
    Trong những năm gần đây, nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
    đã áp dụng thành công cho nhiều loại cây. Đối với những loại cây trồng có giá
    trị thương mại lớn, kỹ thuật nuôi cấy mô đã đem lại những hiệu quả kinh tế
    hết sức rõ rệt. Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một ngành khoa học có nhiều
    triển vọng, được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực kinh tế.
    Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) thuộc họ Gừng
    (Zinggiberaceae) chi Amomum, là một loại dược liệu rất quý, chuyên trị các
    bệnh đường ruột, kém tiêu hóa và dung làm gia vị, hương liệu. Sa nhân được
    dùng nhiều trong nước và được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
    Sa nhân là loại thuốc quý được sử dụng nhiều trong y học phương
    Đông, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều tiên và một số
    quốc gia khác. Hạt sa nhân còn được dùng làm gia vị, tinh dầu hạt sa nhân




    2
    cũng được dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm để sản xuất nước hoa, dầu gội đầu và
    xà phòng thơm.
    Sa nhân tím phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và một số tỉnh thuộc
    khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, là một loại cây ưa bóng và mọc xen giữa
    nhiều cây khác. Sa nhân trong tự nhiên phát triển rất mạnh. Mỗi năm cứ đến
    vụ người ta lại vào rừng hái quả sa nhân đem di bán. Với giá 8.000 - 10.000
    đ/kg quả sa nhân tươi, sau khi phơi là 150.000 - 200.000 đ/kg quả khô thì sau
    trồng 2 năm đã cho thu nhập 6 - 8 triệu đồng/ha và những năm tiếp theo còn
    cao hơn [15].
    Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do nạn phá
    rừng, do triệt hạ rừng tự nhiên để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp
    như: trồng rừng cao su, trồng rừng keo, trồng sắn . đã làm thu hẹp phân bố
    của cây sa nhân, làm giảm trầm trọng năng suất, sản lượng hằng năm, ảnh
    hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và đời sống của hộ gia đình vùng núi.
    Trước thực trạng đó nếu chúng ta không kịp thời khoanh vùng, bảo vệ,
    trồng mới và có những biện pháp tích cực thì nguồn gen quý giá này cũng dần
    bị mất đi.
    Nhân giống sa nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ tạo ra được một
    sản lượng lớn cây giống sạch bệnh phục vụ cho sản xuất, khắc phục được
    những khó khăn trong việc bảo tồn nguồn gen, cung cấp cây giống, giúp cho
    người dân chủ động được mùa vụ không phải mất diện tích trồng cũng như
    chi phí lưu trữ giống. Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hàh dề tài
    : " Bước đầu nghiên cứu nhân giống in vitro sa nhân tím (Amomum
    longiligulare T.L.Wu).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...