Tiểu Luận BT học kỳ. Tạm giam trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ BÀI: Tạm giam trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này (9 điểm)


    MỤC LỤC



    LỜI MỞ ĐẦU 1

    NỘI DUNG 1

    I. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của tạm giam trong tố tụng hình sự 1

    1. Khái niệm tạm giam 1

    2. Mục đích, ý nghĩa của tạm giam. 1

    II. Biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành 3

    1. Đối tượng bị tạm giam 3

    2. Thẩm quyền ra lệnh tạm giam. 6

    3. Thời hạn tạm giam 7

    4. Thủ tục tạm giam. 8

    5. Chế độ tạm giam. 8

    III. Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam 9

    1. Kiến nghị về việc sửa đổi cấu trúc điều luật, sửa đổi, bổ sung nội dung các quy định của BLTTHS về biện pháp ngăn chặn tạm giam 9

    1.1. Về khái niệm biện pháp tạm giam 9

    1.2. Về thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam 10

    1.3. Về thời hạn phê chuẩn lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam 11

    1.4. Về việc quy định bắt giam bị cáo ngay tại phiên tòa 11

    1.5. Về vấn đề thời hạn tạm giam để điều tra và thời hạn điều tra 11

    1.6. Về căn cứ tạm giam đối với bị can, bị cáo chưa thành niên quy định tại khoản 2 Điều 303 BLTTHS 12

    2. Kiến nghị về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của BLTTHS về biện pháp ngăn chặn tạm giam 13

    2.1. Về trách nhiệm của người đề xuất, người ra lệnh và người phê chuẩn lệnh tạm giam 13

    2.2. Về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với các trường hợp đặc biệt không được miễn trừ chính sách ưu đãi khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này 14

    KẾT LUẬN 15

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16









    LỜI MỞ ĐẦU

    Tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng để bảo đảm cho hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và không để cho người phạm tội tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Việc áp dụng biện pháp tạm giam không phải nhằm trừng trị người phạm tội mà là để ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án của người phạm tội. Với mong muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp ngăn chặn tạm giam và các biện pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trên thực tế, em đã chọn đề tài sau cho bài luận của mình: “Tạm giam trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này”.

    NỘI DUNG

    I. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của tạm giam trong tố tụng hình sự

    1. Khái niệm tạm giam

    Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về biện pháp tạm giam và mỗi quan điểm nhìn nhận về biện pháp này ở những góc độ khác nhau. Theo quan điểm được nêu trong giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, khái niệm biện pháp tạm giam được hiểu như sau:

    Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội .

    Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Người bị áp dụng biện pháp tạm giam bị cách ly với xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của công dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...