Tiểu Luận Bước đầu khảo sát nhà cổ ở làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Bước đầu khảo sát nhà cổ ở làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Mỗi làng quê của người Việt, khi nhắc tới đều gắn với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, đồng lúa hay là dòng sông bao quanh làng, những hình ảnh này đã quá quen thuộc đối với những người con xa quê khi nhớ về quê hương của mình. Văn hóa làng xã được hình thành trên cơ sở những hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt, phong tục tập quán, truyền thống lễ hội, hệ thống di tích cũng như hệ thống nhà ở dân dụng tại làng. Đối với mỗi làng quê, do tác động của nền kinh tế, những giá trị văn hóa có những đặc trưng riêng.
    Trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay, sự phát triển cũng đi đôi với nguy cơ mất mát các giá trị văn hóa truyền thống nếu không được giữ gìn, nhiều làng xã có giá trị văn hóa lâu đời đã bị mai một và quá trình này ngày càng phổ biến và lan rộng. Làng Cự Đà nằm ở xã Cự Khê huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là một ngôi làng cổ nằm ven sông Nhuệ, hiện là một trong số ít các làng cổ còn bảo lưu được các giá trị ban đầu của một làng quê truyền thống vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
    Cự Đà hiện nay còn bảo tồn khá phong phú những giá trị văn hóa cả về vật chất và tinh thần. Cự Đà bên cạnh những đặc điểm chung của kiến trúc cổ truyền vùng châu thổ Bắc Bộ, các công trình kiến trúc dân gian truyền thống ở Cự Đà còn có rất nhiều nét đặc biệt khác. Nếu như các làng Việt khác khác chỉ có lũy tre xanh với những ngôi nhà mái ngói thì ở Cự Đà còn có nhiều kiến trúc mang phong cách kiến trúc Pháp, cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng khác hiện đại lúc bấy giờ. Tuy có sự khác biệt với các làng quê khác nhưng các công trình kiến trúc đó không phá vỡ cảnh quan của một ngôi làng Việt truyền thống mà còn làm phong phú thêm bản sắc văn hóa ở đây. Hiện nay, Cự Đà đang được nhà nước xem xét để công nhận làng cổ của Việt Nam và việc công nhận Cự Đà là làng cổ có một vị trí rất quan trọng để tiến tới kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
    Với những ý nghĩa đặc biệt đó trong khóa luận này chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu về cấu trúc và chức năng về những ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà với tên đề tài “Bước đầu khảo sát nhà cổ ở làng Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội”.
    2. lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Việc tìm hiểu kiến trúc nhà ở dân gian của người Việt đã thu hút sụ chú ý và quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam: các kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ học
    Cuốn Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Khắc Tụng, nghiên cứu theo phương thức mô tả chủ yếu là việc ghi chép lại hiện trạng thực tế của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm khảo sát, không hoặc rất ít phân tích. Trong cuốn sách này quan tâm đến cấu trúc vật chất của ngôi nhà, đặc biệt là bộ bì và phân loại chúng theo những tiêu chí, bố cụ, chức năng và hình thức.
    Trong “Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam” của Nguyễn Đức Thiềm xuất bản năm 2000, cuốn sách tập hợp những bài viết nghiên cứu về kiến trúc dân tộc qua các mặt: nhà ở dân gian, tổ chức không gian cư trú truyền thống, về ao vườn, về sân và cấu trúc, “gian- vì kèo” của ngôi nhà ở nông thôn. Đây là cuốn sách viêt khá rõ về cấu trúc và chức năng ngôi nhà truyền thống của người Việt.
    Trong lĩnh vực văn hoá, nhà ở được tìm hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau. “Nếp cũ con người Việt Nam: phong tục cổ truyền” (1995) của Toan Ánh, bên cạnh việc nghiên cứu những phong tục của người Việt tác giả đã danh một phần nói về chức năng và cấu trúc của nhà ở. Tác giả đưa ra các vấn đề về chọn hướng nhà, việc xây dựng nhà
    Luận văn tiến sĩ của Khuất Tân Hưng làm về “Mối quan hệ giữa văn hoá và kiến trúc trong nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ” (2007) đã nghiên cứu và tiếp cận kiến trúc nhà ở dân gian từ góc độ văn hoá phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam. Luận văn làm rõ bản chất văn hoá quần cư và kiến trúc nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ và những giá trị văn hoá chung của chúng, giải thích những hiện tượng kiến trúc phức tạp, từ đó góp phần nhận diện bản sắc kiến trúc vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung.
