Tiểu Luận bt lớn hình sự 2, 8 điểm

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa.
    Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra dọa: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi, C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết.
    1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao?
    Căn cứ vào những tình tiết ở tình huống ta có thể khẳng định hành vi của A và B cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Ta có thể khẳng định như vậy là bởi vì hành vi của A và B thỏa mãn cấu thành của tội cướp tài sản theo quy định của điều luật, cụ thể như sau:
    Thứ nhất về khách thể của tội phạm:
    Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời cả hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu về tài sản. Bằng hành vi phạm tội của mình, người phạm tội cướp tài sản xâm phạm đến thân thể của nạn nhân trước rồi mới xâm phạm đến quan hệ về tài sản. Thông qua việc xâm phạm đến thân thể mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản, nếu không xâm phạm đến thân thể thì người phạm tội không thể xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản được. Đây là đặc trưng của tội cướp tài sản, nếu chỉ xâm phạm đến một trong hai quan hệ xã hội thì chưa phản ánh đầy đủ bản chất của tội cướp tài sản. Do vậy, cả hai quan hệ xã hội bị xâm hại đều được coi là khách thể trực tiếp của tội cướp tài sản.
    Trong tình huống này, A và B đã có hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc với người bị hại, trong đó A là người cầm súng đe dọa trực tiếp với hành vi: rút súng ra dọa: “ngồi im không tao bắn chết”, hành vi này xâm phạm quyền tự do của C và D.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...