Luận Văn Bước đầu nghiên cứu, áp dụng SXSH tại phân xưởng Kéo ống - Công ty cơ khí Mai Động - Hà Nội

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bước đầu nghiên cứu, áp dụng SXSH tại phân xưởng Kéo ống - Công ty cơ khí Mai Động - Hà Nội
    MỤC LỤC​​Trang​​Chương I - Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn 10
    I. Sản xuất sạch hơn . 10
    1. Giới thiệu sản xuất sạch hơn, định nghĩa SXSH của UNEP 10
    1.1. Giới thiệu sản xuất sạch hơn 10
    1.2. Khái niệm sản xuất sạch hơn của UNEP . 12
    2. Các loại hình và mục tiêu của sản xuất sạch hơn 13
    3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn 14
    3.1. Lợi ích kinh tế của sản xuất sạch hơn . 14 .
    3.1.1. Sản xuất kinh tế của sản xuất sạch hơn 14
    3.1.2. Giảm chi phí tổng thể . 15
    3.1.3. Các cơ hội thị trường mới được cải thiện do tăng lợi thế so sánh 15
    3.1.4. Sản xuất sạch hơn là con đường tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính 15
    3.1.5. Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14 . 16
    3.2. Lợi ích môi trường của sản xuất sạch hơn 16
    3.2.1. Môi trường được cải thiện một cách liên tục 16
    3.2.2. Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường, giảm bớt các nghĩa vụ pháp lý 16
    3.2.3. Đáp ứng quan điểm cân bằng vật chất . 17
    4. Kinh nghiệm của các nước khi áp dụng sản xuất sạch hơn . 20
    5. Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam . 21
    5.1. Quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam . 21
    5.2. Các hạn chế khi tiếp cận và thực hiện sản xuất sạch hơn ở các doanh nghiệp Việt Nam 24
    II. Phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn . 25
    1. Xác định và đánh giá chi phí của dự án đầu tư cho SXSH . 25
    1.1. Xác định chi phí - lợi ích . 26
    1.2. Đánh giá chi phí - lợi ích . 27
    2. Đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư cho SXSH . 27
    2.1. Giá trị hiện tại ròng 28
    2.2. Thời gian hoàn vốn 28
    2.3. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ . 29
    3. Đánh giá về kỹ thuật . 30
    4. Đánh giá về môi trường 30

    Chương II : Thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty Cơ khí Mai Động - phân xưởng kéo ống . 32
    I. Tổng quan về Công ty Cơ khí Mai Động . 32
    1. Phạm vi và quy mô hoạt động 32
    2. Đặc điểm hoạt động sản xuất chính của công ty 33
    3. Các kết quả công ty đã thực hiện trong những năm gần đây . 33
    3.1. Về kinh tế 33
    3.2. Về thị trường . 34
    3.3. Chính sách môi trường của công ty . 35
    4. Nguồn chất thải chính của công ty 35
    II. Hoạt động sản xuất tại phân xưởng Kéo ống . 36
    1. Nhiệm vụ hoạt của phân xưởng . 36
    2. Quy trình hoạt động sản xuất của phân xưởng . 37
    2.1. Chuẩn bị nấu . 38
    2.2. Nấu gang 39
    2.3. Kéo ống . 39
    3. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của phân xưởng . 39
    4. Hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng phân xưởng 40
    4.1. Cân bằng vật liệu trong công đoạn nấu gang đúc ống 42
    4.2. Chi phí cho một mẻ nấu gang đúc ống . 42
    5. Nguồn chất thải chính và cách xử lý chất thải của phân xưởng . 43
    5.1. Nguồn chất thải chính của phân xưởng . 43
    5.2. Cách xử lý chất thải của phân xưởng 43
    III. Ảnh hưởng của nguồn chất thải tới môi trường . 44
    1. Tác động của chất thải rắn tới môi trường . 44
    2. Tác động của nước thải tới môi trường . 44
    3. Tác động của khí thải, bụi/bồ hóng, tiếng ồn . 44
    4. Ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động và cộng đồng 44

    Chương III : Nghiên cứu - áp dụng SXSH cho phân xưởng đúc và đánh giá hiệu quả đầu tư cho giải pháp SXSX tại phân xưởng Kéo ống 46
    I. Lựa chọn trọng tâm đánh giá sản xuất sạch hơn tại Công ty cơ khí Mai Động 46
    1. Quy trình sản xuất sản phẩm ống cấp nước bằng gang xám 47
    2. Đánh giá nguồn và đặc điểm chất thải . 48
    3. Các cơ hội thực hiện SXSH đối với các công đoạn sản xuất . 50
    4. Lựa chọn các giải pháp SXSH 53
    4.1. Các giải pháp cần thực hiện ngay . 53
    4.2. Các giải pháp cần phân tích thêm 54
    [B][I]II. Đánh giá hiệu quả việc đầu tư cho giải pháp - đúc ly tâm - tại phân xưởng kéo ống 57
    1. Khái quát quy trình hoạt động của phương pháp đúc ly tâm và sự phù hợp với mục tiêu của công ty . 57
    1.1. Khái quát quy trình hoạt động của phương pháp đúc ly tâm của công ty kéo ống 57
    1.2. Giải pháp đúc ly tâm phù hợp với mục tiêu của công ty 58
    2. Mục đích đánh giá hiệu quả đầu tư cho dây chuyền đúc ống theo phương pháp đúc ly tâm 60
    3. Một số giả thiết để đánh giá 60
    4. Xác định chi phí - lợi ích của dự án 60
    4.1. Xác định chi phí 60
    4.2. Xác định lợi ích 61
    5. Phân tích dự án đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn đúc ly tâm qua một số chỉ tiêu 66
    5.1. Thời gian hoàn vốn . 66
    5.2. Giá trị hiện tại ròng 67
    6. Phân tích độ nhạy và rủi ro khi thực hiện đầu tư 68
    6.1. Phân tích độ nhạy khi thực hiện giải pháp . 69
    6.2. Rủi ro khi thực hiện đầu tư 70
    7. Đánh giá kết quả phân tích đầu tư cho giải pháp thay thế dây chuyền đúc ly tâm 70

