Thạc Sĩ Bước đầu khảo nghiệm một số giống Keo, Bạch đàn đã được công nhận tại tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Bước đầu khảo nghiệm một số giống Keo, Bạch đàn đã được công nhận tại tỉnh Thái Nguyên

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 3
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 5
    1.1. Các nghiên cứu về chọn tạo giống keo và bạch đàn trên thế giới . 5
    1.1.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Keo 5
    1.1.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Bạch đàn 6
    1.2. Các nghiên cứu về chọn tạo giống Keo và Bạch đàn ở Việt Nam . 8
    1.2.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống keo . 9
    1.2.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống bạch đàn 11
    1.2.3. Kết quả nghiên cứu trồng rừng thâm canh ở Đồng Hỷ -Thái
    Nguyên 14
    CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
    NGHIÊN CỨU 16
    2.1. Điều kiện tự nhiên 16
    2.1.1. Vị trí địa lý 16
    2.1.2. Địa hình . 16
    2.1.3. Khí hậu 17
    2.1.4. Thủy văn 17
    2.1.5. Các nguồn tài nguyên 18
    2.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội 19
    2.2.1. Dân số, lao động, dân tộc 19
    2.2.2. Cơ sở hạ tầng . 20
    2.3. Đặc điểm của 02 mô hình khảo nghiệm . 21
    CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU23
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu . 23
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 23
    3.3. Giới hạn nghiên cứu . 23
    3.4. Nội dung nghiên cứu 24
    3.4.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng Keo lai ở điều kiện
    lập địa khác nhau . 24
    3.4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng Keo lá tràm ở điều
    kiện lập địa khác nhau . 24
    3.4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng Bạch đàn lai ở điều
    kiện lập địa khác nhau . 24
    3.5. Phương pháp nghiên cứu 24
    3.5.1. Phương pháp tiếp cận 24
    3.5.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu . 26
    CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 29
    4.1. Sinh trưởng của các giống keo lai (6/2010-6/2011) 29
    4.1.1. Sinh trưởng của các giống Keo lai trồng tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên
    . 29
    4.1.2. Sinh trưởng của các giống Keo lai trồng tại Phú Lương - Thái Nguyên
    . 38
    4.1.3. Đánh giá độ thẳng thân cây và tính hình sâu bệnh hại Keo lai trồng
    tại Thái Nguyên . 42
    4.1.4. Nhận xét tình hình sinh trưởng của Keo lai trồng khảo nghiệm tại
    2 địa điểm 43
    4.2. Sinh trưởng của các giống keo lá tràm (6/2010-6/2011) . 44
    4.2.1. Sinh trưởng của các giống Keo lá tràm trồng tại Đồng Hỷ - Thái
    Nguyên . 44
    4.2.2. Sinh trưởng của các giống Keo lá tràm tại Phú Lương - Thái
    Nguyên 48
    4.2.3. Đánh giá độ thẳng thân cây và tính hình sâu bệnh hại Keo lá tràm
    trồng tại Thái Nguyên . 52
    4.2.4. Nhận xét tình hình sinh trưởng của Keo lá tràm trồng khảo nghiệm
    tại 2 địa điểm . 53
    4.3. Sinh trưởng của giống bạch đàn lai (6/2010-6/2011) 54
    4.3.1. Sinh trưởng của các giống Bạch đàn lai trồng tại Đồng Hỷ - Thái
    Nguyên . 54
    4.3.2. Sinh trưởng của các giống Bạch đàn lai tại Phú Lương - Thái Nguyên
    . 58
    4.4.4. Nhận xét tình hình sinh trưởng của Bạch đàn lai trồng khảo
    nghiệm tại 2 địa điểm 63
    CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ . 65
    5.1. Kết luận 65
    5.2. Tồn tại và kiến nghị 65
    5.2.1. Tồn tại . 65
    5.2.2. Kiến nghị . 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH . 67

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay, sản lượng gỗ lấy ra từ rừng tự nhiên còn rất ít trong khí đó
    nhu cầu sử dụng các sản phẩm được chế biến từ gỗ ngày càng tăng, gỗ vẫn là
    nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Từ gỗ
    người ta có thể tạo ra được các loại sản phẩm khác nhau phục vụ cho đời
    sống sinh hoạt của con người nhờ công nghệ hiện đại. Chính vì vậy mà các
    nhà lâm nghiệp vẫn hàng ngày, hàng giờ tìm hiểu chọn lọc, nghiên cứư, lai
    tạo ra giống mới có năng suất và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị
    trường. Keo và Bạch Đàn là 2 loài cây trồng được nhà nước nghiên cứu, quan
    tâm và hướng tới. Chúng là cây mọc nhanh, thích nghi được trên nhiều loại
    đất khác nhau có biên độ sinh thái rộng, phù hợp với trồng rừng quy mô lớn.
    Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho công nghệ sản xuất giấy, ván nhân tạo,
    gỗ còn được sử dụng cho mục đích khác như xây dựng, đồ gỗ, trang trí nội
    thất, gỗ củi. Keo là loài cây trồng có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn Rhizobium
    và Brarhiobium có khả năng tổng hợp nitơ trong tự nhiên.
    Keo và Bạch Đàn là 2 trong những loài cây đáp ứng được mục tiêu
    trồng rừng sản xuất của nước ta trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
    Vì vậy đây là những loài cây trồng được sử dụng nhiều để trồng rừng sản
    xuất ở nhiều vùng sản xuất trên cả nước. Nói đến trồng rừng sản xuất thì năng
    suất rừng trồng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong đó công tác giống là vấn
    đề then chốt vì có giống tốt thì năng suất và chất lượng rừng mới tốt. Tuy
    nhiên việc đưa các loại cây trồng có chu kỳ kinh doanh ngắn vào trồng
    rừng trong những thập kỷ gần đây đã nâng cao năng suất rừng trồng song
    cũng có một số giống khi đưa vào trồng tại các vùng sinh thái khác nhau
    thì khả năng thích ứng và sinh trưởng khác nhau rõ rệt. Vì vậy khi lai tạo
    ra các giống tốt cần có những khảo nghiệm để đánh giá khả năng thích ứng
    với điều kiện sinh thái từng vùng là điều hết sức quan trọng quyết định
    việc lựa chọn cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao phát
    huy hết tiềm năng của giống.
    4
    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Đông Bắc, với
    diện tích rừng và đất rừng hơn 196.000 ha, chiếm tới 55% diện tích tự nhiên,
    trong đó đất rừng sản xuất có trên 91.000 ha thì việc chọn cây gì, giống gì
    đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng là yêu cầu cấp bách. Trong
    những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên rất chú trọng đến công tác trồng rừng
    phủ xanh đất trống đồi nuí trọc, phát triển kinh tế rừng. Các giống cây đưa
    vào trồng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các loài Keo, Bạch đàn, Mỡ nhưng
    các giống đưa vào trồng đều là những giống được trồng qua nhiều chu kỳ và
    hầu như chưa có khảo nghiệm cụ thể cho từng địa phương nên năng suất rừng
    trồng thấp, chi phí trồng rừng cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường,
    người dân chưa làm giầu được từ rừng nên việc nghiên cứu, lai tạo ra những
    giống cây lâm nghiệp mới cùng với việc xây dựng khu khảo nghiệm cho từng
    vùng sinh thái cụ thể cho từng loài cây, lựa chọn được các giống cây trồng
    phù hợp đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Xuấ t phát
    từ yêu cầu cấp bách đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Bước đầu khảo
    nghiệm một số giống Keo, Bạch đàn đã được công nhận tại tỉnh Thái
    Nguyên” là cần thiết.
