Luận Văn Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở huyện Sa

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Việt Nam là nước đang phát triển, tuy nhiên vẫn còn là nước nghèo, sự phát triển giữa các vùng, các dân tộc còn có nhiều chênh lệch và không đồng đều, các khu vực kém phát triển chủ yếu là các vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu trong đường lối chiến lược, chính sách của Đảng và nhà nước ta nhằm dần đưa đất nước đi lên, hướng tới sự phát triển bền vững. Huyện Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn. Nơi đây trong những năm qua đã có những bước chuyển mình mới trong phát triển kinh tế, đời sống đồng bào ngày càng được năng cao và đi vào ổn định. Với độ cao trung bình 1500 mét trên dãy Hoàng Liên Sơn, nơi đây là một phần của Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn. Có khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, tính đa dạng sinh học rất cao nên huyện Sa Pa có lợi thế đặc biệt trong việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi thế đó phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, huyện Sa Pa cần phải làm nhiều việc nữa.
    Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Quản lý Môi trường và Đô thị - Đại học Kinh tế Quốc dân, khi thực tập tại Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lào Cai, tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững ở huyện Sa Pa. Với đề tài tốt nghiệp “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ”, Tôi cố gắng thiết lập cho mình một cái nhìn tổng quan về một lĩnh vực rộng lớn và khó khăn này. Đây cũng là lĩnh vực mà chính quyền địa phương đang rất quan tâm.
    Vì thời gian hạn hẹp, trình độ phân tích và kiến thức còn nhiều hạn chế, đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, rất mong nhận được góp ý, chỉ dạy của các thầy cô và các bạn để tôi có thể tiến bộ hơn.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các cây dược liệu tự nhiên đang được khai thác, được trồng với mục đích thương mại, mục đích bảo tồn ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
    Để có được cái nhìn tổng quan về công tác dược liệu ở huyện Sa Pa, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đề tài có bố cục như sau:
    Chương I: Bảo tồn nguồn gen dược liệu là biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế.
    Chương II: Tình hình khai thác tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa trong thời gian qua.
    Chương III: Bước đầu đánh giá hiệu quả khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa.
    Chương IV: Kết luận và một số kiến nghị.




    Mục lục
    Mục lục 1
    Lời nói đầu 3
    Chương i 6
    Bảo tồn nguồn gen dược liệu là biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế 6
    I. Các vấn đề về đa dạng sinh học 6
    1. Khái niệm về đa dạng sinh học 6
    2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học 7
    2.1. Giá trị kinh tế 8
    2.2. Giá trị sinh thái và môi trường 8
    2.3. Giá trị về đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng và giải trí của con người 9
    3. Nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học 9
    4. Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học 10
    4.1. Biện pháp bảo tồn nguyên vị (In-situ) 10
    4.2. Biện pháp bảo tồn chuyển vị (Ex-situ) 10
    5. Đa dạng sinh học và vấn đề phát triển bền vững 10
    II. Mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và đa dạng nguồn gen cây dược liệu 11
    III. Tài nguyên cây dược liệu và vấn đề liên quan đến tri thức cổ truyền 13
    Chương II 18
    Tình hình khai thác tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa trong thời gian qua 18
    I. Quá trình hình thành huyện Sa Pa 18
    II. Đánh giá các nguồn tài nguyên 19
    1. Vị trí địa lý, kinh tế 19
    2. Đặc điểm địa hình, khí hậu 20
    3. Tài nguyên đất 21
    4. Tài nguyên rừng. 23
    5. Tài nguyên nhân lực 25
    6. Tài nguyên du lịch Sa Pa: 26
    7. Tài nguyên dược liệu 27
    7.1. Quá trình hình thành vùng dược liệu của Sa Pa 27
    7.2. Tiềm năng cây thuốc ở huyện Sa Pa, thực trạng và triển vọng 29
    Chương III 35
    Bước đầu đánh giá hiệu quả khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa 35
    I. Đánh giá hiện trạng cây thuốc mọc tự nhiên quan trọng phố biến của sa Pa 35
    1. Nhóm cây thuốc mọc tự nhiên còn khả năng tiếp tục khai thác ở Sa Pa 35
    2. Những cây thuốc bị suy giảm nghiêm trọng không còn khả năng khai thác thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Sa Pa cần được bảo tồn 37
    2.1. Xác định đối tượng 37
    2.2. Cơ sở khoa học để xác định và đánh giá về tình trạng bị đe doạ 39
    II. Khái quát về nhu cầu về dược liệu hiện nay 43
    1. Về nhập khẩu 44
    2. Về xuất khẩu dược liệu 45
    III. Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội củaviệc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở Sa Pa 48
    1. So sánh trị kinh tế của cây dược liệu so với một số cây lương thực truyền thống 49
    2. Những lợi ích khác từ việc phát triển cây dược liệu 61
    chương IV. kết luận và một số kiến nghị
    I. kết luận
    II. một số kiến nghị
    1. Về nhận thức 64
    2. Về thực tiễn 65
    Kết luận 69
    Tài liệu tham khảo 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...