Luận Văn Bước đầu đánh giá môi trường chiến lược cho Quy hoạch tổng thể khu kinh tế tổng hợp Vịnh Vân Phong –

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hoà cách thành phố biển Nha Trang khoảng 80 km về phía Bắc. Đây là một vùng địa hình phong phú, có hệ sinh thái đa dạng bao gồm: rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật biển nông ven bờ, bờ biển, bãi biển và nhiều cồn cát, đặc biệt có hệ thống đảo, bán đảo, có cảnh quang đẹp và hấp dẫn, và là khu vực có vịnh sâu và kín gió.
    Vịnh Vân Phong cách hải phận Quốc Tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải: Châu Au – Bắc Á, Châu Uc – Đông Bắc Á và Đông Nam Á – Đông Bắc Á, có nhiều lợi thế trong mối quan hệ với vùng Châu Á Thái Bình Dương. Với đặc thù là điểm hội tụ lý tưởng của các cảng trên bán đảo Đông Dương và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng vịnh và có độ sâu trung bình 20 – 27 m, kín gió, nằm gần đường hàng hải Quốc Tế là điều kiện quan trọng cho khai thác kinh tế cảng biển: cảng trung chuyển quốc tế, dịch vụ, thương mại, du lịch.
    Định hướng quy hoạch xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vịnh Vân Phong đến 2020 đã được lập 2001 và được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 301/QĐ-TTg, ngày 22/04/2002, trong đó khu vực Vịnh Vân Phong được xác định là “Khu kinh tế tổng hợp đa ngành gồm: du lịch, dịch vụ, cảng, công nghiệp, nuôi trồng hải sản, trong đó du lịch – dịch vụ giữ vai trò chủ đạo”.
    Để khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng to lớn của Vịnh Vân Phong, tháng 7/ 2005, Bộ xây dựng đ thực hiện việc lập quy hoạch khu kinh tế Vịnh Vân Phong, quy hoạch chi tiết cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
    Trong quy hoạch Vịnh Vân Phong có đề cập đến các chương trình bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững nhưng vẫn còn ở mức độ sơ lược.
    Khi triển khai quy họach trên thực tế , việc dự kiến trước các vấn đề môi trường bức xúc xảy ra để đề ra các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động đến môi trường của Vịnh văn Phong là việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Một trong các công cụ dự báo các tác động môi trường và vạch ra kế họach ngăn ngừa và giảm thiểu là đánh giá môi trường chiến lược, đã được Nhà nước đưa vào Luật bảo vệ Môi trường năm 2005.
    Nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá môi trường chiến lược đối vớic yêu cầu phát triển bền vững của Vịnh Vân Phong nói riêng và Tỉnh Khánh Hoà nói chung, đề tài “ Bước đầu đánh giá môi trường chiến lược cho Quy hoạch tổng thể khu kinh tế tổng hợp Vịnh Vân Phong – Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020” được chọn làm chủ đề cho đồ án tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Thu, lớp 02MT04, khoa Môi Trường & Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Kỹ Thuật – Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
    2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
    Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đối với QHTT khu KTTH Vịnh Vân Phong nhằm phát hiện ra các vấn đề môi trường có thể phát sinh, từ đó đưa ra các cảnh báo sớm và các giải pháp giúp các cơ quan quản lý tốt hơn, giảm thiểu các tác động môi trường trong quá trình triển khai quy hoạch.
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    - Phạm vi đánh giá môi trường chiến lược giới hạn trong phạm vi Vịnh Vân Phong – Tỉnh Khánh Hoà
    - Căn cứ để đánh giá là bản quy họach khu kinh tế tổng hợp Vịnh Vân Phong – Tỉnh Khánh Hoà
    - Thời gian nghiên cứu: 12 tuần (từ 09/04/2007 đến 30/06/2007)

    4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: gồm những vấn đề sau
    - Phân tích tổng quan về phương pháp ĐGMTCL
    - Phân tích tổng quan về khu KTTH Vịnh Vân Phong.
    - Phân tích hiện trạng môi trường Vịnh Vân Phong.
    - Mô tả quy hoạch tổng thể khu KTTH Vịnh Vân Phong – tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.
    - Dự báo các tác động môi trường của quy hoạch tổng thể khu KTTH Vịnh Vân Phong – tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.
    - Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường Vịnh Vân Phong đến năm 2020.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    a. Tìm hiểu và chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan về ĐGMTCL
    b. Phương pháp thu thập số liệu:
    - Thu thập các số liệu có liên quan đến Tỉnh Khánh Hoà mà đặc biệt là Vịnh Vân Phong.
    - Thu thập các kết quả đánh giá hiện trạng môi trường của Huyện Ninh Hoà, Huyện Vạn Ninh và tỉnh Khánh Hoà.
    - Thu thập tài liệu về bản quy hoạch tổng thể khu kinh tế tổng hợp Vịnh Vân Phong.
    - Thu thập số liệu về dân số, tình hình khai thác tài nguyên thiên nhiên và lượng chất thải từ các nhà máy, khu dân cư của huyện Ninh Hoà, huyện Vạn Ninh, Vịnh Vân Phong và khu vực lân cận thật chính xác và mới nhất.
    - Chọn lọc tài liệu và số liệu thật chính xác, thật tiêu biểu và thật khoa học.
    - Sau khi chọn lọc số liệu thích hợp ta tiến hành xử lý.
    c. Phương pháp khảo sát thực địa:
    Khảo sát thực địa ở những khu vực có vấn đề môi trường nghiêm trọng và chụp hình minh hoạ. Các tài liệu về chất lượng môi trường dựa trên các tư liệu hiện có liên quan đến khu vực nghiên cứu.
    d. Phương pháp mô hình hoá:
    Phương pháp mô hình hoá được ứng dụng rất rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau. Riêng trong lĩnh vực môi trường phương pháp mô hình được áp dụng cho các mục đích sau:
    - Dự báo và dự đoán chất lượng môi trường.
    - Hỗ trợ và ra quyết định trong quy hoạch và phát triển bền vững.
    e. Phương pháp ma trận môi trường:
    Phương pháp này được ứng dụng để phân tích vấn đề và mức độ bức xúc về môi trường trên từng phương pháp phát triển. Liệt kê các thành tố môi trường có thể bị dự án quy hoạch tổng thể tác động theo cột dọc của bảng ma trận và liệt kê các hoạt động dự án theo hàng ngang. Đánh dấu hay cho điểm quan hệ giữa thành tố môi trường và hoạt động của dự án tuỳ theo tính chất và mức độ tác động vào các ô tương đương.
    g. Tham khảo ý kiến chuyên gia:
    - Tham khảo ý kiến của Thầy hướng dẫn
    - Tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý môi trường tỉnh Khánh Hoà, đặc biệt là cán bộ quản lý môi trường ở hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hoà.
    - Tham khảo ý kiến các chuyên gia môi trường về ĐGMTCL .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...