    5
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Các nghiên cứu về chọn tạo giống keo và bạch đàn trên thế giới
    1.1.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Keo
    Chi Keo (Acacia) là chi thực vật quan trọng của nhiều nước với tổng số
    khoảng 1.200 loài (Boland et al, 1984) [34]. Theo các ghi chép của Trung tâm
    giống cây rừng Ôxtrâylia thì các loài Keo của Ôxtrâylia đã được trồng thử
    nghiệm trên 70 nước với diện tích khoảng 1.750.000 ha. Nhiều loài đã đáp
    ứng được mục tiêu công nghiệp, xã hội và môi trường như Keo lá tràm,
    Keo lá liềm và Keo tai tượng là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công
    nghiệp gỗ, bột giấy; một số loài khác như Acacia. colei, A. tumida lại có
    tiềm năng cung cấp gỗ củi, chống gió, hạt có thể làm thức ăn cho người
    (Cossalter, 1987) [31].
    Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trồng khảo nghiệm nhằm đánh giá
    năng suất và sự thích ứng của các giống Keo lai, Keo lá tràm trên các vùng
    sinh thái khác nhau. Các nhà khoa học Úc đã tiến hành đánh giá tình hình
    bệnh hại của các giống/dòng Keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tượng trên các
    vùng sinh thái ở bang Tasmania, Victoria và Queensland để chọn các
    giống/dòng vừa có sinh trưởng nhanh vừa có tính kháng bệnh (Mohammed,
    2003; Glen 2001). Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng kháng bệnh của các
    dòng Keo trên các vùng sinh thái là khác nhau, Keo lai vừa có sinh trưởng
    nhanh, vừa có tính kháng bệnh tốt.
    Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) sinh trưởng nhanh, có khả năng
    thích ứng với nhiều điều kiện sống khác nhau, đặc biệt ở những dạng lập địa
    bị thoái hóa hoặc đất trống đồi núi trọc. Gỗ keo lá tràm có thớ mịn, vân và
    màu sắc đẹp, tỷ trọng tương đối cao (0,5 – 0,7 g/cm
    3
    ) rất phù hợp để đóng đồ
    gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ (Pinyopusarerk, 1990) [37]. Đây là loài có nốt
    sần chứa Rhizobium và Bradyrhizobium có khả năng tổng hợp nitơ tự do
    trong khí quyển rất cao (Dart và cs, 1991) [29]. Là loài cây sinh trưởng khá,
    6
    có thể đạt chiều cao 15 – 18m, đường kính ngang ngực 15 – 20 cm ở tuổi 10 –
    12 trên các điều kiện lập địa thích hợp. Nghiên cứu khảo nghiệm loài Keo này
    ở một số nước cho thấy: trên đảo Sabah, Malaysia Keo lá tràm 4 tuổi đạt
    chiều cao 14,3m, đường kính 11cm; trên đảo Gia-va, Indonesia tăng trưởng
    bình quân năm của Keo lá tràm đạt 15 – 20m
    3
    /ha/năm, trên các loại đất xấu
    đạt 8 – 12 m
    3
    /ha/năm. Năng suất rừng trồng giảm mạnh khi lượng mưa thấp
    và khô hạn kéo dài, trên đất nông vùng nửa khô hạn ở Tây Bengal, năng suất
    chỉ đạt 5m
    3
    /ha/năm ở tuổi 15. Điều đó chứng tỏ điều kiện lập địa có ảnh
    hưởng rất lớn đến năng suất rừng Keo lá tràm.
