Luận Văn Bước đầu đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại IV

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bống Hà, 2/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Mọi sự vật đều tồn tại và phát triển theo không gian và thời gian trong thể thống nhất của sự vật đó. Môi trường sống của con người và sinh vật cũng tồn tại và phát triển không nằm ngoài quy luật đó. Dân số đô thị trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang tăng nhanh chóng. Xu thế đô thị hóa hiện nay đã dẫn đến sự hình thành các siêu đô thị (quy mô dân số trên 4 triệu người). Đến nay, trên thế giới có 20 siêu thị với quy mô dân số trên 10 triệu người, trong đó châu Á có 11, châu Mỹ có 7, và châu Phi có 2. Sự hình thành các siêu đô thị tại nhiều nước trên thế giới gây ra những vấn đề khó khăn và phức tạp đối với chất lượng môi trường sống: ô nhiễm do công nghiệp, do giao thông vận tải, tiêu tốn nguyên – nhiên liệu, năng lượng, xử lý rác thải, các vấn đề xã hội Vấn đề môi trường càng trở nên phức tạp do sự hình thành các nhóm dân cư nghèo phải sống trong những khu vực “ổ chuột”, thiếu thốn điều kiện vệ sinh, tiện nghi, dịch vụ, các vấn đề văn hóa – xã hội
    Hiện tại, Việt Nam có khoảng 500 thành phố, thị trấn trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang là 2 trung tâm tập trung dân cư lớn nhất nước. Nếu không có biện pháp kiểm soát đô thị đúng mức thì chắc chắn cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành siêu đô thị với những vấn đề môi trường rất phức tạp. Do đó, việc kết hợp các chính sách phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch các khu, các cụm, các tỉnh thành trong nước nhằm tránh việc hình thành các siêu đô thị là việc làm có ý nghĩa quan trọng, xét trên cả khía cạnh kinh tế lẫn xã hội và môi trường.
    Hòa vào xu hướng đô thị hóa tại nhiều nơi trên cả nước, Long An cũng từng bước chuyển mình nhằm thu hút việc đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người dân cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển chung trên nhiều mặt của xã hội. Long An được chia làm 1 thị xã, và 13 huyện. Theo dự kiến, tốc độ đô thị hóa của tỉnh đến năm 2010 là 62%, các vùng ven quốc lộ 1A gồm địa bàn các huyện Thủ Thừa, Bến Lức, Tân Trụ, Châu Thành và thị xã Tân An sẽ có mức độ đô thị hóa từ 38 – 45% với 2 trung tâm lớn là thị xã Tân An (đô thị loại III nhưng có triển vọng lên đô thị loại II) và thị trấn Bến Lức (hiện đang là đô thị loại V sẽ nâng lên đô thị loại IV). Vùng Cần Đước, Cần Giuộc, dự báo mức đô thị hoá của vùng sẽ xấp xỉ 30 – 35%. Vùng phía Bắc Bến Lức, phía Bắc Thủ Thừa và vùng Đức Hoà, Đức Huệ, dự báo mức đô thị hoá có thể đến 35 – 40%. Vùng Đồng Tháp Mười gồm các huyện còn lại của Long An gồm Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hoá, Mộc Hóa cũng được xem là trung tâm của sự đô thị hoá (25 – 30%). Nhìn chung, đô thị hóa được xem là nhu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội, để hoà nhịp với xu hướng phát triển đó, Mộc Hóa cũng đang dần thay đổi và phát triển từng bước về mọi mặt để trở thành một đô thị phát triển hơn.
    Bên cạnh nhu cầu đô thị hóa tại Mộc Hóa, thị xã Tân An, và các huyện khác trong toàn tỉnh thì cần phải chú ý đến hiện trạng môi trường tại đây. Theo báo cáo của Phòng Quản lý Môi trường thuộc Sở Tài nguyên Môi trường Long An cho thấy tình hình nước ngầm bị khai thác quá mức, công trình xử lý nước thải tại các nhà máy chưa tốt cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước không khí, tình hình sử dụng đất hiện nay do nhu cầu xã hội càng phát triển, không có sự quản lý chặt chẽ của địa phương nên việc khai thác bừa bãi gây ô nhiễm nghiêm trọng .
    Vấn đề đặt ra là: “Phát triển kinh tế và quản lý môi trường bền vững là những yếu tố bổ sung cho nhau. Không có bảo vệ môi trường thích hợp, phát triển sẽ kém bền vững, các cam kết môi trường sẽ bị thất bại”. Khi đô thị càng phát triển thì vấn đề môi trường trong hiện tại và tương lai có được quan tâm đúng mức không? Các giải pháp, kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ như thế nào? Vấn đề bảo vệ môi trường và việc phát triển kinh tế – xã hội sẽ được tiến hành chặt chẽ song song?
    Đứng trước tốc độ đô thị hóa tại các tỉnh, các thị trấn nói chung và Mộc Hóa nói riêng, cần lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế – xã hội, đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ tương tác về mặt môi trường. Đề tài “Bước đầu đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại IV” được thực hiện. Hy vọng rằng đề tài sẽ đóng góp cho huyện Mộc Hóa một số giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của vùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...