Luận Văn Bước đầu nghiên cứu hoạt động du lịch Trekking tại vườn quốc gia Hoàng Liên theo quan điểm du lịch s

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU. .1
    1. Lý do chọn đề tài. 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2
    3. Ý nghĩa của đề tài. .2
    4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. .2
    5. Phạm vi nghiên cứu . .4
    6. Cấu trúc của khóa luận . .4
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH TREKKING THEO QUAN
    ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI. 5
    1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH TREKKING. .5
    1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI. .13
    1.3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH TREKKING THEO QUAN ĐIỂM DU
    LỊCH SINH THÁI. .1 5
    CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TREKKING TẠI
    VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN. .2 0
    2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN. .20
    2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ
    PHÁT TRIỂN DU LỊCH TREKKING. .21
    2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN
    VĂN. 2 9
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TREKKING TẠI
    VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN. .4 0
    3.1 NGUỒN NHÂN LỰC. .40
    3.2 CÔNG TÁC QUẢN LÍ. 4 1
    3.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ. .42
    3.4 LƯỢNG KHÁCH VÀ DOANH THU. .4 6
    3.5 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁCH DU LỊCH TỚI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG
    LIÊN. .48
    3.6 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DU LỊCH TREKKING DƯỚI GÓC ĐỘ DU
    LỊCH SINH THÁI. .5 2
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    TREKKING TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN. 6 8
    4.1 GIẢI PHÁP QUẢN LÍ. 3 .68
    4.2 XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ VẬT CHẤT KĨ THUẬT.
    4.1 GIẢI PHÁP QUẢN LÍ. 68
    4.2 XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ VẬT CHẤT KĨ THUẬT. 68
    4.3 XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH TREKKING CÓ CHẤT LƯỢNG,
    ĐA DẠNG VÀ ĐẶC THÙ. 69
    4.4 TĂNG CƯỜNG QUẢNG BÁ VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH TREKKING
    TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN. 70
    4.5 TĂNG CƯỜNG DIỄN GIẢI, GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG. . 70
    4.6 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ BẢO TỒN. . 72
    4.7 NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA
    CỘNG ĐỒNG. . 73
    PHẦN KẾT LUẬN. 74
    4




    Bước đầu nghiên cứu hoạt động du lịch Trekking tại vườn quốc gia Hoàng Liên
    theo quan điểm du lịch sinh thái
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Bắt nhịp cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, Du lịch
    đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu lượng khách, thu nhập, tỷ
    trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của Du lịch trong nền kinh tế quốc
    dân. Không thể phủ nhận, Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế,
    xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn
    hóa, bảo tồn môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng.
    Trong thời gian tới, để Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như
    mục tiêu của chính phủ đã đề ra trong chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam, cần
    phải đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là làm phong phú hơn nữa các hoạt động của
    Du lịch. Ngày nay, xu thế đa dạng hóa hoạt động Du lịch trên thế giới, nhiều loại
    hình đã được áp dụng vào nước ta song hành với các loại hình Du lịch truyền
    thống như tắm biển, nghỉ dưỡng, văn hóa Tuy nhiên, do các hình thức này mới
    được áp dụng nên còn nhiều vấn đề bất cập.
    Du lịch Trekking là hoạt động Du lịch chuyên biệt theo hướng thể thao mạo
    hiểm đang thu hút được giới trẻ quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu loại hình
    Du lịch này ở nước ta còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế -
    xã hội. Việc khai thác sản phẩm Trekking vẫn chủ yếu là do các đơn vị kinh doanh
    lữ hành tổ chức, nhiều đơn vị mang tính tự phát, chạy theo lợi nhuận kinh tế, thiếu
    trách nhiệm với tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên, cũng như kinh tế -
    xã hội của CĐĐP. Để giải quyết vấn đề này thì hoạt động Du lịch Trekking phải
    phát triển theo quan điểm Du lịch sinh thái đang là một vấn đề đáng được chú ý.
    Với vẻ đẹp kiều diễm, huyền ảo và hoang sơ của núi rừng, khí hậu trong lành,
    mát mẻ, các lễ hội và phong tục tập quán độc đáo của các dân tộc thiểu số; VQG
    Hoàng Liên đã và đang thu hút được ngày càng nhiều du khách bởi nơi đây không
    chỉ là một điểm Du lịch dành cho nghỉ dưỡng đơn thuần mà còn là một điểm
    Trekking điển hình và lý tưởng ở Việt Nam. Tuy còn nhiều hoạt động Du lịch
    Trekking chưa tương xứng với tiềm năng Du lịch phong phú đó và còn nhiều tác
    động tiêu cực đối với các vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội.
    Vì vậy, cần đầu tư nghiên cứu sâu hơn về loại hình Du lịch được đánh giá là
    tiềm năng này, trên quan điểm vận dụng những ưu điểm của Du lịch sinh thái để
    hoạt động Trekking ở đây phát huy những mặt tích cực, mang lại những tác động
    tốt cả về tự nhiên và kinh tế -xã hội. Đề tài được nghiên cứu mang tên: “ Bước đầu
    nghiên cứu hoạt động du lịch Trekking tại vườn quốc gia Hoàng Liên theo quan
    điểm du lịch sinh thái”.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục tiêu của đề tài nhằm phát triển hoạt động Du lịch Trekking tại VQG
    Hoàng Liên trên cơ sở cân bằng giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, góp phần bảo
    vệ tài nguyên, môi trường và nâng cao đời sống của những người dân địa phương.