    Keo lai tự nhiên giữa Acacia mangium và Acacia auriculiformis được
    phát hiện đầu tiên vào năm 1970 ở Sabah, Malaysia (FAO, 1982). Những cây
    lai này ở UluKukut đã thấy có kích thước lớn hơn, dạng cành và thân tròn đều
    hơn các Keo tai tượng đứng gần đó, ngoài ra keo lai còn có dấu hiệu cho thấy
    tỷ trọng gỗ và một số tính chất có hơn cây mẹ (Rufelds, 1987) [39]. Từ năm
    1992, ở Inđônêxia đã bắt đầu có thử nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô
    phân sinh, cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm (Umboh và cs, 1993). Ngoài ra,
    Keo lai tự nhiên còn tìm thấy trong giao ươm Keo tai tượng (lấy giống từ
    Malaysia) của Trạm nghiêm cứu Jon-Pu của Viện nghiên cứu Đại học Lâm
    nghiệp Đài Loan năm 1998, ở khu trồng Keo tai tượng tại Quảng Châu
    (Trung Quốc). Năm 1988, Rufelds đã đưa ra phương pháp xác định cây con
    Keo lai tại vườn ươm để các cán bộ kỹ thuật dễ dàng nhận biết và tách riêng
    chúng ra khỏi các lô hạt Keo tai tượng và Keo lá tràm. Sau này, Edmun Gam
    và Sim Bun Liang (1991) đã đưa ra các bảng đơn giản để đánh giá Keo lai ở
    vườn ươm. Có thể nói đây là loài sinh trưởng tốt hơn bố mẹ của chúng và đã
    được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
    1.1.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Bạch đàn
    Chi Bạch đàn (Eucalyptus) là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae)
    bao gồm trên 500 loài và được phân thành nhiều chi phụ khác nhau, chủ yếu
    gặp ở Ôxtrâylia, Indonesia. Trong những năm qua, diện tích trồng Bạch đàn
    trên thế giới đã tăng lên đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong trồng rừng
    cung cấp nguyên liệu giấy, ván dăm, gỗ xây dựng và đồ nội thất. Tổng diện
    7
    tích rừng trồng Bạch đàn trên thế giới đến năm 2000 là 17,9 triệu ha, tập t rung
    chủ yếu ở các nước Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Zimbabwe và các
    nước khu vực Đông Nam Á. Với những cố gắng về chọn giống, sử dụng các
    dòng vô tính cao sản và các biện pháp thâm canh mà năng suất rừng trồng
    Bạch đàn đã tăng lên vượt bực ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Brazin,
    Công-gô, Nam Phi.
    Nghiên cứu của Glori (1993) về lai giống thuận nghịch giữa các loài
    Bạch đàn đã thấy thể tích viên trụ ở cây 4 năm tuổi của tổ hợp lai thuận E.
    pellita x E.urophyla là 180,9 dm
    3
    /cây, tổ hợp lai nghịch E. urophyla x E.
    pellita là 145,7 dm
    3
    /cây, trong khi E. pellita là 35 dm
    3
    /cây, E. urophyla là
    25,8 dm
    3
    /cây. Như vậy, đổi vị trí của cây lai bố mẹ trong phép lai thuận
    nghịch đã làm thay đổi sinh trưởng của cây lai, hay ưu thế lai chịu ảnh hưởng
    của tế bào chất.
    Theo Martin (1989) thì đến năm 1989 đã có hơn 20 tổ hợp lai khác loài
    được tạo ra ở chi Bạch đàn, trong đó chủ yếu là nhóm E. grandis và E.
    urophyla được dùng làm cây mẹ. Năm 1975, Viện nghiên cứu lâm nghiệp
    Quảng Tây (Trung Quốc) đã lai giữa E.saligna với E.exserta tạo ra được một
    số tổ hợp lai có khả năng vượt trội hơn loài E.exserta tới 82% về thể tích thân
    cây, trong đó tổ hợp lai E.exserta x E.saligna có sinh trưởng nhanh hơn tổ
    hợp lai E.saligna x E.exserta, giống lai giữa Bạch đàn E. saligna với Bạch
    đàn liễu E. microcorys có khả năng chống chịu được gió bão tốt, thích
    hợp cho vùng biển (Shuxiong, 1989). Các tổ hợp lai thuận nghịch giữa E.
    urophyla và E. grandis cũng được tạo ra ở Trung Quốc (Wang và Yang,
    1996; Rezende Gabriel và Rezende M arcos, 2000), trong đó có một số rất
    thích hợp với điều kiện lập địa vùng đồi, có khả năng chống chịu gió và
    cho năng suất 45 – 48 m
    3
    /ha/năm như E. urophyla x E.tereticornis
    TH9211-LH4-6 (Bai và Tridasa, 2000).
