Thạc Sĩ Bước đầu nghiên cứu điều trị bệnh Thalassemia người trưởng thành tại viện Huyết học Truyền máu Trung

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2010
    Đề tài: Bước đầu nghiên cứu điều trị bệnh Thalassemia người trưởng thành tại viện Huyết học Truyền máu Trung ương

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Hemoglobin . 3
    1.1.1. Cấu trúc hemoglobin . 3
    1.1.2. Các loại hemoglobin . 3
    1.1.3. Chức năng hemoglobin 4
    1.1.4. Tổng hợp hemoglobin . 4
    1.2. Lịch sử và phân loại thalassemia . 4
    1.2.1. Lịch sử và dịch tễ 5
    1.2.2. Phân loại thể bệnh 6
    1.2.3. Lâm sàng và cận lâm sàng . 8
    1.3. Biến chứng của bệnh 11
    1.3.1. Huyết học 11
    1.3.2. Hệ tuần hoàn. 11
    1.3.3. Hệ tiêu hóa . 11
    1.3.4. Hệ tiết niệu 11
    1.3.5. Hệ nội tiết . 11
    1.3.6. Hệ xương khớp 12
    1.3.7. Da 12
    1.3.8. Biến chứng khác . 12
    1.4. Điều trị . 12
    1.4.1. Thải sắt . 16
    1.4.2. Các phương pháp điều trị khác 18
    1.4.3. Các mốc điều trị về điều trị Thalassemia 20
    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23
    2.1.2. Phương pháp chọn mẫu. 23
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 23
    2.2.1. Nội dung nghiên cứu 23
    2.3. Phương pháp thu thập số liệu 26
    2.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thalassemia . 26
    2.3.2. Chỉ tiêu chung . 26
    2.3.3. Chỉ tiêu lâm sàng . 26
    2.3.4. Chỉ tiêu xét nghiệm 27
    2.3.5. Chỉ tiêu truyền máu và thải sắt . 29
    2.4. Xử lý số liệu 30
    2.5. Đạo đức nghiên cứu . 31
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
    3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 32
    3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu. 34
    3.3. Kết quả điều trị 39
    3.4. Biến chứng 42
    Chương 4 BÀN LUẬN . 44
    4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 44
    4.2. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm . 45
    4.3. Kết quả điều trị và biến chứng . 50
    KẾT LUẬN 59
    KHUYẾN NGHỊ . 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thalassemia là một hội chứng bệnh hemoglobin di truyền, do thiếu hụt
    tổng hợp một hay nhiều mạch polypeptid trong globin của hemoglobin. Tùy
    theo sự thiếu hụt tổng hợp ở mạch alpha, beta, hay vừa ở mạc h delta và beta mà
    gọi là alpha-thalassemia, beta-thalassemmia hay delta-beta-thalassemia [28].
    Bệnh thalassemia phổ biến trên thế giới cũng như khu vực châu Á.
    Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, năm 1981 có khoảng 241 triệu người
    trên thế giới mang gen bệnh, trong đó beta-thalassemia khoảng 67 triệu người,
    riêng châu Á là trên 60 triệu người [36], [39], [49]. Ở Việt Nam có khoảng
    1,17-1,6 triệu người mang gen β-thalassemia [8]. Bệnh thường khởi phát từ
    những năm đầu đời phần lớn tử vong trước 15 tuổi, bệnh được nghiên cứu
    nhiều trong Nhi khoa. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân đến bệnh viện lần đầu ở
    tuổi trưởng thành. Các đặc điểm của những bệnh nhân mới được chẩn đoán và
    những biến chứng của các bệnh nhân thalassemia được chẩn đoán khi còn nhỏ
    sống qua tuổi trưởng thành, đã tạo ra sự đa dạng vớ i các đặc điểm lâm sàng
    khác nhau.
    Hậu quả thiếu máu và nhiễm sắt đã gây ra nhiều biến chứng như suy
    tim, xơ gan, đái tháo đường, chậm phát triển thể chất. Tuổi thọ của bệnh nhân
    giảm đi rất nhiều [17], [33]. Từ trước đến nay có rất nhiều phương pháp điều
    trị được áp dụng với bệnh nhân thalassemia như cắt lách, ghép tế bào gốc tạo
    máu, liệu pháp gen, Hydroxyura nhưng truyền máu, thải sắt sớm và định kỳ
    vẫn là những phương pháp điều trị hiệu quả đã cải thiện được chấ t lượng cuộc
    sống của bệnh nhân [35], [36], [56]. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về
    thalassemia chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nhi khoa, những nghiên cứu về
    bệnh ở người trưởng thành chưa nhiều. Để góp phần nâng cao chất lượng
    cuộc sống cho bệnh nhân thalassemia chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Bước đầu nghiên cứu điều trị bệnh Thalassemia người trưởng thành tại viện
    Huyết học - Truyền máu Trung ương” với mục tiêu sau.
    - Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân loại thalassemia ở
    người trưởng thành.
    - Nghiên cứu kết quả điều trị truyền máu và thải sắt trên bệnh
    nhân thalassemia người trưởng thành.

