Chuyên Đề Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài Voọc dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Cát Bà

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ BẢO TỒN LOÀI VOỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do lựa chọn đề tài


    Là một trong những quốc gia đang phát triển với hàng loạt những ưu tiên cho phát triển kinh tế, Việt Nam không tránh khỏi những mâu thuẫn mà các quốc gia khác thường gặp phải, đó là những vấn đề môi trường nảy sinh khi các chỉ số kinh tế tăng vọt. Cùng với sự phát triển về kinh tế đó là vấn đề sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lý gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, ở Việt Nam hầu như tất cả các thành phố có hoạt động công nghiệp phát triển đều đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Trước tình trạng đáng báo động đó thì việc tìm giải pháp, hướng đi phù hợp và mang lại hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết.


    Một trong những hình thức quản lý môi trường thu được hiệu quả cao là quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (Community – Based Environment Manager – CBEM). Mô hình này là một phương tiện cho người dân trong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định. Quá trình này đưa ra một giới hạn đầy đủ về các bên tham gia, từ đó phá vỡ những rào cản giữa các bên liên quan và đưa ra những mục tiêu rõ ràng, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào quá trình quản lý và xác lập khả năng tự trị. Do đó, đây là một cơ chế quan trọng cho sự tham gia từ đó tạo hiệu quả cao trong việc xây dựng năng lực quản lý của chính quyền địa phương.


    Hiện nay, mô hình quản lý này đã và đang được áp dụng ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Các mô hình này qua thực tế đã thể hiện nhiều ưu điểm mà công tác quản lý nhà nước không đạt được. Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, như các mô hình quản lý bảo tồn, mô hình thu gom rác tại các phường, xã .


    Ở Việt Nam, mô hình người dân tham gia vào hoạt động quản lý môi trường không phải là hiếm thấy nhưng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng theo đúng nghĩa của nó thì không nhiều. Cần thiết có sự nghiên cứu, tìm hiểu những hình thức mà người dân tham gia vào quản lý môi trường ở nước ta và thực trạng áp dụng hình thức quản lý này.


    Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng nhằm bảo vệ loài Voọc đầu trắng ở Vườn quốc gia Cát Bà là một mô hình tiêu biểu, điển hình cho hình thức quản lý này. Mô hình này đang được áp dụng ở Vườn quốc gia Cát Bà và đang tỏ ra là rất hiệu quả và có nhiều ưu việt, xứng đáng được nghiên cứu xem xét để các vùng khác học tập kinh nghiệm, và quảng bá rộng dãi.


    Vì vậy trong khuôn khổ của luận văn em quyết định lựa chọn đề tài “Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài Voọc dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Cát Bà


    2. Mục tiêu nghiên cứu.


    Trên cơ sở nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
    - Đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý dựa vào cộng đồng
    - Nghiên cứu và phân tích, mô hình quản lý bảo tồn loài Voọc đầu trắng dựa vào người dân ở Vườn quốc gia Cát Bà.
    - Đánh giá những thành tựu, những tồn tại, khó khăn thuận lợi mà mô hình gặp phải và đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình.


    3.Phương pháp nghiên cứu.


    -Tổng hợp tài liệu, số liệu, phân tích , đánh giá.
    - Khảo sát thực địa.


    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.


    - Về không gian địa điểm nghiên cứu: Vườn quốc gia Cát Bà bao gồm cả vùng lõi và vùng đệm, thời điểm nghiên cứu là năm 2006.


    5. Nội dung nghiên cứu.


    Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng và thực trạng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.
    Chương II: Nghiên cứu mô hình quản lý dựa vào cộng đồng nhằm bảo tồn loài Voọc đầu trắng ở Vườn quốc gia Cát Bà.
    Chương III: Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.


