Tiểu Luận BT học kỳ. Thủ tục TTDS áp dụng ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa t

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ BÀI: Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. (9 điểm)



    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011.

    HĐXX: Hội đồng xét xử.




    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong tố tụng dân sự, sự thỏa thuận của chính các đương sự là đặc trưng cơ bản trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Sự thỏa thuận này không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết tranh chấp giữa các đương sự mà còn có ý nghĩa trong việc góp phần xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân. Với mong muốn tìm hiểu để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, đặc biệt là về thủ tục áp dụng khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết mâu thuẫn giữa các đương sự, sau đây, bài viết xin được trình bày về thủ tục tố tụng dân sự áp dụng ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.


    NỘI DUNG

    I. Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng ở tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án

    Trong giai đoạn sơ thẩm vụ án dân sự, các đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, tuy nhiên việc thỏa thuận này cũng có thể có sự tham gia của Tòa án thông qua thủ tục hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án.

    1. Trường hợp các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án

    Theo điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS, trong trường hợp các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Việc các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án ở tòa án cấp sơ thẩm có thể diễn ra trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa.

    Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trước phiên tòa sơ thẩm:

    Mục 7.1 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004 cũng quy định “Trường hợp có tranh chấp và có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết, nếu sau khi Toà án thụ lý vụ án và trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm các đương sự tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Toà án phải lập biên bản về sự thoả thuận đó và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 187 của BLTTDS”.

    Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết tại phiên tòa sơ thẩm:

    Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thì tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, pháp luật tố tụng cũng tạo điều kiện cho các đương sự thỏa thuận, thương lượng với nhau. Theo quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm thì thủ tục hỏi về việc tự hòa giải của các đương sự là một trong các bước tiến hành thủ tục hỏi tại phiên tòa. Việc đương sự tự thỏa thuận, thương lượng giải quyết tranh chấp trong mọi giai đoạn tố tụng dân sự luôn được nhà nước khuyến khích. Theo quy định tại Điều 220 BLTTDS thì tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Đây là điểm mới quan trọng của BLTTDS so với các văn bản pháp luật trước kia về thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự. Việc Tòa án hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án thực chất là Tòa án kiểm tra xem các đương sự có tự hòa giải được với nhau hay không. Nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau và thỏa thuận đó là tự nguyện, trong trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận đó, quyết định này có hiệu lực pháp luật này khi ban hành.

    2. Trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau thông qua thủ tục hòa giải tại Tòa án
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...