    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Hemoglobin
    1.1.1. Cấu trúc hemoglobin
    Hemoglobin (Hb) là một chromoproteid. Phân tử Hb bình thường
    (HbA) gồm 2 phần: phần protein gồm 4 chuỗi globulin 2 chuỗi α và 2 chuỗi
    β. Phần Nhóm ngoại gồm 4 nhân Hem mỗi nhân gắn với 1 chuỗi globulin [9],
    [29], [49].
    - HEM: là hợp chất của nhân porphyrin IX gắn với 1 nguyên tử Fe
    (Fe
    ++
    ). Nhân porphyrin IX gồm 4 nhân pyrol, liên kết với nhau bởi 4 cầu
    metylen (- CH = ). Fe
    ++
    chiếm 4% trọng lượng Hb.
    - Globin gồm 4 chuỗi polypeptid liên kết với nhau bởi những tương tác
    không đồng hóa trị. Mỗi chuỗi liên kết với một hem. Phân tích cấu trúc
    golobulin của các hemoglobin cho ta các chuỗi polypeptid khác nhau: chuỗi
    alpha (α), beta (β), gamma (γ), delta (δ), epsilon (ε), zeta (ξ). Các chuỗ i ε, ξ
    chỉ có trong thời kỳ bào thai, còn các chuỗi α, β, γ, δ tồn tại trong suốt quá
    trình sống từ bào thai đến sau khi ra khỏi tử cung, tỷ lệ các chuỗi khác nhau
    tùy từng thời kỳ. Chuỗi α gồm 141 acid amin, chuỗi β, γ, δ gồm 146 acid amin.
    Các acid amin trong chuỗi gologulin được sắp xếp theo một trình tự nhất định,
    khi một acid amin trong chuỗi bị thay đổi sẽ tạo ra một hemoglolin bệnh lý.
    1.1.2. Các loại hemoglobin
    Trong quá trình phát triển của cá thể người, số lượng các globulin thay
    đổi theo từng giai đoạn của cuộc sống. Ở giai đoạn trưởng thành có hai loại
    HbA là HbA1

    2,
    β
    2) và HbA
    2

    2,
    δ
    2 ). Hb A
    1
    chiếm 97- 99%; còn HbA
    2
    chiếm 3- 1%.
    - Hb A1
    α
    2

