Thạc Sĩ Bước đầu đánh giá tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại Công ty Lâm nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    [h=1]Để hoàn thành chương trình đào tạo khoá học và đánh giá chất lượng sinh viên trước khi ra trường. Được sự cho phép của khoa Lâm học - Bộ môn Lâm sinh, tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp: “Bước đầu đánh giá tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại Công ty Lâm nghiệp Lục Nam - Bắc Giang’’. Với sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Vũ Đại Dương và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn. Qua hơn ba tháng làm việc nhiệt tình, khẩn trương và nghiêm túc đến nay khoá luận đã hoàn thiện. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo khoa Lâm học. Đặc biệt là thầy giáo Vũ Đại Dương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.[/h]Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty, cán bộ nhân viên, bà con thôn bản xã Đông Phú đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công tác ngoại nghiệp. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khoá luận.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp và năng lực của bản thân có hạn, mặt khác đây là lần đầu tôi làm quen với công tác nghiên cứu, nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Xuân Mai, tháng 05 năm 2010
    Sinh viên thực hiện


    Đinh Thị Mai

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hệ sinh thái rừng chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên đặc biệt và có tác dụng nhiều mặt. Rừng cung cấp nhiều hơn những giá trị không chỉ là các sản phẩm gỗ mà còn cung cấp nguồn nước sạch nơi vui chơi giải trí bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sống. Nhận thức rõ vai trò của rừng, đã có rất nhiều biện pháp chương trình nhằm phục hồi rừng tự nhiên, cũng như trồng rừng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lâm sản và giá trị bảo vệ môi trường của rừng. Do vậy diện tích rừng của Việt Nam đặc biệt là rừng trồng đã tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua. Điều này được minh chứng rõ ràng là nếu như năm 1990 Việt Nam chỉ có 745.000 (ha) rừng trồng thì diện tích này là 1.471.000(ha) vào năm 1999 và 2.464.000(ha) vào năm 2006 đưa độ che phủ của rừng đạt 38% (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2007).
    Những năm gần đây một số loài cây nhập nội như Bạch đàn, Keo đã tỏ ra thích ứng với rừng cung cấp nguyên liệu, tuy nhiên với mục tiêu phát triển bền vững có một số loài cây nhập nội tỏ ra không đáp ứng cho vấn đề bảo vệ môi trường. Vì vậy, hiện nay trong công tác trồng rừng ở nước ta Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang có xu hướng bổ sung cơ cấu cây trồng bằng các loài cây bản địa.
    Các loài cây bản địa có khả năng thích ứng và có tốc độ sinh trưởng khác nhau ở hoàn cảnh nơi trồng rừng khác nhau. Khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, hoàn cảnh sống và tốc độ sinh trưởng cũng thay đổi theo thời gian và không gian nhất định. Do vậy, việc nghiên cứu sinh trưởng của các loài cây bản địa trong những điều kiện tự nhiên và biện pháp kỹ thuật gây trồng cụ thể là một việc làm cần thiết, làm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn cây trồng phù hợp để góp phần đẩy nhanh công tác phát triển rừng theo hướng phát triển bền vững thoả mãn yêu cầu kinh tế, sinh thái môi trường và xã hội cho các vùng kinh tế sinh thái.
    Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của ngành Lâm nghiệp và của địa phương, tại Công ty Lâm nghiệp Lục Nam - Bắc Giang đã gây trồng một số loài cây bản địa. Hiện nay một số loài sinh trưởng khá nhanh và tỏ ra có triển vọng nhưng chưa có một tổng kết, đánh giá về các loài cây này. Để góp phần nâng cao hiểu biết và xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề ra các quy trình, quy phạm kỹ thuật gây trồng những loài cây này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Bước đầu đánh giá tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại Công ty Lâm nghiệp Lục Nam - Bắc Giang”.





















    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Đánh giá sinh trưởng cây rừng nói chung và đánh giá sinh trưởng các loài cây bản địa nói riêng là một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong kinh doanh rừng, nhằm lựa chọn các loài cây phù hợp cho từng khu vực để đưa các loài cây này vào công tác trồng rừng và làm giàu rừng. Do vai trò và tầm quan trọng của việc lựa chọn cây trồng mà từ lâu đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu:
    1.1. Trên thế giới
    Trong những năm gần đây có nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công rừng trồng các loài cây bản địa. Trong các loài cây bản địa, các loài thuộc chi Paulownia đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học đặc biệt là ở Châu Á. Viện hàn lâm Lâm nghiệp Trung Quốc (CAF) đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống từng phân loại, đặc tính sinh thái, phân bố đến kỹ thuật gây trồng và sử dụng các loài cây trong chi Paulownia.
