Luận Văn Bước đầu nghiên cứu loài nấm dùi trống Leucocoprinus cepaestipes (Sow. Fr.) Pat. phát hiện ở vườn qu

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Bước đầu nghiên cứu loài nấm dùi trống Leucocoprinus cepaestipes (Sow. Fr.) Pat. phát hiện ở vườn quốc gia Cát Tiên



    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU .vii
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU TÀI LIỆU 1
    1.1 Tổng quan các loài nấm thực phẩm hiện nay 1
    1.2 Tài nguyên nấm Việt Nam và sự cần thiết phát triển các loài nấm thực phẩm mới 5
    1.3 Tổng quan về chi Leucocoprinus Pat 8
    1.3.1 Các đặc diểm chi Leucocoprinus .8
    1.3.2 Khóa phân loại một số loài trong chi Leucocoprinus 10
    1.3.2.1 Leucocoprinus cepaestipes( Sow.: Fr.) .12
    1.3.2.2 Leucocoprinus cretaceus( Bull.: Fr) 15
    1.3.2.3 Leucocoprinus birnbaumii(Corda) 17
    1.3.2.4 Leucocoprinus ianthinus( Cooke Ø Sacc.) .19
    1.3.2.5 Leucocoprinus brebissonli .21
    1.3.2.6 Leucocoprinus cygneus(J. Lange) .22
    1.3.2.7 Leucocoprinus straminellus(Bagl.) .23
    1.3.2.8 Leucocoprinus heinemanniii 25
    1.4 Giá trị các loài trong chi Leucocoprinus 26
    CHƯƠNG II: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .28
    2.2 NGUYÊN VẬT LIỆU .28
    2.2.1 Vật liệu .28
    2.2.2 Thiết bị và dụng cụ 28
    2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .29
    2.3.1 Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển tơ nấm trên môi trường thạch 29
    2.3.2 Khảo sát sự phát triển của hệ sợi nấm trên môi trường hạt .30
    2.3.3 Khảo sát sự phát triển của tơ nấm trên môi trường mùn cưa .31
    2.3.4 Thí nghiệm tiến hành thử độc sơ cấp .33
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
    iii
    3.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ HÌNH THÁI GIẢI PHẪU 34
    3.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỐC ĐỘ LAN TƠ NẤM TRÊN MÔI TRƯỜNG THẠCH36
    3.2.1 Tốc độ lan tơ của sợi nấm trên môi trường 1 .37
    3.2.2 Tốc độ lan tơ của sợi nấm trên môi trường 2 .39
    3.2.3 Tốc độ lan tơ của sợi nấm trên môi trường 3 .40
    3.2.4 So sánh tốc độ lan tơ của nấm Leucocoprinus cepaestipestrên 3 môi trường41
    3.3 KHẢO SÁT TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN HỆ SỢI TRÊN MÔI TRƯỜNG HẠT 42
    3.4 KHẢO SÁT TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN HỆ SỢI NẤM TRÊN GIÁ THỂ MÙN CƯA 44
    3.5 KẾT QUẢ THỬ ĐỘC TRÊN CHUỘT .49
    3.6 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH DINH DƯỠNG 50
    CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
    KẾT LUẬN .52
    ĐỀ XUẤT Ý KIẾN: 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .54
    PHỤ LỤC 55
    PHỤ LỤC 55
    iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1: Thành phần giá trị dinh dưỡng có trong nấm .2
    Bảng 1.2: Tóm tắt các đặc điểm các loại nấm trồng phổ biến hiện nay 4
    Bảng 2.1: Thành phần môi trường 1 .29
    Bảng 2.2: Thành phần môi trường 2 .29
    Bảng 2.3: Thành phần môi trường 3 .30
    Bảng 2.4: Thành phần môi trường mùn cưa dinh dưỡng 4% 32
    Bảng 2.5: Thành phần môi trường mùn cưa dinh dưỡng 7% 32
    Bảng 2.6: Thành phần môi trường mùn cưa dinh dưỡng 12% 32
