Sách bt lớn học kì hiến pháp - Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu Quốc hội trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Sách Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]TRANG[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]LỜI MỞ ĐẦU
    NỘI DUNG
    I. Lý luận chung
    1. Địa vị pháp lý của ĐBQH
    2. Tiêu chuẩn
    3. Nhiệm vụ
    4. Quyền hạn
    II. Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu quốc hội trong giai đoạn hiện nay.
    1. Hoạt động của đại biểu quốc hội trong giai đoạn hiện nay còn nhiều hạn chế.
    1.1. Hoạt động tham gia vào quá trình đề xuất dự án luật
    1.2. Hoạt động giám sát của ĐBQH
    1.2.1. Hoạt động tiếp công dân của ĐBQH
    1.2.2. Hoạt động chất vấn của ĐBQH
    1.3. Những hạn chế khác.
    2. Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu quốc hội trong giai đoạn hiện nay.
    2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của ĐBQH
    2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp công dân của ĐBQH.
    2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
    2.4. ĐBQH tham gia những vấn đề quan trọng của đất nước.
    2.5. Nâng cao chất lượng ĐBQH.
    KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]2
    2
    2
    2
    2
    3
    3
    4

    4

    4

    4
    5
    6
    6
    7

    7

    7

    8

    8

    9
    9[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐBQH có vai trò quan trọng không chỉ ở ý nghĩa là sự tự hoàn thiện của cơ quan này mà còn có ý nghĩa góp phần bảo đảm cho bộ máy hành chính công nói riêng và toàn bộ các thành tố hợp thành xã hội - nhà nước nói chung hoạt động theo đúng “khế ước” mà họ đã thoả thuận. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết xin đề cập tới vấn đề “nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐBQH trong giai đoạn hiện nay.
    NỘI DUNG
    I. Lý luận chung
    1. Địa vị pháp lý.
    Ðại biểu Quốc hội là người được nhân dân trực tiếp bầu ra, là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội.
    Vị trí pháp lý của đại biểu Quốc hội được bắt đầu sau khi Quốc hội đã xác nhận tư cách đại biểu tại phiên họp đầu tiên của kỳ thứ nhất mỗi khóa Quốc hội. Nhiệm kỳ của Ðại biểu Quốc hội được tính từ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá đó đến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa sau.
    Trong số các đại biểu Quốc hội có những đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và có những đại biểu làm việc theo chế độ không chuyên trách.
    Số lượng đại biểu Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách do Quốc hội quyết định.
    2. Tiêu chuẩn.
    Điều 3 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định Ðại biểu Quốc hội có những tiêu chuẩn sau đây:
    1. Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh;
    2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật;
    3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;
    4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...