    Tại Châu Á, Thái Bình Dương, nhiều nước đã trồng thành công và biến vùng này thành thị trường truyền thống gỗ Tếch trên thế giới với sản lượng 4 triệu m[SUP]3[/SUP]/năm lấy từ gỗ có đường kính 6cm trở lên.
    Riêng Thái Lan [12], ở Huay sompoi đã khảo nghiệm 8 xuất xứ của Tếch và lựa chọn được 2 xuất xứ sinh trưởng tốt nhất là:
    - Xuất xứ Huay sompoi.
    - Xuất xứ phayao.
    Tại Kasma Forest Technology Center (Nhật Bản) [17] đã thiết lập hàng loạt các mô hình rừng nhiều tầng tán bao gồm nhiều loài cây và nhiều cấp tuổi, trồng ở nhiều nơi với độ cao khác nhau. Đặc biệt ở vùng Tsucuba có độ cao dưới 876m so với mặt nước biển đã trồng loài cây Tuyết tùng (Japanese ceder) và một số loài khác để tạo ra những lâm phần bền vững có giá trị và họ đã nhận thấy có sự tác động qua lại khi tương hỗ, khi cạnh tranh giữa các loài được trồng trong lâm phần.
    Tại Malaisia, năm (1999) [22] trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đã giới thiệu cách thiết lập mô hình rừng hỗn loài trên 3 đối tượng: Rừng tự nhiên, rừng trồng Keo tai tượng (Acacia Mangium) 10 – 15 tuổi và 2 - 3 tuổi. Dự án đã sử dụng 23 loài cây bản địa có giá trị, trồng theo băng 30 mét trong rừng tự nhiên. Trên băng trồng 6 loài cây bản địa. Trồng 14 loài cây bản địa dưới tán rừng Keo tai tượng theo 2 khối thí nghiệm:
    Khối A: Mở băng 10m trồng 3 loài cây bản địa.
    Mở băng 20m trồng 7 hàng cây bản địa.
    Mở băng 40m trồng 15 hàng cây bản địa.
    Khối B: Chặt 1 hàng Keo tai tượng trồng 1 hàng cây bản địa.
    Chặt 2 hàng Keo tai tượng trồng 2 hàng cây bản địa.
    Chặt 4 hàng Keo tai tượng trồng 4 hàng cây bản địa
    Kết quả cho thấy trong 14 loài cây trồng thuộc khối A có 3 loài: Shorea roxburrghii; Shorea ovalis; Shorea leprossula sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt nhất. Tỷ lệ sống không khác biệt, sinh trưởng chiều cao cây trồng tốt ở băng 10m và băng 40m. Băng 20m không thoả mãn điều kiện sinh trưởng chiều cao. Khối B có tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao tốt khi trồng 1 hàng, sinh trưởng đường kính tốt cho công thức trồng 6 hàng và 16 hàng.
    Tại Đài Loan và một số nước Châu Á sau khi đã trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng cây lá kim đã tiến hành gây trồng cây bản địa dưới tán rừng này. Kết quả đã tạo ra những mô hình rừng hỗn giao bền vững, đạt năng suất cao, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ chống xói mòn đất, hạn chế dịch bệnh và lửa rừng.
    Qua những nghiên cứu trên cho thấy cây bản địa đã được rất nhiều tác giả quan tâm. Nhiều loài cây có giá trị kinh tế như: Tếch, Liễu Sam đã được chọn để phục vụ trồng rừng. Tuy nhiên còn có rất nhiều loài cây bản địa vẫn chưa được nghiên cứu về khả năng sinh trưởng trên những lập địa cụ thể nên việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng một số loài cây bản địa là thật cần thiết, đặc biệt là đối với các loài cây bản địa ở Việt Nam.