    Năm 1991 mới có một khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Việt Trung, khoa lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội viết về làng Cự Đà. Đề tài của khoá luận có tên gọi “Làng Cự Đà từ khi thành lập dến đầu thế kỷ XX”. Khoá luận này chủ yếu dựa vào các tư liệu địa phương như gia phả của một số dòng họ được viết vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn bia tại các di tích, các thư tịch cổ để phác hoạ ra lịch sử hình thành làng và khoá luận cũng chỉ nghiên cứu làng Cự Đà từ khi thành lập đến đầu thế kỷ XX. Tác giả chỉ đề cập tới lịch sử hình thành làng về tình hình văn hoá của làng và không có phần nào tìm hiểu về hệ thống nhà cổ cũng như cấu trúc và chức năng của nhà cổ ở làng. Tuy nhiên, khoá luận cũng đã bước đầu tập hợp và hệ thống được nguồn tư liệu địa phương và nêu ra được một số nét đặc trưng của làng cự Đà.
    Năm 2005, trong báo cáo cấp Viện của Huỳnh Phương Lan ở Viện bảo tồn di tích đã đi vào tìm hiểu làng Cự Đà với gọi “Làng Cự Đà- quá trình hình thành và phát triển”. Tác giả đi vào tìm hiểu quá trình phát triển của các dòng họ ở làng Cự Đà, tình hình kinh tế- văn hoá thông qua việc tập hợp và hệ thống những tư liệu như văn bia, câu đối, sắc phong, gia phả có liên quan tới làng Cự Đà. Báo cáo đã tìm hiểu được quá trình phát triển của làng Cự Đà từ khi thành lập tới nay bao gồm các vấn đề về lịch sử hình thành làng, mối quan hệ và kết cấu dân cư, hoạt động sản xuất kinh tế, các tổ chức hành chính, các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần ở làng, hệ thống các công trình dân dụng ở làng. Báo cáo đề cập tới vấn đề nhà cở ở làng Cự Đà nhưng chưa đi sâu vào tìm hiểu cụ thể về cấu trúc hay chức năng của ngôi nhà.
    Trong tạp chí Xưa và nay năm 2005, tác giả Đinh Quang Hải có bài viết về “Hai cây giang đằng bằng đá ở làng Cự Đà”. Bài viết đề cập tới vấn đề hình thành làng cũng như các công trình kiến trúc còn bảo tồn được ở làng đến nay và đặc biệt tác giả tập trung vào tìm hiểu về hai cây “giang đằng” bằng đá ở làng.
    Cuốn “Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) truyền thống và biến đổi” của Bùi Xuân Đính xuất bản năm 2009 là cuốn sách tập hợp các làng nghề thủ công truyền thống của huyện Thanh Oai. Trong cuốn sách này, làng Cự Đà được nhắc đến nhưng tác giả chủ yếu nói về tình hình phát triển làng nghề truyền thống của làng là nghề làm tương và làm miến.
    Như vậy, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của người đi trước và căn cứ vào việc chưa có tài liệu nào viết cụ thể về nhà cổ ở làng, chúng tôi đã chọn đề tài “Bước đầu khảo sát nhà cổ ở làng Cự Đà . Qua khoá luận này, chúng tôi hy vọng sẽ có hiểu biết toàn diện về làng, từ quá trình hình thành và phát triển tới nay đồng thời cung cấp thêm một nguồn tài liệu về nhà cổ và đặc điểm văn hoá ở làng Cự Đà.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của khóa luận về nhà cổ ở Cự Đà nhằm tìm hiểu về các vấn đề sau:
    Giới thiệu về vị trí địa lý, dân cư và diện tích cũng như quá trình hình thành và phát triển của làng Cự Đà, để lý giải tại sao làng lại có cuộc sống thành đạt và sung túc hơn so với các làng quê khác. Sự giàu có của làng được thể hiện tiêu biểu nhất qua việc xây dựng những ngôi nhà gỗ có giá trị ở làng.
    Nghiên cứu để thấy được thực trạng những ngôi nhà cổ hiện nay ở Cự Đà và từ đó đưa ra các đề xuất, biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
    Nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của những ngôi nhà cổ ở đây, thông qua đó để thấy được các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của người dân Cự Đà nói riêng và của người Việt nói chung hiện nay.
    Từ nghiên cứu tất cả các vấn đề trên để thấy được những ngôi nhà cổ ở làng hiện nay có ý nghĩa như thế nào đối với người dân nơi đây, với nền kiến trúc và văn hóa của dân tộc.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Như tên đề tài đã nêu rõ, đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là nhà cổ của làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huện Thanh Oai, Hà Nội (những ngôi nhà cổ có niên đại từ 100 năm trở lên).
