Luận Văn Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của ba kết hợp với NAA và 2,4-D lên mẫu cây lá Kim Ngân ( Lonicera jap

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 10/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Kim Ngân hoa (Lonicera japonica Thunb) thuộc Họ Kim Ngân (Caprifolianceae) là cây dược liệu chứa tanin và một saponin. Hoa chứa một flavonoid là scolymosid lonicerin và một số carotenoid (. caroten, cryptoxanthin, auroxanthin). Quả mọng giàu carotenoid mà phần lớn là cryptoxanthin. Lá chứa một glucosid gọi là loganin và khoảng 8% tanin.
    Theo Y học cổ truyền: Kim Ngân Hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
    Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh cây thuốc Kim Ngân Hoa có tác dụng: kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu, tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6 của cà phê, làm hạ cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị và mật.
    Khi nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro bằng các phương pháp khuyếch tán và hệ nồng độ, người ta thấy nước sắc cô đặc 100% của hoa Kim Ngân có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.Coli, phế cầu, tụ cầu khuẩn vàng. Nước sắc lá Kim Ngân với nồng độ 201,2% ức chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 2050% ức chế trực khuẩn cận thương hàn, nồng độ 100% có tác dụng đối với tiêu cầu khuẩn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
    Mặc khác, Kim Ngân cũng là dược liệu quý được dùng điều trị ung thư trong Đông và Tây y như ung thư tuyến vú, gan, vòm họng, cổ tử cung, u bướu giáp trạng, trực tràng,
    Ngoài tác dụng hoa lá làm thuốc, ứng dụng trong mỹ phẩm, cho cảnh đẹp, hoa thơm, mành che nắng và mái che nắng, Kim Ngân còn có tác dụng hấp thu nhiệt của ánh nắng mặt trời (cho cây quang hợp và phát triển) nên mát hơn mành tre, mành nhựa và mái tôn chống nóng. Ngoài ra, nó còn hút thán khí (CO2), nhả dưỡng khí (O2) làm sạch môi trường, tạo bầu không khí trong lành.
    Việt Nam được xem là một nước có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng với số lượng trên 3.800 loài cây làm thuốc trên tổng số hơn 10.600 loài thực vật và là thị trường đầy hứa hẹn khi nhu cầu sử dụng rất lớn không chỉ là thuốc mà xu thế mỹ phẩm dùng nguyên liệu từ thiên nhiên thay thế nguyên liệu tổng hợp đã chiếm 90% tổng số mỹ phẩm được sản xuất.
    Tuy nhiên, trong vấn đề sản xuất, kinh doanh và lưu thông, phân phối dược liệu, nguồn dược liệu chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và còn rất nhiều bất cập.
    Hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước vẫn phải nhập khẩu, chủ yếu sản xuất những loại thuốc thông thường, ngay cả những mặt hàng thuộc về thế mạnh của Việt Nam là các loại thuốc y học cổ truyền (YHCT), dược liệu lưu hành trên thị trường cũng chủ yếu nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Singapore.
    Tại TP.HCM, nơi chiếm đến 70% tỷ trọng số lượng thành phẩm và nguyên liệu dược liệu của cả nước, 90% mặt hàng đông dược lưu hành trên thị trường là hàng nhập lậu.
    Một điều đáng lưu tâm nữa là chất lượng dược liệu hiện nay vẫn chưa được kiểm soát (trên 50% mẫu kiểm tra không đạt tiêu chuẩn chất lượng) và tỷ lệ này với các loại thuốc từ dược liệu là 10%.
    Ngoài ra, việc trồng dược liệu hiện nay vẫn thiếu sự quy hoạch tập trung, thiếu sự hỗ trợ căn cơ từ nhà nước khiến thị trường dược liệu không ổn định, cây dược liệu vì thế cũng không phát triển.
    Vẫn chưa có một cơ quan chuyên môn nào đảm trách khâu kỹ thuật sản xuất dẫn đến tình trạng các cây dược liệu không đảm bảo được năng suất – chất lượng – giá cả ổn định để cạnh tranh được với dược liệu nhập khẩu.
    Như vậy với giá trị to lớn của cây Kim Ngân, là cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam trong tình hình dược liệu của nước ta hiện nay nói chung và Kim Ngân nói riêng thì việc đẩy mạnh nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô theo quy mô công nghiệp để có thể nâng cao năng suất và số lượng cây trồng trong thời gian ngắn nhất đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ cho thị trường Việt Nam và trên thế giới là điều hết sức cần thiết.
