Luận Văn Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình ra rễ của 2 dòng bạch đàn PN108 và PN1

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Giới thiệu chung về cây bạch đàn: 4
    1.2. Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống cây trồng 7
    1.2.1. Khái niệm chung 7
    1.2.2. Cơ sở lý thuyết của công nghệ nuôi cấy mô, tế bào thực vật 8
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào 10
    1.3.1. Môi trường nuôi cấy: 10
    1.3.2. Các chất điều hòa sinh trưởng: 12
    1.3.3. Môi trường vật lý. 13
    1.3.4. Vật liệu nuôi cấy. 14
    1.3.5. Điều kiện vô trùng. 14
    1.4. Mục đích và các giai đoạn chính trong quá trình nhân giống invitro 15
    1.4.1. Mục đích: 15
    1.4.2. Các giai đoạn chính trong quá trình nhân giống in vitro 16
    1.4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị 16
    1.4.2.2. Giai đoạn cấy khởi động 16
    1.4.2.3. Giai đoạn nhân nhanh 16
    1.4.2.4. Tạo cây hoàn chỉnh (ra rễ) 17
    1.4.2.5. Đưa cây ra môi trường tự nhiên. 17
    1.5. Tình hình nghiên cứu và thành tựu về nhân giống invitro cây bạch đàn và cõy thõn gỗ trên thế giới và Việt Nam. 18
    1.5.1. Trên thế giới. 18
    1.5.2. Nhân giống bạch đàn và cây gỗ bằng phương pháp nuôi cấy mô ở Việt Nam. 20

    CHƯƠNG 2:MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu 23
    2.2. Đối tượng nghiên cứu. 23
    2.2.1. Một số đặc điểm chính của dòng PN108. 23
    2.2.2. Một số đặc điểm chính của dòng PN47. 23
    2.2.3. Vật liệu nuôi cấy 24
    2.3. Nội dung nghiên cứu 24
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 24
    2.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA (Indol Butyric Acid) lên quá trình tạo rễ. 26
    2.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng IBA (Indol Butyric Acid) và ABT1 lên quá trình tạo rễ của 2 dòng bạch đàn. 26
    2.4.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ sống và chiều cao của cây con ở vườn ươm. 27
    2.4.4. Địa điểm, điều kiện bố trí thí nghiệm. 29
    2.4.5. Thời gian thực tập. 29
    2.4.6. Bố trí thí nghiệm. 29
    2.4.7. Phương pháp thống kê và xử lí số liệu. 30

    CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
    3.1. Ảnh hưởng của IBA đến tỷ lệ chồi ra rễ, số rễ trung bỡnh/cõy và chiều dài của rễ. 33
    3.2. Ảnh hưởng phối hợp của IBA + ABT1 đến tỷ lệ chồi ra rễ, số rễ trung bỡnh/cõy và chiều dài của rễ. 39
    3.3. Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ sống và chiều cao của cây con ở giai đoạn vườn ươm của 2 dòng PN108 và PN116. 46
    3.4. So sánh kết quả nghiên cứu 2 dòng bạch đàn PN108 và PN116 với dũng đó được nghiên cứu. 49
    3.5. Thảo luận chung 50