    1.2. Ở Việt Nam
    PGS - PTS Nguyễn Xuân Quát, PTS Vũ Văn Mễ và Đoàn Bổng năm 1983 - 1985 nghiên cứu đề tài: “Bước đầu xác định loại cây trồng cho các vùng kinh tế Lâm nghiệp”. Kết quả đề tài đã tổng hợp được cơ cấu cây trồng cho 9 vùng kinh tế Lâm nghiệp, trong đó có một số loài cây gỗ bản địa [19].
    Kỹ sư Hoàng Văn Sơn (Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Phù Ninh - Phú Thọ) năm 1993 - 1994 khi nghiên cứu đề tài: “So sánh sinh trưởng và chất lượng các loài cây gỗ trồng thử nghiệm tại vùng phát triển Lâm nghiệp (FDA)”, Đề tài đã lựa chọn ra một số loài cây gỗ có triển vọng phát triển để gây trồng trên quy mô lớn như Lát hoa, Xoan nhừ, Tếch, Đinh thối, Sa Mộc, Lát hoa [14].
    Kỹ sư Lê Mộng Chân (1997) đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kết quả gây trồng các loài cây rừng tại vườn sưu tập Thực vật khu núi Luốt - Trường ĐHLN ”. Kết quả đề tài đã xác định được một số loài cây thích ứng với điều kiện lập địa [2].
    Nguyễn Bá Chất (1995) khi nghiên cứu phục hồi rừng Sông Hiếu (1981 - 1985) đã thí nghiệm gây trồng hỗn loài Lát hoa với loài cây bản địa khác: Lim xẹt (P.tonkinensis), Giổi (Michelia sp), Thôi chanh (Evodia bodinieri), Lõi thọ (Gmelina arborea) nhằm tạo cấu trúc hợp lý [4].
    Phùng Ngọc Lan (1994), nghiên cứu một số đặc tính sinh thái loài Lim xanh (E fordii) đã xác nhận: Vùng phân bố của loài Lim xanh rất rộng và có mặt hầu hết các tỉnh phía Bắc nước ta [9].
    Ngoài ra còn nhiều đề tài, chuyên đề của sinh viên đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá sinh trưởng của những loài cây đã được gây trồng để góp phần làm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn cây trồng phục vụ công tác trồng rừng và làm giàu rừng cho từng khu vực như:
    Sinh viên Mai Văn Thành (1997) nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng - phát triển của một số loài cây rừng đã được sưu tập và gây trồng tại vườn Thực vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương” [20].
    Sinh viên Đỗ Văn Định (1999) đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và sinh trưởng của một số loài cây bản địa được trồng thử nghiệm tại vườn Thực vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương”. Đề tài đã lựa chọn được 3 loài trong tổng số 10 loài cây có sức sinh trưởng nhanh phù hợp với điều kiện gây trồng như: Dẻ Lơ công, Lát xoan,Trám ba cạnh [7].
    Sinh viên Trần Quang Phương (1999) đã nghiên cứu đề tài : “Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ trồng trong vườn thực vật - Vườn quốc gia Cúc Phương’’. Đề tài đã lựa chọn được 4 loài cây bản địa có tốc độ sinh trưởng nhanh như: Tô hạp Điện Biên, Xoan đào, Dẻ đá, Giổi bà có thể đưa vào trồng rừng và làm giàu rừng [18].
    Sinh viên Phạm Trung Kiên 1999 đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ gây trồng tại Đoan Hùng - Phú Thọ”, đã xác định một số loài có tốc độ sinh trưởng nhanh như: Xoan đào, Giổi bà, Long não, Trám trắng [9].
    Sinh viên Lê Anh Tuấn (1999) nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và tình hình gây trồng và tình hình sinh trưởng của một số loài cây bản địa được trồng thử nghiệm tại vườn Thực vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương” [23].
    Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Thìn (1999) đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng dưới tán rừng Thông tại núi Luốt Trường ĐHLN Xuân Mai - Hà Tây”. Đề tài đã xác định được một số loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh như: Sồi phảng, Đinh thối, Muồng, Long não [21].
    Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã giải quyết khá đầy đủ các vấn đề đánh giá sinh trưởng cho riêng từng loài cây hoặc cho một số loài cây bản địa đã được gây trồng ở một số địa phương. Việc nghiên cứu sinh trưởng của các loài cây gỗ bản địa gây trồng tại Công ty Lâm nghiệp Lục Nam - Bắc Giang chưa được tác giả nào đề cập đến. Vì vậy khoá luận này được tiến hành nhằm khắc phục một phần những tồn tại nói trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...