Tiểu Luận bt lớn LSNN Việt Nam. Những cải cách về Lục bộ thời Minh Mạng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Những thành quả của vương triều Nguyễn trong việc xây dựng nhà nước quân chủ phong kiến tập quyền thống nhất trên toàn lãnh thổ cũng được ghi nhận từ việc quản lý đất nước. Nhà Nguyễn đã “thực hiện công cuộc cải cách hành chính theo xu hướng đơn giản, hợp lý, hiệu quả, chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước”. Đặc biệt là những thành tựu trong cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng còn có nhiều giá trị. Cụ thể là trong việc cải cách Lục Bộ. Để làm rõ điều này tôi sẽ phân tích vấn đề “Những cải cách về Lục Bộ thời Minh Mạng”.

    NỘI DUNG
    Lục bộ là cơ quan hành pháp chủ yếu trong chế độ quân chủ. Lục bộ thành lập trên cơ sở học tập những kinh nghiệm tổ chức triều đình trung ương của các Hoàng đế Trung Hoa và các triều vua Lý, Trần, Lê. Cơ chế Lục bộ ở Việt Nam ra đời từ thời Lê Nghi Dân (1459) và nó đã phát huy tác dụng tốt trong việc điều hành bộ máy chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông và dưới thời Lê Trung Hưng ở Đàng Ngoài. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong và vương triều Tây Sơn cũng thành lập 6 bộ để đảm đương công việc của triều đình trung ương. Triều Nguyễn cũng đã tiếp tục kế thừa và rút kinh nghiệm tổ chức 6 bộ của các triều đại trước đó. Trong đó, Minh Mạng đã có nhiều cải tiến để hoàn thiện bộ máy hoạt động của cơ quan Lục bộ. Rút kinh nghiệm của các triều đại trước đó cũng như của vua cha, sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã từng bước xây dựng để đi thiết lập tổ chức Lục Bộ khá hoàn chỉnh.
    1. Về quan lại các Bộ
    Năm 1804, Gia Long vẫn theo chế độ danh chức, phẩm trật Lục bộ như triều Lê - Trịnh là Thượng thư, Tham tri, Thiêm sự, Câu kê, Cai hợp, Thủ hợp. Từ năm 1827 thành phần quan lại Lục bộ đã được Minh Mạng quy chuẩn. Ban lãnh đạo mỗi bộ gồm có 5 quan chức: đứng đầu là Thượng thư, giúp việc có Tả Tham tri, Hữu Tham tri, Tả Thị lang và Hữu Thị lang. Đó là những người có học cao, đức trọng, có năng lực chính trị để đảm nhận công vụ và có uy tín trong hàng ngũ quan chức của triều đình được vua tin dùng. Riêng Bộ binh đa số tuyển từ hàng võ quan. Nhân viên các bộ từ chức lang trung trở xuống do thượng thư các bộ chủ quản xem xét tuyển dụng để đệ trình lên hoàng đế bổ nhiệm. Số lượng quan lại các bộ thời Minh Mạng của đã được thay đổi so với các triều đại trước. Trong đó, quan lại Bộ Hình giảm hơn so với thời Lê Thánh Tông bởi một số nhiệm vụ đã được chuyển giao cho Tam Pháp Ty.
    Minh Mạng đặt ra chức tham tri (tả và hữu) với trật tòng nhị phẩm đứng vị trí thứ 2 sau thượng thư làm thường trực của bộ, tăng cường lãnh đạo bộ từ 3 người thành 5 người nhằm phát huy trí tuệ và hạn chế sự độc quyền của thượng thư. Đây là một sáng tạo của Minh Mạng, ở các triều đại trước và cơ chế Lục bộ Trung quốc cũng chỉ có người ở cương vị lãnh đạo là thượng thư và thị lang (tả và hữu) mà thôi.
    Tùy theo nhu cầu và tính chuyên biệt của công vụ, Minh Mạng đặt ra nhiều Thanh Lại Ty hơn để theo dõi, điều hành, nhất là hoạt động của bộ trong sự phân công đối với các khu vực của đất nước.
    Do tính cấp thiết, quan trọng và phức tạp của các bộ nên chức Thượng thư dưới thời Minh Mạng được chọn ở trật nhị chánh phẩm, trong khi dưới triều Lê chỉ tòng tam phẩm. Về cấp thừa hành, ngoài lang trung, viên ngoại lang, tư vụ như thời Lê, mỗi bộ còn đặt thêm một chủ sự và từ 50 đến 70 vị nhập lưu (viên chức tập sự) do Quốc Tử Giám đào tạo hoặc mới tuyển dụng tập sự ở các bộ đường. Hành tẩu là các cử nhân, các Giám sinh Quốc tử giám đã được tuyển lựa để đưa đến các bộ học tập chính sự.
    2. Về phương pháp điều hành của Lục bộ
    Trong ban lãnh đạo bộ, một khi bàn bạc, tranh luận không lấy nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số mà mọi người có quyền nêu ý kiến và bảo lưu ý kiến của mình khi bị phủ quyết nhưng phải làm tờ trình, đứng tên, đóng triện riêng để trình lên Hoàng đế. Các thuộc viên không bắt buộc phải chấp hành hoặc phục tùng cấp trên (ban lãnh đạo Bộ) khi thấy cấp trên có sai lầm, thì phải làm tờ trình công khai nêu ý kiến trình lên Hoàng đế nếu không sẽ bị ghép tội tòng phạm với trưởng quan nếu như tội bị phát giác.
    Thông thường thì nhưng công việc trong toàn quốc liên quan đến các Bộ thì các Bộ tự xét rồi đề nghị giải quyết thông qua văn bản kèm theo hồ sơ vụ việc gọi là các “Phiếu nghĩ”. Sau đó, Hoàng Đế “ngự lãm”, “châu phê” cho phép hoặc không cho phép thi hành. Để xác định rõ trách nhiệm của quan lại các Bộ và tránh sai lầm khi dự thảo Phiếu nghĩ, vua Minh Mạng quy định trong Đạo Dụ Minh Mạng năm thứ 12 (1832): các vị đường quan nào đã lập ra Phiếu nghĩ phải ghi rõ họ tên của mình ở dưới, các Thư lại thì ghi họ tên ở một bên.
    Nguyên tắc “ Lục bộ tướng thông ” nhằm phối hợp điều hành công vụ hoặc trực ban tại triều làm cho công việc của triều đình trở thành một chính thể thống nhất và để tạo cho mỗi bộ giải quyết vụ việc được nhanh gọn, có hiệu quả, ít tốn nhân lực trong sự tương tác của các cấp các ngành. Tuy nhiên, mặc dù nắm quyền hành pháp nhưng các Bộ thực chất là cơ quan chấp hành, kiến nghị hoặc tư vấn cho hoàng đế mà thôi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...