Luận Văn Bước đầu đánh giá hiệu quả của chế phẩm Glusamin trong hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp gối

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    HÀ NỘI – 2011



    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUA
    N . 14
    1.1. Giải phẫu khớp gối . 14
    1.2. Chức năng của khớp gối 15
    1.3. Bệnh thoái hóa khớp theo y học hiện đại (YHHĐ) . 15
    1.3.1. Định nghĩa 15
    1.3.2. Phân loại và nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gối 16
    1.3.3. Cơ chế bệnh sinh 17
    1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thoái hóa khớp 18
    1.3.5. Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối 20
    1.3.6. Điều trị thoái hóa khớp gối 24
    1.4. Bệnh thoái hóa khớp gối theo quan niệm của YHCT . 27
    1.5. Tình hình nghiên cứu điều trị bệnh THK gối 29
    1.6. Một số nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đánh giá tác dụng của các thực phẩm chức năng và nghiên cứu trên thực nghiệm của CP Glusamin 32
    1.6.1. Nghiên cứu trên lâm sàng tác dụng của các loại thực phẩm chức năng 32
    1.6.2. Một số nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đánh giá tác dụng của Glucosamin trong điều trị thoái hóa khớp. 33
    1.6.3. Giới thiệu về chế phẩm nghiên cứu . 34

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
    2.1. Chất liệu nghiên cứu . 38
    2.1.1. Chế phẩm nghiên cứu . 38
    2.1.2. Thuốc uống trong phác đồ nền . 38
    2.2. Địa điểm nghiên cứu 39
    2.3. Đối tượng nghiên cứu 39
    2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ 39
    2.3.2. Tiêu chuẩn chọn BN theo YHCT 39
    2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ 40
    2.4. Phương pháp nghiên cứu. 40
    2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 40
    2.4.2. Quy tr×nh nghiªn cøu 42
    2.4.3. Các chỉ số theo dõi. 42
    2.4.4. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị 48
    2.5. Xử lí số liệu. 50
    2.6. Phương pháp khống chế sai số 50
    2.7. Thời gian thực hiện đề tài 51
    2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. 51

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .
    3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 52
    3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo giới của 2 nhóm nghiên cứu 52
    3.1.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tuổi của 2 nhóm nghiên cứu 52
    3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp BN nghiên cứu 53
    3.1.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể BMI. 53
    3.1.5. Đặc điểm tiền sử mắc bệnh của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu . 54
    3.1.6. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trước nghiên cứu. 54
    3.1.7. Mức độ tổn thương khớp gối trên XQ theo Kellgren và Lawrence. 57
    3.2. Đánh giá kết quả điều trị 57
    3.2.1. Hiệu quả giảm đau sau điều trị . 57
    3.2.2. Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động khớp gối 62
    3.2.3. Kết quả nghiên cứu trên các chỉ số cận lâm sàng 65
    3.3. Các tác dụng không mong muốn 65
    3.3.1. Trên lâm sàng. 65
    3.3.2. Trên cận lâm sàng . 66

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 68
    4.1. Bàn luận đặc điểm dịch tễ học của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 68
    4.1.1. Yếu tố giới tính. 68
    4.1.2. Yếu tố tuổi 69
    4.1.3. Yếu tố nghề nghiệp . 70
    4.1.4. Chỉ số khối lượng cơ thể BMI. 70
    4.1.5. Đặc điểm tiền sử bệnh lý 71
    4.2. Bàn luận về một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị 72
    4.2.1. Triệu chứng lâm sàng chung 72
    4.2.2. Mức độ đau khớp gối theo thang điểm VAS trước điều trị 72
    4.2.3. Mức độ đau khớp gối theo thang điểm Lequesne trước điều trị . 73
    4.2.4. Chức năng vận động khớp gối . 74
    4.2.5. Đặc điểm chung về XQ khớp gối 75
    4.3. Đánh giá kết quả điều trị 76
    4.3.1. Hiệu quả giảm đau sau điều trị theo thang điểm VAS 76
    4.3.2. Hiệu quả giảm đau sau điều trị theo thang điểm Lequesne 81
    4.3.3. Hiệu quả phục hồi chức năng vận động khớp gối. 84
    4.3.4. Đánh giá mức độ sưng khớp sau điều trị. 85
    4.3.5. Đánh giá các chỉ số cận lâm sàng sau điều trị. 86
    4.4. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng 86
    4.4.1. Trên lâm sàng. 86
    4.4.2. Trên cận lâm sàng . 86
    KẾT LUẬN 87
    KIẾN NGHỊ 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 3.1. Sự phân bố về giới của 2 nhóm nghiên cứu 52
    Bảng 3.2. Đặc điểm phân bố theo tuổi của 2 nhóm nghiên cứu 52
    Bảng 3.3. Sự phân bố theo nhóm nghề của BN ở 2 nhóm nghiên cứu. 53
    Bảng 3.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể BMI 53
    Bảng 3.5. Đặc điểm tiền sử mắc bệnh của 2 nhóm nghiên cứu 54
    Bảng 3.6. Các triệu chứng lâm sàng trước nghiên cứu (D0). 54
    Bảng 3.7. Mức độ đau trước điều trị của 2 nhóm nghiên cứu theo VAS 55
    Bảng 3.8. Mức độ tổn thương khớp gối theo thang điểm Lequesne tại D0. 55
    Bảng 3.9. Đánh giá TVĐ khớp gối của 2 nhóm tại thời điểm D0. 56
    Bảng 3.10. Đánh giá chỉ số gót - mông của 2 nhóm trước điều trị. 56
    Bảng 3.11. Đặc điểm XQ của 2 nhóm bệnh nhân tại thời điểm D0. 57
    Bảng 3.12. Mức độ giảm đau khớp gối theo thang điểm VAS. 57
    Bảng 3.13. Mức độ giảm đau khớp gối theo Lequesne . 60
    Bảng 3.14. Mức độ cải thiện TVĐ khớp gối tại các thời điểm điều trị . 62
    Bảng 3.15. Thay đổi chỉ số gót - mông tại các thời điểm điều trị. 64
    Bảng 3.16. Chu vi khớp gối tại các thời điểm theo dõi điều trị 65
    Bảng 3.17. Tốc độ máu lắng trung bình trước và sau 21 ngày điều trị. 65
    Bảng 3.18. Số lượng HC, BC, Hb trước và sau 21 ngày điều trị 66
    Bảng 3.19. Hàm lượng AST, ALT, Urê, Creatinin của 2 nhóm sau 21 ngày 67