    CHƯƠNG 4:KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 52
    4.1. Kết luận. 52
    4.2. Tồn tại. 52
    4.3. Kiến nghị. 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong những năm gần đây, kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã không ngừng phát triển và thu được những thành tựu đáng kể. Kỹ thuật này ra đời đã mở ra một hướng mới trong nghiên cứu thực vật và nhanh chóng có vị trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học về sản xuất và cải thiện các giống cây trồng. ưu điểm nổi bật của phương pháp này là có thể nhân nhanh đồng nhất di truyền một số lượng lớn cá thể trong thời gian ngắn, cây con được trẻ hoá gần như cây từ hạt [10].
    Công nghệ nuôi cấy mô là một mắt xích không thể thiếu trong ngành công nghiệp trồng rừng năng suất cao vỡ nú là phương tiện đắc lực giúp con người mang lại hiệu quả ngày càng cao trong kinh doanh rừng trồng. Cây giống mô được sản xuất có quy mô , cho năng suất cao, chất lư­ợng tốt và giữ đư­ợc những đặc tính di truyền quý của giống gốc.
    Hiện nay, trồng rừng sản xuất đòi hỏi phải mang lại hiệu quả kinh tế cho người làm nghề rừng, vì vậy rừng trồng phải có chất lượng tốt, năng suất cao. Một trong những nhân tố quyết định đến năng suất chất lượng rừng trồng, đó là cây giống. Không có cây giống với chất lượng di truyền được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao.
    Loài cây cho trồng rừng sản xuất chủ yếu là Bạch đàn với nhiều dũng cú nguồn gốc khác nhau. Để phục vụ cho mục đích kinh tế trong trồng rừng, nhiều giống mới đã được cải thiện, có năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam như Cỏc dũng Bạch đàn chọn lọc bằng con đường tự nhiên (PN14, PN3d, PN21, PN24 ); Cỏc dũng bạch đàn lai nhân tạo (UC80, UE27, UE24, UE23 )
    Theo đánh giá của các chuyên gia, so với những cây bạch đàn trồng bằng giống hạt thì giống cây bạch đàn sản xuất từ phương pháp nuôi cấy mô có nhiều ưu điểm hơn như: tốc độ tăng trưởng, phát triển của cây nhanh hơn; tỷ lệ cây đồng đều và cho năng suất gỗ cao, chu kỳ trồng rừng kinh doanh ngắn hơn. Trong khi trồng cây gieo từ hạt phải qua 8 -10 năm mới được khai thác rừng, thì rừng trồng từ cây nuôi cấy mô chỉ cần 5-6 năm đã thu hồi được vốn; Nhờ đó, việc trồng cây rừng bạch đàn bằng cõy mụ sẽ tiết kiệm được kinh phí cũng như thời gian chăm sóc cây rừng.
    Xuất phát từ những đặc điểm nêu trên, để tạo ra số lượng lớn cây con chất lượng cao phục vụ trồng rừng khảo nghiệm và trồng rừng kinh tế. Về lâu dài là nâng cao năng suất, chất lượng rừng và phát triển nguồn gen quý được chọn lọc thì thử nghiệm nhân giống cây Bạch đàn và tiến tới hoàn thiện công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào là cần thiết.
    Theo quyết định 1686QD/BNN-KHCN và 1773QD/BNN-KHCN bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đánh giá và công nhận hai dòng bạch đàn urophylla PN108 và PN116 ( tên đầy đủ là “Dũng bạch đàn Phù Ninh số 108” và “Dũng bạch đàn Phù Ninh số 116”) đạt tiêu chuẩn Quốc gia và là giống tiến bộ kỹ thuật. Hiện nay, nhu cầu về cây giống của hai dòng này nhằm phục vụ trồng rừng khảo nghiệm và sản xuất khá lớn. Thêm vào đó, việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi invitro của 2 dòng này chưa được nghiên cứu.vỡ vậy,vấn đề cấp thiết được đặt ra cho các nhà nghiên cứu là phải tìm ra quy trình nhân giống tối ưu cho 2 dũng trờn trong đó môi trường và điều kiện nuôi cấy thích hợp đóng vai trò quan trọng.
    Trong các giai đoạn nuôi cấy mụ thỡ giai đoạn ra rễ là một giai đoạn quan trọng vỡ nú sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cây khi đem trồng ngoài môi trường. Từ đó phải nghiên cứu chọn những cây đạt yêu cầu về rễ cho ra ngoài môi trường tự nhiên. Để đạt được điều này, chúng tôi đưa ra đề tài “Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình ra rễ của 2 dòng bạch đàn PN108 và PN116 bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và điều kiện huấn luyện cây con ngoài môi trường tự nhiên”.
    Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy là một trong những đơn vị đi đầu về nuôi cấy mô tế bào các loài cây lâm nghiệp, nhiều loài cõy đó được nuôi cấy ở quy mô công nghiệp, đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đây là những yếu tố quan trọng để đề tài đạt được tốt nhất các mục tiêu đề ra.

    Mục đích và yêu cầu
    Mục đích:

    Xây dựng và hoàn chỉnh nội dung giai đoạn ra rễ và huấn luyện cây con của công nghệ nuôi cấy mô tế bào in vitro 2 dòng bạch đàn PN108 và PN116. Nhằm tạo ra số lượng lớn cây con đạt chất lượng cao, đồng đều có thể đưa vào trồng mới trên quy mô lớn, đồng thời tạo nguồn mẫu nghiên cứu và thực hành cho phũng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Phù Ninh, Phú Thọ.
    Yêu cầu:
    - Xác định thành phần môi trường tạo cây hoàn chỉnh tỷ lệ ra rễ cao, chất lượng cây tốt.
    - Xác định thời gian huấn luyện cây con ngoài vườn ươm.
     
Đang tải...