Luận Văn Bước đầu nghiên cứu áp dụng các công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi taitailieu_16, 28/5/12.

  1. Lời mở đầu
    Môi trường đóng một vai trò cực kỳ to lớn, nó có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và sự sống của con người, bởi vì nó không chỉ cung cấp các nguồn tài nguyên (đầu vào) cho các quá trình sản xuất, cung cấp tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa đựng và hấp thụ những chất thải của con người thải ra.
    Bảo vệ môi trường ngày nay trở thành cấp thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. ở Việt nam, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, phương pháp: “Mệnh lệnh – kiểm tra” đã và đang được sử dụng để thực hiện các mục tiêu về môi trường. Song, trong cơ chế mới - cơ chế kinh tế thị trường: “Mệnh lệnh – kiểm tra” chưa thể tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp tối ưu tuân thủ qui định của nhà nước về bảo vệ môi trường.
    Hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, qúa trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã và đang gây ô nhiễm ngày càng tăng đối với môi trường nói chung và môi trường đô thị của thủ đô nói riêng. Do đó tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các công cụ kinh tế được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường với mục đích điều hoà các xung đột giữa phát triển kinh tế thị trường & bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động có kế hoạch đưa bảo vệ môi trường vào chi phí sản xuất, kinh doanh và hoạch toán giá thành sản phẩm.
    Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan trọng để bảo vệ môi trường, đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là trong các nước công nghiệp phát triển (OEDC).
    Tính ưu việt của các công cụ kinh tế là chúng không những đưa ra được con số giới hạn tổ chức cho các quyết định về môi trường, mà còn cho phép định lượng riêng biệt từng trường hợp một cách linh hoạt, trong khi vẫn đảm bảo được yêu cầu chung về chất lượng môi trường trong toàn khu vực. Bên cạnh đó các công cụ kinh tế còn mang lại các lợi ích tiềm tàng như: Nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy sự đổi mới trong công nghệ kiểm soát ô nhiễm và giảm bớt chi phí trong kiểm soát ô nhiễm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các hoạt động kinh tế được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, trong đó chi phí để đảm bảo chất lượng môi trường rất khác nhau giữa các doanh nghiệp. Sự giám sát chất thải hoặc mức độ khai thác tài nguyên của các doanh nghiệp không còn dễ dàng như trong cơ chế quản lý theo kế hoạch hoá tập trung.
    Tuy nhiên, để công tác quản lý môi trường – cũng như các công cụ kinh tế được thực thi và đem lại hiệu quả đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cá nhân và cộng đồng. Đó là sự tham gia từ xây dựng đến thực thi chính sách môi trường là ngôi nhà chung của toàn nhân loại.
    Hơn nữa, nhà nước pháp quyền Việt nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên nhân dân vừa là chủ thể quản lý, vừa là khách thể quản lý. Như thế có nghĩa là nhân dân vừa là người quản lý, vừa là người bị quản lý.
    Với suy nghĩ nhươ vậy, em rất vui mừng và hân hạnh đơược các thầy cô giáo giao cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài về “Bước đầu nghiên cứu áp dụng các công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội”. Chuyên đề của em gồm các phần chính nhươ sau:
    Chương I: Cơ sở khoa học của việc sử dụng công cụ kinh tế cho quản lý môi trường. Phần này trình bày các cơ sở phương pháp luận, cơ sở khoa học – Thực tiễn, cơ sở pháp lý của việc ứng dụng các công cụ kinh tế, bản chất nội dung, đồng thời giới thiệu sơ lược về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
    Chương II: Thực trạng sử dụng công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội. Chương này nêu lên thực trạng ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường trên địa bàn Hà nội.
    Chương III: áp dụng công cụ kinh tế cho quản lý môi trường ở Hà nội. Phần này đưa ra những cơ sở lý luận của những kiến nghị về chính sách và các giải pháp áp dụng công cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường đô thị ở Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng.
     
Đang tải...