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1. So sánh về hiệu suất giảm đau theo thang điểm VAS qua các thời điểm nghiên cứu 58
    Biểu đồ 3.2. Phân loại kết quả điều trị theo thang điểm VAS 59
    Biểu đồ 3.3. So sánh về hiệu suất giảm đau theo thang điểm Lequesne qua các thời điểm nghiên cứu. 60
    Biểu đồ 3.4. Phân loại kết quả điều trị theo thang điểm Lequesne 61
    Biểu đồ 3.5. So sánh về mức cải thiện tầm vận động khớp gối qua các thời
    điểm điểm điều trị 63
    Biểu đồ 3.6. Phân loại kết quả điều trị theo mức tăng TVĐ khớp gối. 63

    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1. Giải phẫu khớp gối 14
    Hình 1.2. Hình ảnh thoái hóa khớp gối . 16
    Hình 1.3. Hình ảnh thoái hóa khớp gối trên phim chụp X-Quang . 22
    Hình 1.4. Hình ảnh nội soi khớp gối bình thường (a) và khớp gối thoái hóa (b).
    Hình 1.5. Chế phẩm Glusamin
    Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu
    Hình 2.2. Thang điểm VAS
    Hình 2.3. Đo độ gấp duỗi của khớp gối


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    “Thoái hóa khớp (THK) là bệnh khớp và cột sống mạn tính, đau và biến dạng, không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm (ở cột sống), những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải, kéo dài của sụn khớp” [31], [78]. Có khoảng 18% nữ và 9,5% nam giới trên toàn cầu mắc bệnh thoái hoá khớp nói chung, trong đó riêng THK gối chiếm 15% dân số [75].Theo Kenneth, kiểm tra Xquang (XQ) những người trên 55 tuổi ở Hoa Kỳ thấy 80% có dấu hiệu THK trong khi những người từ 25 - 34 chỉ có 10% có dấu hiệu THK. Tỷ lệ THK gối dưới 0,1% ở độ tuổi 25 - 34 và lên tới 10 - 20% ở độ tuổi 65 - 74 [56]. Theo ước tính ở Mỹ hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh thoái hóa khớp, với 4 triệu người phải nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại được do thoái hóa khớp gối nặng [40], [62]. Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người có tuổi đứng thứ hai sau bệnh tim mạch [35], [41].

    Ở Việt Nam theo thống kê trong 10 năm (1991-2000) về bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, THK đứng hàng thứ ba (4,66%) trong nhóm các bệnh có tổn thương khớp. Trong THK (không kể thoái hóa cột sống, THK gối chiếm 56,5% [27]. Điều tra dịch tễ tình hình bệnh xương khớp trong cộng đồng ở hai quần thể dân cư Trung Liệt (Hà Nội) và Tân Trường (Hải Dương) năm 2002 cho thấy THK là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất: 5,7% ở nông thôn và 4,1% ở thành phố [17].

    Trong THK nói chung, THK gối ảnh hưởng nhiều nhất đến chức năng vận động. Các THK gối nặng là nguyên nhân gây tàn phế của nhiều bệnh nhân, kéo theo sự chi phí tốn kém của gia đình và xã hội. Vì vậy THK ngàycàng được quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển và có tuổi thọ trung bình cao.
    Mặc dù y học ngày nay có những bước tiến vượt bậc nhưng cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh THK. Trong nhiều năm qua, việc điều trị THK chủ yếu là dùng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm toàn thân hoặc tiêm trực tiếp vào khớp. Mặc dù các nhóm thuốc đã phát huy được tác dụng làm giảm triệu chứng đau hay giúp làm chậm quá trình THK, nhưng nó có nhiều tác dụng không mong muốn gây ra nhiều e ngại cho người thầy thuốc cũng như bệnh nhân (BN) khi phải sử dụng trong một thời gian kéo dài. Vì vậy, sự ra đời của các thực phẩm chức năng, đặc biệt là những chế phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật đang được quan tâm nghiên cứu và phát triển hết sức mạnh mẽ.

    Glusamin là một thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ vi sinh vật, được bào chế dưới dạng viên nang. Chế phẩm (CP) này được Viện Công nghệ thực phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn thực phẩm chức năng. Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu để đánh giá tác dụng của chế phẩm này trong điều trị THK gối trên lâm sàng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Bước đầu đánh giá hiệu quả của chế phẩm Glusamin trong hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp gối”.

    Với 2 mục tiêu:
    1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau trên lâm sàng của chế phẩm Glusamin trong điều trị thoái hóa khớp gối.
    2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của chế phẩm Glusamin trên lâm sàng và cận lâm sàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...