    - Nhiệm vụ:
    +) Tổng quan cơ sở lý luận về Du lịch Trekking, Du lịch sinh thái và Du lịch
    Trekking theo quan điểm Du lịch sinh thái.
    +) Nghiên cứu các tiềm năng tự nhiên và nhân văn của VQG Hoàng Liên
    phục vụ cho Du lịch Trekking.
    +) Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển Trekking tại VQG Hoàng Liên
    dựa trên quan điểm du lịch sinh thái.
    3. Ý nghĩa của đề tài
    - Bước đầu tổng hợp lại các cơ sở khoa học của Du lịch Trekking và đặc biệt
    là Du lịch Trekking theo quan điểm Du lịch sinh thái.
    - Là tài liệu cần thiết đối với các du khách yêu Trekking; giúp các nhà kinh
    doanh, các cơ quan quản lý Du lịch cũng như CĐĐP có cái nhìn và định hướng
    đúng đắn cho sự phát triển hoạt động Du lịch Trekking ở VQG Hoàng Liên. Từ đó
    có thể áp dụng đối với các khu vực có những đặc trưng tương tự một cách cụ thể.
    4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    a) Quan điểm nghiên cứu
    - Quan điểm hệ thống
    Hoạt động Du lịch Trekking tồn tại trong sự thống nhất với nhiều yếu tố khác
    trong hệ thống lãnh thổ Du lịch như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế -xã hội và
    tài nguyên nhân văn, với các chính sách phát triển Du lịch và các quy luật cơ bản
    chi phối. Do vậy, khi nghiên cứu vấn đề cần đặt nó giữa các thành phần khác với
    vô số các mối quan hệ nội tại và xem xét mối quan hệ giữa các hệ thống với nhau.
    - Quan điểm tổng hợp
    Bước đầu nghiên cứu hoạt động du lịch Trekking tại vườn quốc gia Hoàng Liên
    theo quan điểm du lịch sinh thái
    Bất kì một lĩnh vực hay hoạt động hay một yếu tố nào đều có mối liên hệ nhất
    định với các lĩnh vực, các yếu tố khác. Vì vậy khi nghiên cứu một vấn đề không
    thể bỏ qua mối quan hệ của chúng với nhau, hơn nữa chỉ có đánh giá tổng hợp mới
    cho biết giá trị đích thực và khả năng khai thác thực tế của các nguồn tài nguyên
    trên lãnh thổ nhất định.
    Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên Du lịch tại một điểm hay khu Du lịch cần
    thiết phải đặt trong một hệ thống liên kết không gian. Do đó không chỉ đơn thuần
    là đánh giá tài nguyên mà còn đánh giá các điều kiện để khai thác các tài nguyên
    đó nữa.
    - Quan điểm kinh tế sinh thái
    Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, việc phát triển Du lịch không thể tách
    rời các mục tiêu xã hội và môi trường. Vận dụng quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh
    thổ của hệ sinh thái phải được coi trọng, trong đó các tác động cuả hoạt động Du
    lịch đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái cần được tính đến, đảm bảo cho sự
    phát triển Du lịch mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên một
    cách bền vững.
    - Quan điểm lịch sử
    Quan điểm lịch sử xem xét các hiện tượng, sự vật phát triển theo một quá
    trình tiến hóa nhất định. Đứng trên quan điểm này, các nhà nghiên cứu cần tìm
    hiểu và phân tích nguồn gốc phát sinh để có những giá trị đúng đắn về hiện tại, trên
    cơ sở đó đưa ra những dự báo về xu thế phát triển.
    b) Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: trên cơ sở thu thập, tìm kiếm các
    thông tin, tư liệu từ sách, báo, mạng internet và các công trình nghiên cứu đi trước
    sau đó có sự phân tích, xử lý để có những kết luận cần thiết.
    - Phương pháp phân tích hệ thống: sử dụng phương pháp này nhằm phân tích,
    nghiên cứu những mối quan hệ qua lại giữa các thành phần bên trong hệ thống
    cũng như các hoạt động bên ngoài và tương tác của hệ thống với các hệ thống khác
    của môi trường xung quanh.
    - Phương pháp xã hội học: tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin và điều tra
    theo mẫu phiếu có sẵn.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi khoa học là loại hình du lịch Trekking
    - Phạm vi không gian là VQG Hoàng Liên thuộc địa phận tỉnh Lào Cai và các
    tuyến điểm du lịch điển hình, đặt trong mối quan hệ với các khu vực xung quanh.
    6. Cấu trúc của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, và kết luận, khóa luận gồm 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận về Trekking theo quan điểm du lịch sinh thái
    Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch Trekking tại vườn quốc gia Hoàng
    Liên
    Chương 3: Thực trạng hoạt động du lịch Trekking tại vườn quốc gia Hoàng
    Liên
    Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động du lịch Trekking tại vườn quốc gia
    Hoàng Liên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...