Tiểu Luận BT kinh tế lượng: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố về phía cung (các yếu tố đầu vào) đến tốc đ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập kinh tế lượng:Đại học Ngoại thương


    Trước hết, tăng trưởng kinh tế là điều kiện quyết định thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia. Tất cả các nền kinh tế bắt buộc phải đạt được và duy trì mức độ tăng trưởng nhất định mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Nhật Bản trước đây và Trung Quốc hiện tại trở thành cường quốc kinh tế nhờ đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh. Việt Nam có quy mô GDP chỉ đạt khoảng hơn 60 tỷ USD năm 2006, với xuất phát điểm rất thấp về kinh tế như vậy thì tăng trưởng kinh tế nhanh và duy trì được trong dài hạn là vấn đề có tính chất quyết định để không tụt hậu xa với các nước trong khu vực và tiến kịp họ trong tương lai. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng từ 7-7.5% năm như hiện nay thì sau 10 năm nữa quy mô GDP sẽ tăng gấp đôi theo quy tắc 70.

    Thứ hai, tăng trưởng cho phép giải quyết các vấn đề xã hội. Với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự gia tăng khối lượng GDP hay GNP tạo cơ sở vật chất để chính phủ đề ra và thực thiện được các chính sách và chương trình xã hội hướng tới mực tiêu cải thiện đời sống cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế giáo dục, pháp triển nông nghiệp nông thôn, hạn chế tệ nạn xã hội.

    Thứ ba, tăng trưởng bền vững sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khoảng sản dầu mỏ và sự quá trình hình thành phát triển các khu công nghiệp và độ thị hóa được thực hiện một cách có kiểm soát hợp lý và hiệu quả không chỉ gia tăng quy mô và duy trì sự gia tăng quy mô đó theo thời gian mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Mặt khác khi tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo ra tiền đề vật chất để bảo vệ môi trường tốt hơn khi mà các nguồn tài chính được đầu tư để tìm ra công nghệ mới, công nghệ sạch, tài sinh

    Thứ tư, tăng trưởng là cơ sở để phát triển giáo dục và khoa học công nghệ. Trong quá trình tăng trưởng, giáo dục và công nghệ là là một yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy. Nhưng tiền đề vật chất cho phát triển giáo dục và khoa học công nghệ dựa trên kết quả từ tăng trưởng kinh tế.

    Tăng trưởng kinh tế nhanh là cơ sở cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Mỗi quốc gia có điều kiện và hoàn cảnh riêng của mình mà lựa chọn cách thức để đạt được và duy trì sự tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế.
    Với những vấn đề quan trọng như trên thì tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách.
    Đà Nẵng là địa phương đang có tốc độ phát triển nhanh, kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.
    Với mong muốn tìm hiểu về những yếu tốc tác động đến chỉ tiêu kinh tế quan trọng này, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài sau: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố về phía cung (các yếu tố đầu vào) đến tốc độ tăng trưởng kinh tế - tăng trưởng GDP tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1976 - 2006


    MỤC LỤC
    II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 2
    Các nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế về phía cung: 2
    III. THIẾT LẬP MÔ HÌNH TỔNG QUÁT 3
    IV. NGUỒN DỮ LIỆU VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU: 4
    1. Nguồn số liệu GDP - Biến phụ thuộc (Y) 4
    2. Nguồn số liệu Vốn đầu tư - Biến độc lập (X[SUB]2[/SUB]) 5
    3. Nguồn số liệu dân số - Biến độc lập (X[SUB]3[/SUB]) 6
    4. Tổng hợp số liệu sử dụng trong mô hình. 7
    V. ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT: 8
    1. Ước lượng mô hình: 8
    2. Các trị số thống kê: 8
    3. Kiểm tra lại bằng SPSS: 10
    4. Kiểm định các điều kiện vận dụng mô hình: 11
    4.1 Các điều kiện về quan sát: 11
    4.2 Giả thiết đa cộng tuyến: 11
    4.3 Giả thiết tự tương quan: 11
    4.4 Phương sai không đồng nhất: 11
    5. Kiểm định mô hình: 11
    5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình. 11
    5.2 Kiểm định giả thiết về β[SUB] i [/SUB]: 12
    VI. DIỄN DỊCH KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN: 12
    1. Diễn dịch kết quả: 12
    2. Kết luận: 12
    VII. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG: 13
    VIII. CÁM ƠN 13
    IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 13
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...