Tài liệu btn liên minh châu âu

Thảo luận trong 'Kinh Tế Vi Mô' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU
    Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (European Union),viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên chủ yếu thuộc châu Âu. Từ khi thành lập đến nay, liên minh châu Âu EU đã được những thành tựu lớn trên nhiều lĩnh vực mà các tổ chức quốc tế khác cần học hỏi kinh nghiệm. Thành công mà EU đạt được một phần không nhỏ là nhờ có hệ thống pháp luật vững chắc. Chính vì vậy, nhóm em xin chọn đề tài “Trên cơ sở phân tích và bình luận về các loại nguồn luật, làm rõ các đặc thù và bản chất của pháp luật liên minh châu Âu”.

    B. NỘI DUNG
    I. Khái quát chung
    1. Định nghĩa
    Luật Liên minh châu Âu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do Liên minh châu Âu xây dựng và ban hành, có hiệu lực áp dụng thống nhất và trực tiếp đối với các thể nhân, quốc gia thành viên và các cơ quan, thiết chế của Liên minh châu Âu.
    Từ khái niệm trên có thể thấy Luật liên minh Châu Âu (gọi tắt là luật EU) được áp dụng không chỉ với các quốc gia là thành viên của EU hay các thiết chế của EU như Hội đồng Bộ trưởng (gọi tắt là Hội Đồng), Nghị viện Châu Âu (gọi tắt là Nghị viện), mà còn được áp dụng với các thể nhân. Thể nhân ở đây được hiểu không chỉ công dân của các quốc gia thành viên mà là công dân trên toàn thế giới. Như vậy thấy được phạm vi áp dụng của luật EU được mở rộng hơn so với luật của các tổ chức liên chính phủ cũng như luật của các quốc gia khác.
    1. Đặc điểm
    Luật EU có bốn đặc điểm sau:
    - Là cơ sở pháp lý cho toàn bộ các hoạt động của EU
    Đặc điểm này cho thấy phạm vi tác động cũng như đối tượng chịu tác động của pháp luật EU là rộng. Toàn bộ hoạt động của EU ở đây được hiểu là toàn bộ hoạt động của thể nhân, quốc gia thành viên, thiết chế EU khi thực hiện một hoạt động bất kì đều cần phải căn cứ vào luật EU để thực hiện.
    Ví dụ như khi quốc gia thành viên muốn tạo ra một điều luật quy định về điều kiện của hợp đồng dân sự thì cần phải căn cứ vào những quy định chung của EU sao cho quy định của quốc gia không trái với quy định của pháp luật EU.
    - Là sản phẩm ý chí của EU
    Được gọi là sản phẩm ý chí của EU bởi lẽ để mỗi điều luật, mỗi quy định của EU được ra đời là dựa trên sự thống nhất và nhất trí của ba cơ quan : Hội đồng, Nghị viện và Ủy ban Châu Âu. Trong đó Hội đồng là đại diện cho chính phủ của các quốc gia thành viên, Nghị viện đại diện cho các quốc gia thành viên, còn Ủy ban Châu Âu (gọi tắt là Ủy ban) đại diện cho những công dân EU. Chính bởi tính công khai cũng như lấy ý kiến và cần sự đồng thuận của ba cơ quan trên, nên mỗi quy định của EU đều là sản phẩm ý chí chung của EU.
    - Là một hệ thống pháp luật hoàn toàn độc lập đối với hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên và có giá trị cao hơn chúng
    Tính độc lập của luật EU với pháp luật của quốc gia thành viên bởi lẽ những quy định của EU ra đời không dựa trên pháp luật riêng của bất kỳ quốc gia thành viên nào và ra đời không dựa trên ý chí riêng của quốc gia. Đồng thời khi áp dụng pháp luật trong lĩnh vực có cả luật EU và luật quốc gia thành viên điều chỉnh thì pháp luật EU có hiệu lực cao hơn và được áp dụng trước khi áp dụng luật quốc gia thành viên.
    - Nguồn luật của pháp luật EU bao gồm cả nguồn điều ước và cả các văn bản do các thiết chế của EU ban hành
    Xuất phát từ bản chất EU là một tổ chức quốc tế liên chính phủ, vì vậy nguồn luật của EU bao gồm cả điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế ở đây là điều ước do EU là thành viên, tham gia kí kết. Đồng thời các thiết chế EU được ví như cơ quan lập pháp của một quốc gia, vì vậy chúng có quyền ban hành pháp luật và những văn bản này được coi là một trong những nguồn luật của EU.
    II. Nguồn pháp luật EU, đặc thù và bản chất của pháp luật EU
    1. Nguồn pháp luật EU
    Pháp luật EU bao gồm 03 loại nguồn đó là : Luật gốc, Luật phái sinh và Án lệ. Ba loại nguồn này hoàn toàn khác biệt nhưng chúng lại có mối quan hệ thống nhất trong một hệ thống pháp luật rất đặc biệt.
    a. Luật gốc (Primary Source)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...