    Bảng 3.7: Bảng thành phần dinh dưỡng của nấm Leucocoprinus cepaestipes .50
    Bảng 3.8: So sánh thành phần dinh dưỡng của nấm Leucocoprinus cepaestipesvới
    một số loại nấm thực phẩm phổ biến hiện nay. 50
    v
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 3.2: Hình thái phiến nấm .35
    Hình 3.3: Hình thái bào tử . 35
    Hình 3.4: Hình thái đảm bào tử 35
    Hình 3.5: Giống nấm sau 8 ngày phân lập .37
    Hình 3.6: Đĩa thạch sau 4 ngày nuôi cấy . 37
    Hình 3.7: Đĩa thạch sau 12 ngày nuôi cấy . 37
    Hình 3.8: Tốc độ phát triển của tơ nấm trên môi trường 1 38
    Hình 3.9: Đĩa thạch sau 4 ngày nuôi. . 39
    Hình 3.10: Đĩa thạch sau 12 ngày nuôi. . 39
    Hình 3.11: Tốc độ lan tơ trên môi trường 2 .39
    Hình 3.12: Tơ nấm sau 4 ngày nuôi cấy 40
    Hình 3.13: Tơ nấm sau 12 ngày nuôi cấy 40
    Hình 3.14: Sự phát triển tơ nấm trên môi trường 3 .41
    Hình 3.15: So sánh tốc độ phát triển tơ nấm trên 3 môi trường 42
    Hình 3.16: Tơ nấm khi lan đầy bình thóc .43
    Hình 3.17: Sự phát triển của tơ nấm trên môi trườnghạt thóc 43
    Hình 3.18: Tơ nấm lan đầy bịch cọng mì .45
    Hình 3.19: Tốc độ lan tơ trên giá thể mùn cưa. .45
    Hình 3.20: Bịch phôi đầy tơ .47
    Hình 3.21: Các giai đoạn hình thành quả thể nấm Leucocoprinus cepaestipes. .47
    vi
    KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
    L - number of lamellae: số lượng phiến nấm.
    l - number of lamellulae between two lamellae: số lượng phiến phụ.
    Q - quotient of length and width or breadth: tỉ lệ chiều dài và chiều rộng.
    Qav - average quotient: tỉ lệ trung bình.
    Var. - variety: sự đa dạng.
    Et al. - et alli: cộng sự.
    vii
    LỜI MỞ ĐẦU
    Nấm là loại thực phẩm bổ dưỡng được sử dụng từ xa xưa. Bên cạnh những
    loài nấm có giá trị cao còn có các loại nấm độc gâychết người. Ngày nay, vẫn có
    nhiều loại nấm chưa được biết đến và nghiên cứu, nấm dùi trống Leucocoprinus
    cepaestipeslà một trong những loài nấm ấy. Chi Leucocoprinusđã đươc nghi nhận
    có ở miền Bắc và Trung Việt Nam với khoảng 7 loài (Trịnh Tam Kiệt, 1998). Tuy
    nhiên các miêu tả chuẩn và mẫu vật chuẩn còn nhiều khiếm khuyết, mới chỉ có ghi
    nhận trong danh lục mà hầu như chưa có các các tài liệu mô tả về hình thái, hiển vi
    của các loài nấm này ở Việt Nam.
    Nhiều loài trong chi Leucocoprinusđược xác định là không có độc tố, có thể
    sử dụng làm thực phẩm và dược liệu có tác dụng kháng các tế bào ung thư do trong
    đó có một hoạt chất sinh học gọi là birnbaumin A and B được phát hiện có trong
    loài Leucocoprinus birnbaumii(Corda) Singer. Đây là một nghiên cứu đã được
    công bố.
    Birnbaumin A (R=H) and B (R=OH).
    Đề tài này nghiên cứu loài nấm leucocoprinus cepaestipes(sow.: fr.) Pat.
    phát hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên, đây là một loàinấm mới bổ sung cho khu hệ
    nấm lớn Việt Nam. Mục đích đề tài nhằm bổ sung các giữ liệu cần thiết về đặc điểm
    phân loại, giá trị, độc tính đồng thời tiến hành nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm
    loài nấm này trên các giá thể tổng hợp, góp phần tạo ra các chủng nấm ăn mới có
    giá trị cho Việt Nam.