    Phạm vi nghiên cứu: Trong khóa luận này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của là tìm hiểu về nhà cổ theo một quá trình từ tìm hiểu khái quát về làng sau đó nêu lên số lượng và hiện trạng nhà cổ ở làng, tiếp theo là tìm hiểu về cấu trúc và chức năng chính trong các ngôi nhà cổ ở làng hiện nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
    Phương pháp hệ thống nghiên cứu các yếu tố hình thành làng Cự Đà
    Phương pháp điền dã, nghiên cứu thực địa đây là phương pháp quan trọng để tiếp cận trực tiếp với những người dân, đi vào khảo sát thực tế từng ngôi nhà để thấy được hiện trạng, cấu trúc và chức năng của từng ngôi nhà ở làng. Để thực hiện phương pháp này, chúng tôi tiến hành chụp ảnh, phỏng vấn, sưu tầm, các ngôi nhà ở làng.
    Phương pháp khảo cứu những tư liệu và tài liệu hiện có liên quan đến đề tài để tập hợp, phân tích tổng hợp để đưa ra những nhận định chung nhất về quá trình hình thành và phát triển cũng như cấu trúc nhà cổ ở làng.
    6. Đóng góp của khoá luận
    Khoá luận nêu lên được hiện trạng của những ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà hiện nay một cách sát thực nhất, từ đó giúp những nhà quản lý văn hoá đưa ra những quy hoạch hợp lý nhất để bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống này.
    Đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về cấu trúc và chức năng trong nhà cổ ở làng Cự Đà nói riêng và của ngôi nhà cổ truyền của người Việt nói chung.
    Giúp người dân Việt Nam thấy được những giá trị của công trình kiến trúc cổ này.
    MỤC LỤC
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
    3. Mục đích nghiên cứu 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
    5. Phương pháp nghiên cứu 5
    6. Đóng góp của khoá luận 6
    B. PHẦN NỘI DUNG 7
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG CỰ ĐÀ VÀ HIỆN TRẠNG NHÀ CỔ Ở LÀNG 7
    1.1. Giới thiệu về làng Cự Đà 7
    1.1.1. Vị trí địa lý, dân cư và diện tích 7
    1.1.1.1. Vị trí địa lý 7
    1.1.1.2. Diện tích và dân cư 9
    1.1.2. lịch sử hình thành và phát triển 11
    1.1.2.1. Quá trình thành lập làng 11
    1.1.2.2. Quá trình phát triển 14
    1.2. Giới thuyết về nhà cổ và hiện trạng nhà cổ ở làng Cự Đà 16
    1.2.1. Giới thuyết về nhà cổ 16
    1.2.2. Hiện trạng nhà cổ ở làng Cự Đà 21
    1.2.2.1. Số lượng nhà cổ ở làng Cự Đà hiện nay 21
    1.2.2.2.Tình hình nhà cổ hiện nay ở làng Cự Đà 22
    Tiểu kết chương 1 28
    CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC NHÀ CỔ Ở LÀNG CỰ ĐÀ 29
    2.1. Một vài đặc điểm, cấu trúc của ngôi nhà cổ truyền người Việt 30
    2.1.1. Tổ chức không gian 30
    2.1.2. Vật liệu xây dựng đặc trưng 30
    2.1.3. Hướng nhà đặc trưng 32
    2.1.4. Mặt bằng tổng thể 33
    2.1.5. Kết cấu 34
    2.1.6. Trang trí trong và ngoài nhà 35
    2.2. Đặc điểm, cấu trúc của ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà 36
    2.2.1. Bố cục không gian 37
    2.2.2. Mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà chính 39
    2.2.3. Hướng nhà 41
    2.2.4. Vật liệu xây dựng 41
    2.2.5. Về mặt kết cấu kiến trúc và niên đại của ngôi nhà 41
    2.2.6. Điêu khắc, trang trí trong và ngoài nhà 44
    2.3. Sơ bộ nhận xét, đánh giá về cấu trúc nhà cổ ở làng Cự Đà 45
    Tiểu kết chương 2 47
    CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ CỔ Ở LÀNG CỰ ĐÀ 48
    3.1. Một số chức năng chính của nhà ở cổ truyền của người Việt 48
    3.1.1. Nhà ở đảm bảo nhu cầu cư trú của con người 48
    3.1.2. Chức năng kinh tế 49
    3.1.3. Tâm linh 50
    3.1.4. Chức năng giao tiếp 51
    3.2. Các chức năng của ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà 51
    3.2.1. Chức năng cư trú 52
    3.2.2. Chức năng lao động sản xuất 53
    3.2.3. Tâm linh 55
    3.2.4. Chức năng giao tiếp 55
    3.3. Sơ bộ nhận xét, đánh giá về chức năng nhà cổ ở làng Cự Đà 57
    Tiểu kết chương 3 58
    C. KẾT LUẬN 59
    TÀI LIỆU THAM KHẢO62
     
Đang tải...