    2
    là Hb chủ yếu của người trưởng thành.
    - Hb A2
    α
    2

    2
    chiếm tỷ lệ 2-3%.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Thị Y Lăng, Nguyễn Thị Lan, Đỗ Trung Phấn
    (2001), “Tình hình nhiễm HIV,HBV, HCV ở BN bị bệnh máu tại viện
    Huyết học – Truyền máu hai năm 1998 -1999”, Tạp chí Y học Việt Nam,
    12 (267), tr 15 -20.
    2. Nguyễn Thị Minh An (2006), “Thiếu máu tan máu: lâm sàng và phân
    loại”, Bài giảng huyết học truyền máu, Nhà xuất bản Y học Hà nội, tr
    182 – 189.
    3. Trần Văn Bé và CS (1993), “Bệnh beta thalassemia điều trị tại trung tâm
    Truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh”, Hội Nghị khoa học lần
    thứ XV, tr 34.
    4. Trần Văn Bé, Trần Minh Hiếu (2003), “Phát hiện 8 đột biến gây bệnh
    beta thalassemia ở Đông Nam Á bằng phương pháp ASO”, Tạp chí Y học
    Việt Nam, 1/2003, tr 1-5.
    5. Các bộ môn Nội, (2004), “ Chẩn đoán lách to”, Nội khoa cơ sở (Tập II),
    Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 70 -76.
    6. Lê Thị Hảo (2001), “NC ứng dụng kỹ thuật di truyền phân tử phát hiện
    đột biến gen beta thalassemia tại Việt Nam”,
    http://www.ctu.edu.vn/workshop/hnkh-y11/tphcm/lthao.htm
    7. Ngô Quang Huy, Phạm Quang Vinh và CS(2001), “Một số đặc điểm lâm
    sàng và huyết học bệnh anpha thalassemia”, Kỷ yếu các công trình NC
    khoa học viện Huyết học – Truyền máu TW, tr 149 – 154.
    8. Nguyễn Công Khanh (2004), “Phân loại và chẩn đoán thiếu máu,
    Thalassemia”, Huyết học lâm sàng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà
    nội, trang 33-35, 132-146.
    9. Nguyễn Công Khanh, (2009), “Hemoglobin”, Huyết học lâm sàng Nhi
    khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 124 -147.
    10. Nguyễn Công Khanh, (1985), Một số đặc điểm lâm sàng, huyết học bệnh
    beta Thalassemia ở người Việt Nam, Luận văn phó tiến sĩ Y học, Đại học
    Y Hà Nội.
    11. Nguyễn Công Khanh, (1993), “ Tần số bệnh Hemoglobin ở Việt Nam”,
    Tạp chí Y học Việt Nam, tập 174 (số 8), tr 11 -16.
    12. Nguyễn Công Khanh (2002), “Beta Thalassemia”, Tạp chí thông tin Y
    Dược, (số 2), tr 10 -16.
    13. Nguyễn Công Khanh, Tạ Thu Hoà, Lê Thị Thư, Nguyễn Xuân Thụ (1993),
    “Kết quả cắt lách trong điều trị thalassemia và một số thay đổi ở máu ngoại
    vi sau cắt lách”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 174(số 8): tr 71 -78.
    14. Nguyễn Công Khanh, Phan Thị Phi Phi, Trần Hồng Hà, Võ Thanh
    Hương, Chu Thị Tuyết, Tạ Thu Hoà (1993), “Nghiên cứu động học đáp
    ứng miễn dịch ở trẻ bị thalassemia được điều trị bằng cắt lách”, Tạp chí
    Nhi khoa, tập 2 (số 1), tr 3 – 8.
    15. Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực (1993), “Beta – Thalassemia và
    huyết sắc tố E gặp tại viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em”, Tạp chí Y học Việt
    Nam, tập 174 (số 8), tr 23 -30.
    16. Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực (1994), “Một số đặc điểm về hồng
    cầu máu ngoại vi trong beta thalassemia”, Tóm tắt kỷ yếu công trình Nhi
    khoa, tr173.
    17. Bùi Ngọc Lan (1995), Bước đầu NC sự phát triển thể chất của BN beta
    thalassemia thể nặng và thể kết hợp beta thalassemia /HbE, luận văn
    thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
    18. Nguyễn Nghiêm Luật (2006), “Chuyển hoá sắt và rối loạn chuyển hoá
    sắt”, Bài giảng hoá sinh sau đại học, Nhà xuất bản Y học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...