    1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU TÀI LIỆU
    1.1 Tổng quan các loài nấm thực phẩm hiện nay
    Từ xa xưa nấm đã được truyền tụng như một món ăn quý, là thức ăn của vua
    chúa. Ngày nay giá trị của loại sản phẩm này càng tăng lên nhờ những chứng minh
    của khoa học về dinh dưỡng và khả năng trị bệnh củachúng. Ngoài ra do nuôi trồng
    chủ động, nấm cũng trở thành thức ăn phổ biến rộng rãi. Hiện nay, đã ghi nhận
    khoảng trên 1 triệu loài nấm trong đó có hơn 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên
    cứu nuôi trồng. Đặc biệt, có những loài có giá trịthương mại rất cao, như nấm nữ
    hoàng (Dictyophara duplicata). Loài nấm được trồng nhiều nhất trên thế giới là
    nấm mỡ Agaricus bisporusvà A. bitorquisvới hơn 70 nước nuôi trồng. So với các
    loại nông sản khác thì giá của một số loại nấm thông dụng như: nấm rơm, bào ngư,
    nấm mèo, nấm đông cô không thua kém, nếu không muốn nói là hơn hẳn nhiều
    loại rau trái.[1]
    Hầu hết những loài nấm được nuôi trồng và sử dụng rộng rãi hiện nay ngoài
    đặc điểm ăn ngon, còn chứa nhiều chất đường, nhất là các nguyên tố khoáng và
    vitamin.
    2
    Bảng 1.1: Thành phần giá trị dinh dưỡng có trong nấm ( trích Sổ tay hướng
    dẫn trồng nấm, Lê Duy Thắng - Trần Văn Minh, nhà xuất bản nông nghiệp TP
    Hồ Chí Minh). [3]
    LOẠI NẤM Thành phần
    (/100g nấm khô) Nấm
    rơm
    Nấm mèo Nấm bào
    ngư
    Nấm đông

    Nấm mỡ
    Nước 90.10 87.10 90.80 91.80 88.70
    Protein thô 21.2 7.7 30.4 13.4 23.9
    Carbonhydrat(g) 58.6 87.6 57.6 78.0 60.1
    Béo (g) 40.1 0.8 2.2 4.9 8.0
    Xơ (g) 44.1 14.0 9.8 7.3 8.0
    Tro (g) 40.1 3.9 9.8 3.7 8.0
    Canxi (mg) 71.0 239 33 98 71.0
    Phospho (mg) 677 256 1348 476 912
    Sắt (mg) 47.1 64.5 15.2 8.5 8.8
    Natri (g) 374 72 837 61 106
    Kali (g) 345.5 984 3793 0 2850
    Vitamin B1 (mg) 4.2 0.2 4.8 7.8 8.9
    Vitamin B2 (mg) 3.3 0.6 4.7 4.9 3.7
    Vitamin PP (mg) 91.9 4.7 108.7 54.9 42.5
    Vitamin C (mg) 20.2 0 0 0 26.5
    Năng lượng (kcal) 369 347 345 392 381
    Mặc dù nhiều thành phần khác nhau nhưng nói chung nấm cung cấp nhiều
    dinh dưỡng cho cơ thể, mà không gây hậu quả bất lợinhư đạm của động vật hay
    đường hoặc bột của thực vật. Ngoài ra, nấm còn chứanhững hoạt chất sinh học có
    thể giúp phòng ngừa và diều trị bệnh như: acid folic, retine, leutinan Nấm còn
    chứa muối natri tốt cho những người bị bệnh viêm thận hoặc suy tim có biến chứng
    phù. Nhiều công trình nghiên cứu về y học xem nấm như là một loại thuốc có khả
    3
    năng phòng chống bệnh ung thư. Có thể nói nấm là loài thực phẩm tốt cho con
    người. [3]
    Nấm được sản xuất nhiều ở các nước công nghiệp do áp dụng kỹ thuật tiên
    tiến, năng suất được nâng cao. Thí dụ như nấm mỡ, với cách trồng công nghiệp và
    bằng dàn kệ thì 1m
    2
    đất có thể thu 60 kg nấm tươi cho 1 vụ. Đối với châu Âu, trồng
    nấm trở thành ngành công nghiệp, các khâu trong quátrình nuôi trồng đều được cơ
    khí hóa hoặc tự động hóa. Vì vậy, người ta có thể tính gần như chính xác lời lỗ,
    cũng như hiệu quả của việc nuôi trồng nấm. Ở châu Á, Nhật là nước đi đầu trong
    việc đưa máy móc vào qui trình trồng nấm. Nhiều nhàmáy với những dây chuyền
    gần như tự động hóa và sản lượng nấm có thể lên tới hàng chục ngàn tấn năm. Phần
    lớn các nước châu Á còn lại và nhất là các nước Đông Nam Á trồng nấm mang tính