    1.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
    1.2.1. Mục đích

    Bước đầu khảo sát phản ứng của mẫu lá Kim Ngân trong điều kiện in vitro. Đồng thời tạo tiền đề cho những nghiên cứu tách chiết các hợp chất có giá trị dược lý trong cây Kim Ngân làm nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp dược.
    1.2.2. Nội dung nghiên cứu
    Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa tăng trưởng đến mẫu cấy lá của cây Kim Ngân.
    Mục lục
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục chữ viết tắt i
    Danh mục bảng ii
    Danh mục hình iii
    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 2
    1.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu 4
    1.2.1. Mục đích 4
    1.2.2. Nội dung nghiên cứu 4
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    2.1. Khái quát về nuôi cấy mô tế bào thực vật 6
    2.1.1. Khái niệm 6
    2.1.2. Tầm quan trọng của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật 6
    2.1.2.1. Về mặt lý luận sinh học cơ bản 6
    2.1.2.2. Về mặt thực tiễn sản xuất 7
    2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của phương pháp nhân giống in vitro 7
    2.1.4. Ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy mô 9
    2.1.5. Các cơ quan thực vật được dùng trong nuôi cấy mô 10
    2.1.6. Các bước nhân giống in vitro 10
    2.1.6.1. Chọn lựa và khử trùng mẫu cấy 10
    2.1.6.2. Tạo thể nhân giống in vitro 12
    2.1.6.3. Nhân giống in vitro 13
    2.1.6.4. Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro 13
    2.1.6.5. Chuyển cây con in vitro ra vườn ươm 13
    2.1.7. Quá trình tái sinh cơ quan trong nhân giống in vitro 14
    2.1.7.1. Sự hình thành chồi bất định 15
    2.1.7.2. Sự hình thành rễ bất định 17
    2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy in vitro 18
    2.1.8.1. Ảnh hưởng của mẫu cấy 18
    2.1.8.2. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy 21
    2.1.9. Các chất khử trùng hóa học được sử dụng trong nuôi cấy mô 26
    2.2. Giới thiệu chung về Kim Ngân Hoa 27
    2.2.1. Vị trí phân loại 27
    2.2.2. Đặc điểm quan trọng của Kim Ngân Hoa 28
    2.2.3. Tác dụng dược lý 31
    2.2.4. Điều kiện trồng trọt 33
    2.2.5. Những nghiên cứu chính về Kim Ngân Hoa 36
    3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 37
    3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm 38
    3.2. Vật liệu 38
    3.2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
    3.2.2. Trang thiết bị và dụng cụ 38
    3.2.3. Các loại môi trường 39
    3.2.4. Điều kiện nuôi cấy trong phòng nuôi cấy in vitro 40
    3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 40
    3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian khử trùng mẫu cấy bằng dung dịch Javel 7% 40
    3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của cách đặt mẫu lá lên môi trường nuôi cấy đến khả năng phát sinh hình thái của mẫu 41
    3.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chất kích thích tăng trưởng BA kết hợp với 2,4 D và NAA lên sự phát sinh hình thái của mẫu lá Kim Ngân Hoa 42
    3.4. Phân tích thống kê 42
    4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43
    4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian khử trùng mẫu cấy bằng dung dịch Javel 7% 44
    4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của cách đặt mẫu lên khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy 47
    4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của chất kích thích tăng trưởng BA kết hợp với 2,4 D và NAA lên sự phát sinh hình thái của mẫu lá Kim Ngân Hoa 50
    4.3.1. Thí nghiệm 3.1: Khảo sát ảnh hưởng của chất kích thích tăng trưởng BA kết hợp với 2,4 D lên sự phát sinh hình thái của mẫu lá Kim Ngân Hoa 50
    4.3.2. Thí nghiệm 3.2 : Khảo sát ảnh hưởng của chất kích thích tăng trưởng BA kết hợp với NAA lên sự phát sinh hình thái của mẫu lá Kim Ngân Hoa 58
    5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
    5.1. Kết luận 69
    5.2. Đề nghị 70
    6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
    6.1. Tài liệu tham khảo trong nước
    6.2. Tài liệu tham khảo nước ngoài
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...