    M ỤC L ỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM 4
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG. 4
    1.1.1 Một số khái niệm. 4
    1.1.2 Vai trò của người dân trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. 7
    1.1.3 Các nguyên tắc trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. 8
    1.1.4 Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM). 11
    1.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM. 17
    1.2.1 Cơ sở của việc áp dụng mô hình quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam. 17
    1.2.2 Các mô hình quản lý môi trường quản lý môi trường dựa vào cộng đồng hiện có ở Việt Nam. 17
    1.2.2.1 Mô hình cam kết bảo vệ môi trường. 17
    1.2.2.2 Mô hình tổ chức tự quản xử lý ô nhiễm môi trường. 18
    1.2.2.3 Mô hình lồng ghép xoá đói giảm nghèo với BVMT. 19
    1.2.2.4 Các phong trào tình nguyện . 19
    1.2.2.5 Mô hình BVMT trong sản xuất công nghiệp. 20
    1.2.3 Những thuận lợi trong việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. 21
    1.2.4 Những khó khăn trong việc áp dụng mô quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. 22
    1.2.5 Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trong thời gian vừa qua. 23
    1.2.6 Những tồn tại trong hoạt động quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. 27


    CHƯƠNG II:NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐẦU TRẮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VƯỜN QUÔC GIA CÁT BÀ. 29
    2.1 GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ. 29
    2.1.1 Lịch sử hình thành vườn. 29
    2.1.2 Điều kiện tự nhiên. 30
    2.1.2.1 Vị trí địa lí. 30
    2.1.2.2 Địa hình. 31
    2.1.2.3 Khí hậu thuỷ văn. 32
    2.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội. 33
    2.1.3.1 Hiện trạng dân cư. 33
    2.1.3.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng . 34
    2.1.3.3 Hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội. 34
    2.1.4 Các giá trị và vai trò của Vườn quốc gia Cát Bà. 37
    2.1.4.1 Các giá trị của vườn quốc gia Cát Bà. 37
    2.1.4.2 Vai trò của Vườn quốc gia Cát Bà. 38
    2.1.5 Giới thiệu về loài voọc đầu trắng tại vườn quốc gia Cát Bà. 38
    2.2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ TRƯỚC KHI CÓ DỰ ÁN 39
    2.2.1 Thực trạng quản lý tại Vườn quốc gia Cát Bà. 39
    2.2.2 Những vấn đề trong việc bảo tồn mà Vườn quốc gia Cát Bà gặp phải trước khi có dự án. 41
    2.2.2.1 Tình hình thực tế mà loài Voọc đầu trắng tại vườn đang gặp phải. 41
    2.2.2.2 Các hoạt động quy hoạch sử dụng đất. 43
    2.2.2.3 Các hoạt động du lịch ở Cát Bà. 44
    2.2.2.4 Ý thức của người dân về việc bảo tồn . 45
    2.3 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH QUẢN LÝ BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐẦU TRẮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ. 46
    2.3.1 Giới thiệu về dự án . 46
    2.3.1.1 Bối cảnh của dự án. 46
    2.3.1.2 Thành viên chính thức tham gia dự án. 47
    2.3.2 Nghiên cứu mô hình quản lý . 48
    2.3.2.1 Mục tiêu mô hình hướng tới. 48
    2.3.2.2. Các hoạt động được tiến hành để thực hiện các mục tiêu đó. 49


    CHƯƠNG III:ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP,KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG. 58
    3.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH 58
    3.1.1 Đánh giá hiệu quả trực tiếp. 58
    3.1.2 Hiệu quả gián tiếp của mô hình. 61
    3.1.3 Những tồn tại từ mô hình cần giải quyết. 62
    3.2 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN MÀ MÔ HÌNH GẶP PHẢI. 66
    3.2.1 Thuận lợi. 66
    3.2.2 Khó khăn. 67
    3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH. 68
    3.3.1 Một số giải pháp. 68
    3.3.2. Một số kiến nghị 73


    KẾT LUẬN 74
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
     
Đang tải...