    thủ công, lệ thuộc nhiều vào thời tiết nên tỉ lệ rủi ro cao. [1]
    Nước ta là một nước nông nghiệp, có nhiều điều kiệnphát triển cho nghề
    trồng nấm. Điều kiện cơ bản quyết định khả năng nuôi trồng nấm ở nước ta là cơ
    chất, nhiệt độ, độ ẩm, giống, công nghệ nuôi trồng.Về cơ chất, Việt Nam là một
    nước nông nghiệp nhiệt đới, vì vậy cơ chất giàu chất xơ (cellulose) dùng để nuôi
    trồng nấm rất phong phú như rơm rạ, cỏ khô, thân ngô, dây lạc, lõi ngô, mùn cưa,
    gỗ vụn, gỗ cành, bông phế thải, khô dầu Về giống và công nghệ, các nhà khoa
    học đã có trong tay một số lượng khá phong phú các giống nấm và công nghệ nuôi
    trồng thông qua quá trình tự nghiên cứu hoặc trao đổi quốc tế. Lực lượng lao động
    dồi dào và giá công lao động rẻ, tính trung bình một lao động nông nghiệp mới chỉ
    dùng đến 30 - 40% quỹ thời gian, chưa kể đến lao việc lao động phụ đều có thể
    tham gia trồng nấm được. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên ở nước ta rất thích hợp cho
    nấm phát triển. Cả hai nhóm nấm: ưa nhiệt độ cao vàưa nhiệt độ thấp đều trồng
    được ở Việt Nam. Tùy vào từng địa phương và nguyên liệu có sẵn mà chọn loại
    nấm trồng thích hợp. Khí hậu miền Nam nước ta thích hợp trồng nấm rơm quanh
    năm (Volvariella volvacea), nhiều loài nấm sò hay còn gọi là nấm bào ngư
    (Pleurotus spp), mộc nhĩ hay còn gọi nấm mèo ( Auricularia spp.). Riêng vùng núi
    cao (Đà Lạt ) có thể trồng một số loài nấm ưa lạnh như các vùng núi miền Bắc
    4
    nước ta vào mùa đông. Miền Bắc vào mùa mùa hè có thể trồng một số loại nấm như
    ở miền Nam, nhưng về mùa đông có thể trồng nấm mỡ (Agaricus bisporus,
    Agaricus biforquis ), nấm sò đông (Pleurotus ostreatus), ngân nhĩ (Tremella spp.),
    nấm kim châm (Flammulina velutipes), nấm đầu khỉ (Hericium erinaceus). Chọn
    loài nấm trồng thích hợp cho từng vùng, từng miền cần căn cứ vào yêu cầu của từng
    loài nấm về nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của hệ sợi nấm và sự hình thành
    quả nấm. [2]
    Bảng 1.2: Tóm tắt các đặc điểm các loại nấm trồng phổ biến hiện nay (theo
    thứ tự từ dễ đến khó). (Trích Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, Lê Duy Thắng -
    Trần Văn Minh, nhà xuất bản nông nghiệp TP Hồ Chí Minh). [ 3 ]


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Nguyễn Lân Dũng (2002): Công nghệ trồng nấm, tập 1, 2, nhà xuất bản
    nông nghiệp Hà Nội.
    2. Lê Duy Thắng (2006): Kỹ thuật trồng nấmtập 1, Nhà xuất bản nông
    nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
    3. Lê Duy Thắng - Trần Văn Minh (1998): Sổ tay hướng dẫn trồng nấm,
    Nhà xuất bản nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
    4. Trịnh Tam Kiệt (2001), Danh lục thực vật Việt Nam, Nxb. Khoa học kỹ
    thuật, Hà Nội.
    Tiếng Anh:
    5. M. E. Noordeloos, TH. W. Kuyper, & E. C. Vellinga (2001): Flora
    agaricina neerlandica, A.A. Balkema Publisher, Tokyo.
    6. Trinh Tam Kiet (1998): Preliminary checklist of macrofungi of Vietnam,
    Feddes repertorium, 109, 257 – 277, Berlin
    7. Bartsch A, Bross M, Spiteller P, Spiteller M, Steglich W, Birnbaumii A
    and B: Two anusual 1-hydroxyindole pigments from the “flower pot parasol”
    Leucocoprinus birnbaumii, Angrew Chem Int Edit. 2005 44 ( 19) : 2957-9
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...