Luận Văn Bước đầu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống lan Kim tuyến (Anoectochilus setaseus. Blume) tại vườn ươm t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Với địa hình chia cắt phức tạp, trải dài trên nhiều vĩ độ địa lý, đã tạo cho Việt Nam có nhiều kiểu rừng với những đặc trưng về đa dạng sinh học. Trong hầu hết các kiểu rừng ở Việt Nam ngoài thành phần các loài gỗ còn có rất nhiều lâm sản ngoài gỗ. Đó không chỉ là nguồn thu nhập của cư dân sống gần rừng mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu. Để quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng, Việt Nam đã thiết lập được 129 khu rừng đặc dụng, với tổng diện tích hơn 2,3 triệu ha, chiếm 11,8% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 6,7% tổng diện tích đất tự nhiên; trong đó có 29 vườn quốc gia với diện tích gần 1 triệu ha, 62 khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích 1,2 triệu ha và 38 khu rừng bảo vệ cảnh quan với diện tích hơn 100 ngàn ha.
    Hiện nay, có khoảng 30/64 tỉnh có hoạt động gây trồng và thu hái lâm sản ngoài gỗ, trong đó diện tích thu hái từ rừng tự nhiên gần 1,2 triệu ha và gây trồng gần 500.000 ha. Các loài cây chủ yếu được gây trồng hoặc thu hái là Tre trúc, Song mây, Thông lấy nhựa, Quế, Hồi, Thảo quả, Bời lời đỏ . nhưng các hoạt động thu hái này vẫn còn mang tính tự phát, phân tán, chưa có quy hoạch, kỹ thuật giống và lâm sinh còn lạc hậu.
    Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaseus. Blume) là một loài lan quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam thuộc nhóm thực vật cấm khai thác, gồm khoảng 40-50 giống trong đó có khoảng 25 giống mọc suốt từ Hy Mã lạp sơn, Thái lan, Nam Trung Hoa, Đài Loan, Tân Tây Lan và Châu Úc. Đây là một loại thảo dược có giá trị rất lớn, được thị trường thu mua với giá cao (trên 300.000đ/kg), ngoài ra Lan Kim tuyến cũng được dùng làm cảnh vì hình dạng lá và hoa tương đối đẹp.
    Ở Việt Nam chúng phân bố ở Lào Cai, Tam Đảo, Quảng Trị, Kom Tum, Gia Lai, Sơn La, Yên Bái . mọc rải rác trong rừng núi đá vôi, nơi ẩm, dọc theo khe suối, ở độ cao 1.200 - 1.800m.
    Khu bảo tồn thiên nhiên Copia - huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là nơi có sự phân bố tự nhiên của lan Kim tuyến (ở những khu rừng già, nơi có độ dày tầng mùn trên 20cm, trên những cây gỗ mục tại độ cao trên 1000m). Hiện nay Lan Kim tuyến mới chỉ được thu hái từ tự nhiên mà chưa được gây trồng rộng rãi, do bị khai thác quá mức, khả năng tái sinh trong tự nhiên rất thấp, đặc biệt là những nơi môi trường sinh thái bị tàn phá nên số lượng loài Lan này ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ bị tuyệt chủng nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ, gây trồng hợp lý.
    Nghiên cứu nhân giống Lan Kim tuyến thành công là một việc làm cấp thiết góp phần bảo vệ nguồn gen quý hiếm, giảm nguy cơ bị tuyệt chủng do đang bị khai thác qua mức, đồng thời mang lại nguồn lợi lớn từ lâm sản ngoài gỗ cho người dân địa phương.
    Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, tôi tiến hành thực hiện khóa luận:
    Bước đầu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống lan Kim tuyến (Anoectochilus setaseus. Blume) tại vườn ươm trường Đại học Tây Bắc, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La



    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền (2000), Thực vật rừng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
    2. Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh (1997), Trồng rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    3. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ (2003), Lâm học, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
    4. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2002), Giống cây rừng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
    5. Ngô Kim Khôi (1998), Thống kê toán học trong Lâm nghiêp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    6. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (2005), Sinh thái rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    7. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Thẩm (2000), Sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    8. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết quả thực nghiệm trong Lâm nghiệp trên máy vi tính bằng Excel, trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai – Hà Tây.
    9. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (2001), Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
    11. www.hoalanvietnam.org
    12. www.google.com
    13. http://Bentre.gov.vn/index.php
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...