Chuyên Đề Bước đầu nghiên cứu áp dụng các công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Bước đầu nghiên cứu áp dụng các công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội
    Lời mở đầu

    Môi trường đóng một vai trò cực kỳ to lớn, nó có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và sự sống của con người, bởi vì nó không chỉ cung cấp các nguồn tài nguyên (đầu vào) cho các quá trình sản xuất, cung cấp tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa đựng và hấp thụ những chất thải của con người thải ra.
    Bảo vệ môi trường ngày nay trở thành cấp thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. ở Việt nam, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, phương pháp: “Mệnh lệnh – kiểm tra” đã và đang được sử dụng để thực hiện các mục tiêu về môi trường. Song, trong cơ chế mới - cơ chế kinh tế thị trường: “Mệnh lệnh – kiểm tra” chưa thể tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp tối ưu tuân thủ qui định của nhà nước về bảo vệ môi trường.
    Hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, qúa trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã và đang gây ô nhiễm ngày càng tăng đối với môi trường nói chung và môi trường đô thị của thủ đô nói riêng. Do đó tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các công cụ kinh tế được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường với mục đích điều hoà các xung đột giữa phát triển kinh tế thị trường & bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động có kế hoạch đưa bảo vệ môi trường vào chi phí sản xuất, kinh doanh và hoạch toán giá thành sản phẩm.
    Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan trọng để bảo vệ môi trường, đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là trong các nước công nghiệp phát triển (OEDC).
    Tính ưu việt của các công cụ kinh tế là chúng không những đưa ra được con số giới hạn tổ chức cho các quyết định về môi trường, mà còn cho phép định lượng riêng biệt từng trường hợp một cách linh hoạt, trong khi vẫn đảm bảo được yêu cầu chung về chất lượng môi trường trong toàn khu vực. Bên cạnh đó các công cụ kinh tế còn mang lại các lợi ích tiềm tàng như: Nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy sự đổi mới trong công nghệ kiểm soát ô nhiễm và giảm bớt chi phí trong kiểm soát ô nhiễm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các hoạt động kinh tế được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, trong đó chi phí để đảm bảo chất lượng môi trường rất khác nhau giữa các doanh nghiệp. Sự giám sát chất thải hoặc mức độ khai thác tài nguyên của các doanh nghiệp không còn dễ dàng như trong cơ chế quản lý theo kế hoạch hoá tập trung.
    Tuy nhiên, để công tác quản lý môi trường – cũng như các công cụ kinh tế được thực thi và đem lại hiệu quả đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cá nhân và cộng đồng. Đó là sự tham gia từ xây dựng đến thực thi chính sách môi trường là ngôi nhà chung của toàn nhân loại.
    Hơn nữa, nhà nước pháp quyền Việt nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên nhân dân vừa là chủ thể quản lý, vừa là khách thể quản lý. Như thế có nghĩa là nhân dân vừa là người quản lý, vừa là người bị quản lý.

    Với suy nghĩ như vậy, em rất vui mừng và hân hạnh được các thầy cô giáo giao cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài về “Bước đầu nghiên cứu áp dụng các công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội”. Chuyên đề của em gồm các phần chính như sau:
    Chương I: Cơ sở khoa học của việc sử dụng công cụ kinh tế cho quản lý môi trường. Phần này trình bày các cơ sở phương pháp luận, cơ sở khoa học – Thực tiễn, cơ sở pháp lý của việc ứng dụng các công cụ kinh tế, bản chất nội dung, đồng thời giới thiệu sơ lược về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
    Chương II: Thực trạng sử dụng công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội. Chương này nêu lên thực trạng ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường trên địa bàn Hà nội.
    Chương III: áp dụng công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội. Phần này đưa ra những cơ sở lý luận của những kiến nghị về chính sách và các giải pháp áp dụng công cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường đô thị ở Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng.