    [B]Kiến nghị . 72
    [B]Kết luận . 74
    [B]Phụ lục . 76
    [B]Tài liệu tham khảo 78



    [B]
    LỜI NÓI ĐẦU
    Sự tăng trưởng của nền kinh tế được coi là cốt lõi của phát triển. Tăng trưởng kinh tế hiện vẫn còn là điều kiện quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu của con người và đáp ứng các yêu cầu về cải thiện lâu dài điều kiện sống. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng ngày càng được quan tâm hơn. Với các nhà khoa học thì sự quá sức chịu đựng của Trái đất đang là vấn đề nhức nhối. Với người tiêu dùng do thu nhập và điều kiện sống ngày một cao nhu cầu về một môi trường trong lành, có nhiều sản phẩm thân môi trường là một đòi hỏi chính đáng. Nhưng với các nhà sản xuất vấn đề môi trường luôn được coi là một gánh nặng. Đầu tư để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường luôn được coi là một loại đầu tư không sinh lợi. Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường hay nói cách khác là kinh tế phát triển mà tài nguyên thiên nhiên vẫn đảm bảo đủ cân bằng để có môi trường trong lành là một bài toán khó. Hiện nay, với sự ra đời của sản xuất sạch hơn (SXSH) đã góp một phần quan trọng cho việc giải quyết vấn đề này.
    Sản xuất sạch hơn với sự đa dạng về các giải pháp thực hiện, hiệu quả mang lại giải quyết được cả hai vấn đề kinh tế và môi trường. Vì SXSH hoàn toàn khác về mặt bản chất so với kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống. Các công nghệ kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống là việc sử dụng hàng loạt các kỹ thuật và các hoá chất để xử lý chất thải các nguồn phát thải khí và chất thải lỏng. Các công nghệ này nhìn chung không làm giảm lượng chất thải phát sinh. Chúng chỉ có thể giúp làm giảm độ độc hại và trên thực tế chỉ chung chuyển ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác mà thôi ví dụ : chất ô nhiễm không khí được chuyển vào nước thải trong khi nước thải được phảt ra lại có thể chuyển ô nhiễm sang các chất thải rắn. Sự khác biệt chủ yếu giữa biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống và SXSH là ở việc xác định các thời điểm tiến hành các biện pháp này. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống được tiến hành sau khi các chất thải ô nhiễm đã phát sinh (còn được gọi là biện pháp phản ứng và xử lý), trong khi đó SXSH là biện pháp chủ động biết trước và phòng ngừa chất thải ô nhiễm trước khi chất thải ô nhiễm phát sinh.
    Ở nước ta sản xuất sạch hơn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp mặc dù trên thế giới vấn đề này đã được áp dụng thành công. Bằng cách áp dụng SXSH để đấu tranh với vấn đề ô nhiễm và chất thải, mức độ phụ thuộc vào các giải pháp cuối đường ống có thể được giảm bớt và trong một số trường hợp có thể loại bỏ hoàn toàn. Với nguồn vốn và khả năng kỹ thuật còn hạn chế, việc áp dụng sản xuất sạch hơn chắc chắn sẽ giúp cho lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên.
    Từ những vấn đề trên sau quá trình học tập tại Trường ĐHKTQD - Khoa Kinh tế Quản lý Môi trường - Đô thị và hơn ba tháng thực tập tại Công ty Mai Động- Hà Nội tôi đã tiến hành đề tài [B][I]"Bước đầu nghiên cứu, áp dụng SXSH tại phân xưởng Kéo ống - Công ty cơ khí Mai Động - Hà Nội".
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
    * Đối tượng nghiên cứu :
    Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất tại phân xưởng Kéo ống, tìm hiểu các nguyên nhân gây tổn thất nguyên liệu, năng lượng, tìm khả năng hạn chế, giảm thiểu sự tổn thất này và đưa ra các cơ hội cho sản xuất sạch hơn, đồng thời đánh giá hiệu quả của giải pháp đầu tư cho sản xuất sạch hơn được lựa chọn.
    * Phạm vi nghiên cứu :
    Sản xuất sạch hơn bao gồm trong đó rất nhiều tiềm năng, giải pháp với phạm vi áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu dây truyền sản xuất ống cấp nước bằng gang xám trong phân xưởng Kéo ống - Công ty Mai Động và đưa ra các giải pháp với dây chuyền này. Đề tài chỉ đánh giá hiệu quả của một giải pháp đầu tư được lựa chọn để thực hiện sản xuất sạch hơn là thay dây chuyền đúc "Rót" bằng dây chuyền đúc ly tâm.


    LUẬN VĂN GỒM BA PHẦN CHÍNH NHƯ SAU :
    [B][I]Chương I: Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn.
    [B][I]Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất tại phân xưởng Kéo ống Công ty cơ khí Mai Động và các tác động tới môi trường.
    [B][I]Chương III: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn và đánh giá hiệu quả của giải pháp thay thế dây chuyền đúc rót bằng dây chuyền đúc ly tâm tại phân xưởng Kéo ống Công ty cơ khí Mai Động.
    [/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/I][/B]
     
Đang tải...