Tiểu Luận BTN lao động 2

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập số 2:
    Anh A và 3 đồng nghiệp cùng trong công ty X (có trụ sở chính tại Gia Lâm Hà Nội) được công ty cử đi công tác tại Bắc Giang từ ngày 1/4/2009 đến ngày 6/4/2009. Đoàn công tác sẽ đi bằng ô tô của công ty lên Bắc Giang vào chiều ngày 31/3/2009.
    Do gia đình có việc bận nên anh A đã không đi ô tô với đoàn công tác vào chiều ngày 31/3/2009. Sáng sớm hôm sau, anh tự đi bằng xe máy lên Bắc Giang. Dọc đường đi, do trời tối và thiếu ngủ, anh A đã tự đâm vào thanh chắn đường quốc lộ số 1 (Hà Nội - Lạng Sơn). Hậu quả là anh A bị tai nạn gãy 2 chân và chấn thương sọ não.
    Để tạo thuận lợi cho anh A trong việc làm thủ tục hưởng các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, công ty X đã xác nhận cho anh A là bị tai nạn trên đường đi công tác.
    Sau 3 tháng điều trị ổn định tại bệnh viện, anh A được xuất viện với tỷ lệ giám định thương tật mất 56% sức lao động. Anh A làm đơn đề nghị công ty bố trí việc làm cho anh phù hợp với mức độ suy giảm sức lao động của anh.
    Xét thấy không có việc nào trong công ty phù hợp với sức khoẻ của anh A, công ty đã từ chối bố trí việc làm cho anh A và đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn với anh A do anh A không đủ sức khoẻ để làm tiếp công việc theo hợp đồng đó.
    Hỏi:
    1. Việc anh A bị tai nạn có thể coi là tai nạn lao động hay không?
    2. Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, công ty có trách nhiệm phải giải quyết những quyền lợi gì cho anh A sau khi đã xác nhận anh A bị tai nạn trên đường đi công tác?
    3. Công ty có nghĩa vụ phải bố trí công việc phù hợp với mức độ suy giảm khả năng lao động cho anh A hay không?
    4. Giả sử anh A được công ty bố trí làm công việc bảo vệ, nhưng do thương tật nên anh A không hoàn thành công việc thì công ty có thể chấm dứt họp đồng lao động với anh A được không? Muốn chấm dứt hợp đồng lao động với anh A trong trường hợp này, công ty cần lưu ý những vấn đề gì?

    GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
    1. Việc anh A bị tai nạn có thể coi là tai nạn lao động hay không?
    Để xét xem anh A bị tai nạn có thể được xem là tai nạn lao động không, trước hết ta phải hiểu thế nào là tai nạn lao động. Điều 105 Bộ luật Lao động quy định: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động ”.
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...