Tiểu Luận Bt nhóm luật hàng hải quốc tế - phân tích các nguyên tắc trong bảo hiểm hàng hải và lấy 1 ví dụ cụ t

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ở bất kỳ nơi đâu và thời đại nào, con người đều phải đồng hành với rủi ro. Rủi ro và an toàn là hai thuộc tính của cuộc sống chúng ta. Rủi ro có ở nhiều lĩnh vực trong đó có cả ở lĩnh vực hàng hải. Tại Việt Nam, năm 2011 đã xảy ra 60 vụ tai nạn hàng hải. So với năm 2010, số vụ tai nạn xảy ra trong năm 2011 tăng 17 vụ (60/43); hậu quả làm 22 người chết và mất tích, 2 người bị thương và những thiệt hại kinh tế khác. Để giảm thiểu rủi ro, làm chủ được rủi ro đó ngành bảo hiểm ra đời.
    Bảo hiểm hàng hải là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro hàng hải đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Với những nguyên tắc cơ bản, là quy phạm để các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật một cách công bằng, minh bạch. Hiểu được vấn đề này, sau đây nhóm 4 xin đi sâu phân tích đề tài: Những nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm hàng hải, cho một ví dụ thực tế về một trong các nguyên tắc đó”.
    B. NỘI DUNG.
    I. Khái niệm, đặc điểm của bảo hiểm hàng hải quốc tế.
    Bảo hiểm hàng hải là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro hàng hải đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Trong đó:
    Người bảo hiểm là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Người bảo hiểm có thể là công ty của nhà nước hoặc tư nhân.
    Người được bảo hiểm là người có lợi ích bảo hiểm, là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường. Người bảo hiểm thường là người có sở hữu về đối tượng bảo hiểm, là người phải nộp phí bảo hiểm.
    Đối tượng bảo hiểm là tài sản hoặc lợi ích mang ra bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm có thể là tài sản, con người hoặc trách nhiệm đối với người thứ ba.
    Rủi ro được bảo hiểm là rủi ro đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra.
    Phí bảo hiểm là khoản tền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
    Các loại hình bảo hiểm hàng hải bao gồm:
    Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển: đối tượng được bảo hiểm là hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển trên biển và các chi phí có liên quan.
    Bảo hiểm thân tàu: đối tượng bảo hiểm là vỏ tàu, máy móc thiết bị trên tàu và các chi phí hợp lý (chi phí dọc hành trình, chi phí ứng trước lương cho sỹ quan thủy thủ, một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau).
    Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu: bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển đối với người khác.
    Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông (the law of large numbers).
    II. Những nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm hàng hải.
    1. Nguyên tắc bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn.
    1.1. Cơ sở của nguyên tắc.
    Tại Khoản 1 Điều 224 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 quy định: ” hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải ” Như vậy, ngay tại Mục đầu tiên của Chương XVI hợp đồng bảo hiểm hàng hải, nhà làm luật đã chỉ rõ: bảo hiểm hàng hải chỉ bảo hiểm khi có rủi ro hàng hải xảy ra hay nói ngược lại, khi nào có rủi ro thì khi đó được bảo hiểm với điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Không một doanh nghiệp bảo hiểm nào có thể bảo hiểm một sự chắc chắn rằng rủi ro đó sẽ xảy ra, nếu làm như vậy thì quyền lợi của người bảo hiểm không được đặt ra.
    1.2. Nội dung của nguyên tắc.
    Nguyên tắc này chỉ ra rằng người bảo hiểm chỉ bảo hiểm một rủi ro, tức là bảo hiểm một sự cố, một tai nạn, tai hoạ, xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra, cũng như chỉ bồi thường những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây ra chứ không bồi thường cho những thiệt hại chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra.
    Như vậy, người ta chỉ bảo hiểm cho những gì có tính chất rủi ro, bất ngờ, không lường trước được, nghĩa là không bảo hiểm cái gì đã xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy ra. Bởi lẽ, bảo hiểm được thực hiện chính là nhằm giải quyết hậu quả của những sự cố rủi ro ngoài ý muốn của con người, những rủi ro mà con người không thể hạn chế được hoặc chỉ hạn chế được phần nào. Người khai thác không nhận bảo hiểm khi biết chắc chắn rủi ro được bảo hiểm sẽ xảy ra, ví dụ như xe cơ giới không đảm bảo an toàn kỹ thuật, con tàu không đủ khả năng đi biển . Người ta cũng không bảo hiểm cho những gì đã xảy ra, ví dụ như bảo hiểm cho tàu sau khi chúng đã gặp tai nạn.
    1.3. Ý nghĩa của nguyên tắc.
    Bảo hiểm được thực hiện chính là nhằm khắc phục một phần hay toàn bộ những hậu quả, tổn thất do những rủi ro hàng hải gây ra. Khi kí hợp đồng bảo hiểm hàng hải cả hai bên, bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm đều chưa lường trước được những rủi ro sẽ xảy ra. Bên được bảo hiểm chấp nhận đóng phí bảo hiểm để nếu sau này rủi ro có xảy ra khi đã mua bảo hiểm thì những tổn thất của mình sẽ được hỗ trợ từ tiền bảo hiểm. Còn bên bảo hiểm sẽ nhận tiền phí bảo hiểm và sẽ bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có thiệt hại do rủi ro hàng hải gây ra. Như vậy điểm xuất phát này, hai bên về cơ bản là tương xứng về quyền lợi có thể nhận được. Vậy nếu bấy giờ bảo hiểm cả những gì mà mất mát xác định được là đã xảy ra và sẽ xảy ra thì có nghĩa là quyền lợi của bên bảo hiểm không được đảm bảo. Bảo hiểm cũng là một ngành nghề kinh doanh và sẽ không có công ty bảo hiểm nào thấy trước được thua lỗ mà vẫn nhận bảo hiểm cả.
    2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối.
    2.1. Cơ sở của nguyên tắc.
    Nguyên tắc này được ghi nhận từ Điều 17 đến Điều 20 của Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 (Marine Insurance Act – MIA 1906) , theo đó, tất cả các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải thương lượng với nhau trên cơ sở chân thành tuyệt đối. Trung thực tối đa ngụ ý phải khai báo đầy đủ sự kiện cần thiết đã biết để bảo đảm đầy đủ thông tin, tránh những rủi ro, tranh chấp sau này.
    Tại Việt Nam, nguyên tắc này được thể hiện thông qua Khoản 1 Điều 229 của Bộ luật hàng hải năm 2005: “người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả các thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyêt định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết”. Nếu người được bảo hiểm vi phạm nguyên tắc này thì người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...