Thạc Sĩ Bước đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh của một số chủng n

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Trong những năm gần đây, nền Nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu lương thực – thực phẩm trong nước, sản lượng nhiều loại nông sản xuất khẩu của Việt Nam được xếp vào hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của việc sản xuất nông sản hàng hóa ở nước ta còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực. Để khắc phục vấn đề này, sản xuất Nông nghiệp của Việt Nam hướng vào sản xuất an toàn và Phát triển bềnh vững, tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng nông sản. Theo đó, công tác giống cây trồng và bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng.

    Trong công tác phòng trừ bệnh hại cây trồng hiện nay chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc Hóa học như hiện nay (có trên 400 hoạt chất nông dược sử dụng ở Việt Nam, Cục Bảo Vệ Thực Vật), làm cho nhiều loài sâu, bệnh trở nên kháng thuốc, mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng và ảnh hưởng đến Sức khỏe của người tiêu dùng.

    Trước tình hình đó, biện pháp phòng trừ sâu hại bằng Sinh học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Nhiều tác nhân Sinh học, đáng chú ý là một số loại nấm, có thể đối kháng với một số nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Đồng thời, không những ngăn chặn một số bệnh hại trên đồng ruộng, những chế phẩm nấm đối kháng không ảnh hưởng đến những loài thiên địch bản xứ trong tự nhiên như động vật ăn thịt, ký sinh và côn trùng có ít. Sự bảo tồn các loài thiên địch tự nhiên này là chìa khóa vững chắc để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng một cách an toàn và hiệu quả. Các kết quả đã đạt được của việc phòng trừ nấm gây bệnh bằng phương pháp Sinh học cho thấy tính hiệu quả của nó, nấm gây bệnh không kháng thuốc, không gây ô nhiễm môi trường.

    Để khắc phục điều này, việc chọn lọc nhân nhanh số lượng, tăng cường sức sống cho các tác nhân đối kháng và đưa chúng trở lại môi trường tự nhiên là hết sức cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Bước đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh cùa một số chủng nấm Trichoderma sp.”
     
Đang tải...