Luận Văn Bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong thơ Phạm Hổ

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong thơ Phạm Hổ


    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Phạm vi nghiên cứu
    3. Phương pháp nghiên cứu
    4. Bố cục của báo cáo

    PHẦN I: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    1. Lý luận chung về thơ và tác động của thơ đối với con người
    1.1. Định nghĩa và đặc trưng thơ
    1.2. Tác động của thơ đối với con người
    2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
    2.1. Đặc điểm ngôn ngữ trẻ em
    2.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua các thời kỳ
    2.3. Vai trò của thơ ca đối với nhận thức và phát triển ngôn ngữ trẻ
    3. Lý luận về từ vựng
    3.1. Quan điểm về từ
    3.2. Từ đơn
    3.3. Từ ghép
    3.4. Từ láy

    PHẦN II: BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NGÔN NGỮ THƠ PHẠM HỔ
    1. Đặc điểm thơ Phạm Hổ
    1.1. Hệ thống đối tượng miêu tả
    1.2. Nghệ thuật thơ Phạm Hổ
    1.2.1. Bút pháp miêu tả
    1.2.2. Hình thức hỏi đáp
    1.2.3. Thể thơ
    1.2.4. Độ dài của các bài thơ
    2. Khảo sát từ vựng
    2.1. Số lượng từ
    2.2. Vấn đề nghĩa của từ
    2.3. Phân loại từ theo phạm trù định danh
    2.4. Phân loại từ dựa vào cấu tạo
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu và hoàn chỉnh nhất của nền văn hoá nhân dân. Nó vốn là công cụ để biểu hiện để tích luỹ và mở rộng các khái niệm, tư duy nhận thức và là phương tiện để hình thành ý thức con người, ho nên ngôn ngữ phục vụ cho những mục đích bình thường hàng ngày và cho cả những mục đích cao cả của cuộc sống. Ngôn ngữ là thực thể trực tiếp cùa tư duy. Với trẻ em ngôn ngữ có vai trò quan trọng. Trẻ em tiếp thu những khái niệm cơ bản đầu tiên và cụ thể là từ những vật chất xung quanh thông qua sự phân tích của mình. Từ ngữ sẽ giúp các em củng cố những khái niệm thu lượm được bằng con đường cảm thụ chính vì vai trò quan trọng của ngôn ngữ với trẻ như vậy, nên giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, khi các em òn bé và phải thực hiện sự giáo dục ấy bằng tiếng mẹ đẻ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển về tư duy là sự phát triển của ngôn ngữ. Chính vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu sự biến đổi ngôn ngữ, cụ thể là sự thay đổi vốn từ vựng qua các giai đoạn trưởng thành của trẻ.
    Một trong những lí do khiến chúng tôi lựa chọn khi Phạm Hổ làm phạm vi nghiên cứu bởi lẽ ông là một trong số không nhiều những cây bút xuất sắc trong lĩnh vực thơ Việt cho thiếu nhi.
    Trên cơ sở khảo sát thơ Phạm Hổ, chúng tôi muốn tìm hiểu sự tác động của thơ Phạm Hổ (cụ thể là số lượng từ vựng trong thơ viết cho thiếu nhi của ông) dối với quá trình phát triển tư duy nhận thức và làm giàu.
    2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm Hổ không chỉ viết thơ mà tài năng của ông còn được thể hiện bộc lộ trong nhiều thể loại khác như truyện ngắn, thơ dành cho người lớn . Song xuất phát từ mục đích của đề tài này, chúng tôi đã thu hẹp phạm vi tìm hiểu qua 9 tập thơ viết cho thiếu nhi của ông được trích trong “ Tuyển tập thơ Phạm Hổ ”.
    Với 140 bài thơ đã bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong 140 bài thơ của ông. Từ đó rút ra những nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Hổ xét trên phương diện từ vựng.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thống kê.
    - Phương pháp phân tích.
    - Phương pháp miêu tả.
    Từ các phương pháp trên, chúng tôi đã chỉ rõ nét riêng trong cách sử dụng từ ngữ của Phạm Hổ và ảnh hưởng của chúng đến con trẻ như thế nào.
    4. Bố cục của báo cáo
    Phần I: Những tiền đề lý luận liên quan đến báo cáo.
    Phần II. Bước đầu khảo sát ngôn ngữ thơ Phạm Hổ.
     
Đang tải...