    Chương I: Cơ sở khoa học của việc sử dụng công cụ kinh tế cho quản lý môi trường

    I. khái niệm chung về quản lý môi trường, sự cần thiết phải quản lý môi trường.
    1. Khái niệm chung về quản lý môi trường.
    Trước tiên chúng ta hiểu quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường ngoài.
    Quản lý môi trường là một dạng của quản lý. Đó là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường nên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành.
    Sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường chính là việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản lý môi trường nhằm phối hợp mục tiêu và các động lực hoạt động của mội người nằm trong hệ thống môi trường để đạt tới mục tiêu chung của hệ thống môi trường.
    Việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống là việc sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài của hệ thống môi trường trong điều kiện tương tác với các hệ thống khác, chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống.
    Việc tuân thủ luật pháp và các thông lệ (Công ước quốc tế) hiện hành là việc tiến hành các hoạt động phát triển theo đúng những điều mà luật pháp trong nước và quốc tế không cấm, những công ước mà thế giới đã thoả thuận.
    2. Sự cần thiết phải quản lý môi trường.
    Xét về mặt tổ chức kỹ thuật của hoạt động quản lý, quản lý môi trường chính là sự kết hợp mọi sự lỗ lực chung của con người hoạt động trong hệ thống môi trường và việc sử dụng tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc phạm vi sở hữu của hệ thống môi trường để đạt tới mục tiêu chung của toàn hệ thống và mục tiêu riêng của cá nhân hoặc nhóm người một cánh khôn khéo và có hiệu quả nhất. Quản lý môi trường phải trả lời các câu hỏi “ Phải tiến hành các hoạt động phát triển nào, để làm gì?”, “Phải tiến hành hoạt động phát triển đố như thế nào, bằng cách nào?”, “Tác động tích cực và tiêu cực nào có thể xảy ra?”, “ Rủi ro nào có thể gánh chịu và cách sử lý ra sao?”.
    Quản lý môi trường được tiến hành chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động phát triển cao hơn, bền vững hơn so với hoạt động của từng cá nhân riêng rẽ hay của một nhóm người. Nói một cách khác, thực chất của quản lý môi trường là quản lý con người trong các hoạt động phát triển và thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của hệ thống môi trường.
    Là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, đảm bảo ch hệ thống môi trường tồn tại, hoạt động và phát triển lâu dài, cân bằng và ổn định vì lợi ích về vật chất và tinh thần của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau, vì lợi ích của cá nhân, cộng đồng địa phương, vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.

    II. Đối tượng, mục tiêu, nội dung và các nguyên tắc của quản lý nhà nước về môi trường.
    1. Đối tượng của quản lý môi trường.
    Quản lý môi trường, trước hết là quản lý một hệ thống bao gồm các phần tử (yếu tố) tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên. Đó là một hệ thống bao gồm các phần tử của thế giới vô sinh và hữu sinh hoạt động theo những qui luật khác nhau và có con người tham dự.
    2. Mục tiêu của quản lý môi trường.
    Mục tiêu chung, lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự phát triển bền vững. Đó là cách phát triển “Thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ mai sau”. Và được xem là một tiến trình đòi hỏi sự tiến triển đồng thời của cả bốn lĩnh vực: Kinh tế, xã hội nhân văn, môi trường và kỹ thuật với những mục tiêu cụ thể của từng lĩnh vực. Giữa bốn lĩnh vực này có mối quan hệ tương tác rất chặt chẽ và hành động trong lĩnh vực này có thể thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Chẳng hạn néu muốn phát triển kinh tế theo kiểu bền vững, thì không thể không chú ý đến những khó khăn nan giải về môi trường hoặc dựa vào sự huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên, và sự phát triển cũng không thể thành công, nêu snhư không có sự phát triển đồng thời tài nguên nhân văn, nó cũng đòi hỏi sự chuyển dịch cơ sở công nghiệp hiện tại, phát triển và quảng bá những kỹ thuật và công nghệ thân thiện với môi trường, với hành tinh nói chung.
    3. Nội dung của quản lý môi trường.
    Quản lý môi trường được tiến hành ở cả cấp vĩ mô và vi mô.
    ở cấp vĩ mô, quản lý môi trường bao gồm các nội dung sau đây:
    + Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
    + Xây dựng,chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng – chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
    + Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường.
    + Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
    + Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
    + Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
    + Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường: giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
    + Đào tạo cán bộ về học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức – pháp luật về bảo vệ môi trường.
    + Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
    + Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
     
Đang tải...