    Venkatesh và Sharma (1976, 1977) đã nghiên cứu ưu thế lai về sinh
    trưởng và tính nở hoa sớm. Ưu thế lai thể hiện sức đề kháng nấm, chống chịu
    rét và sương muối hơn loài thuần. Ưu thế lai về sinh trưởng và tính chịu lạnh

    TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
    Tiếng Việt:
    1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006. Tiêu chuẩn ngành 04 TCN
    147-2006, http//www.dof.mard.gov.vn
    2. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, 2004. Chọn các loài cây ưu tiên cho các
    chương trình trồng rừng ở Việt Nam, Bộ NN&PTNT – Chương trình hỗ
    trợ ngành lâm nghiệp và đối tác.
    3. Đặng Văn Thuyết, 2010. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu hệ thống
    biện pháp kỹ thuật gây trồng Keo, Bạch đàn, Thông Caribe cung cấp gỗ
    lớn”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
    4. Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình, 2001. Đánh giá tiềm năng sản xuất
    đất lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản thống kê. 203 trang.
    5. Hà Huy Thịnh, 2010. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống
    nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ
    lực”. Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng – Viện Khoa học lâm nghiệp
    Việt Nam.
    6. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (1998) – Cải thiện giống cây rừng –
    Trường Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp năm 1998.
    7. Lê Đình khả, 1999. Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo tai
    tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,
    207 trang.
    8. Lê Đình Khả, 2001, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN08.04: “Chọn tạo giống
    và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu”. Trung tâm
    nghiên cứu giống cây rừng – Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
    9. Lê Đình Khả, 2002. Nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài
    cây trồng rừng chủ yếu. Đề tài cấp Nhà nước KHCN 08-04. Giai đoạn 1:
    1996-2001, Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
    10. Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây
    trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 292 trang.
    11. Lê Đình Khả, 2004. Một số giống cây trồng rừng có triển vọng cho trồng
    rừng sản xuất vùng Bắc Trung bộ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
    Nông thôn, số 6/2004, trang 753-755.
    12. Lê Đình Khả, Đoàn Ngọc Dao, 2004. Kết quả mới về khảo nghiệm giống
    Keo lai trên một số vùng sinh thái của nước ta. Tạp chí Nông nghiệp và
    Phát triển Nông thôn số 3/2004, trang 392-394.
    13. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh và cộng tác viên, 2005. Giống keo lai và
    triển vọng gây trồng. KHCN NN&PTNT 20 năm đổi mới – Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn – Tập 5, trang 146 – 154.
    14. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Nguyễn Việt Cường, 2005. Cải thiện giống
    Bạch đàn cho các chương trình trồng rừng ở Việt Nam. KHCN
    NN&PTNT 20 năm đổi mới – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    – tập 5, trang 169 – 178.
    15. Lê Đình Khả, Hoàng Quốc Lâm, Nguyễn Việt Cường, 2002. Khả năng
    sinh trưởng trên một số lập địa và tiềm năng bột giấy của một số dòng
    bạch đàn lai. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. trang 73-74.
    16. Lê Đình Khả, Nguyễn Văn Thảo, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Đình Hải, Phí
    Hồng Hải, Hồ Quang Vinh, 1999. Báo cáo khảo nghiệm giống Keo lai ở
    một số vùng sinh thái chính tại nước ta. Viện Khoa học lâm nghiệp Việt
    Nam, 24 trang.
    17. 17. Lê Đình Khả, 2006. Lai giống cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
    Hà Nội (2006).
    18. Nguyễn Hải Tuất, 1982. Thống kê toán học trong lâm nghiệp. Nhà xuất
    bản Nông nghiệp, 289 trang.
    19. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả, 2000. Kết quả khảo nghiệm loài và
    xuất xứ Keo Acacia vùng thấp ở Việt Nam. Viện Khoa học lâm nghiệp
    Việt Nam, Hà Nội, 25 trang.
    20. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài keo Acaccia ở Việt Nam.
    Nhà xuất bản Nông nghiệp. 132 trang.
    21. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài keo Acacia ở Việt Nam.
    Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...