Tiểu Luận bt dân sự(9đ) A cho B vay 1 tỷ đồng trong vòng 3 tháng với lãi suất 1,2%/ tháng. Vì B không có tài s

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hợp đồng vay tài sản là quan hệ tương đối phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nó có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắt, giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, phục vụ nhu cầu con người. Hợp đồng vay tài sản thường là hợp đồng chính và đi kèm theo nó có thể là các biện pháp bảo đảm như thế chấp, bảo lãnh, để đảm bảo cho các bên thực hiện đúng hợp đồng.
    Tuy nhiên trong đời sống thực tế, người dân vẫn còn chưa hiểu rõ các quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản cũng như các biện pháp bảo đảm dẫn đến những kiện tụng, tranh chấp không đáng có.
    Bài viết dưới đây của nhóm xin phân tích cũng như đưa ra ý kiến về tình huống trong đề số 2 mà Tổ bộ môn đưa ra, nhằm làm rõ hơn về hợp đồng vay tài sản cũng như biện pháp bảo lãnh trong thực tế.
    Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót, mong thày cô và các bạn góp ý để bài làm của nhóm hoàn thiện hơn.
    Chúng em xin chân thành cám ơn!








    GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    1. Cơ sở lý luận
    1.1. Hợp đồng vay tài sản
    1.1.1. Khái niệm
    Điều 388 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
    Điều 471 BLDS năm 2005 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.”
    Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ. Nó là đơn vụ đối với những trường hợp cho vay không có lãi suất, bên vay không có quyền đối với bên cho vay.
    Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nó là hợp đồng có đền bù khi cho vay có lãi suất. Là hợp đồng không đền bù khi cho vay không lãi suất.
    Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối vói tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản.
    1.1.2. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản
    Thường thì đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một khoản tiền. Nhưng trong thực tế đối tượng của hợp đồng cho vay tài sản có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc tài sản khác. Bên vay có quyền định đoạt đối với tài sản vay. Khi hết hạn của hợp đồng vay tài sản, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia một tài sản khác cùng loại với tài sản đã vay hoặc số tiền đã vay.
    Tiền là tiền đồng Việt Nam, nếu là ngoại tệ thì ít nhất một bên trong hợp đồng phải có giấy phép được lưu thông ngoại tệ. Vật cho vay thường là vật cùng loại, là vật đã có hoặc sẽ có trong tương lai như vàng, thóc, gạo, xăng, dầu, muối, Quyền tài sản không thuộc đối tượng của hợp đồng vay tài sản vì mang đặc tính của tài sản vô hình.
    1.1.3. Lãi suất và kỳ hạn của hợp đồng vay tài sản
    Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỷ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tiền hoặc số tài sản đã vay tính theo đơn vị thời gian.
    Mức lãi suất trong hợp đông vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng.
    Hợp đồng vay tài sản có thể có hoặc không có kì hạn. Nếu hợp đồng vay tài sản không thỏa thuận về kì hạn thì hợp đồng vay tài sản được coi là không có kì hạn.
    Bên cho vay có thể yêu cầu bên vay phải thực hiện hợp đồng bất kì lúc nào tuy nhiên để tạo điều kiện cho bên vay chuẩn bị thì bên cho vay cần thông báo trước một thời gian hợp lí để bên vay chuẩn bị. Bên vay có thể thực hiện hợp đồng vào bất cứ lúc nào, bên cho vay không được từ chối tiếp nhận.
    Thời điểm trả tiền lãi vay do các bên thỏa thuận, nếu không thì tiền lãi sẽ được trả hàng tháng cho đến hết kỳ hạn vay.
    1.1.4. Hình thức của hợp đồng vay tài sản
    Hợp đồng vay tài sản có thể lập dưới hình thức miệng, hoặc văn bản. Theo ý chí của các bên thì hợp đồng vay cũng có thể lập dưới hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Ví dụ: Các hợp đồng tín dụng đều được lập dưới dạng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
    Nếu có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng miệng sẽ không có giá trị chứng cứ chứng minh và hợp đồng vay có công chứng, chứng thực có giá trị chứng cứ cao nhất, là căn cứ để các bên thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc.
    1.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên
    a. Bên cho vay
    Điều 473 BLDS năm 2005 quy định bên cho vay có các nghĩa vụ sau đây:
    1, Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
    2, Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫnnhận tài sản đó.
    3, Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trượng hợp quy định tại điều 478 của Bộ luật này.
    Bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả tài sản và lãi (nếu có) bất cứ khi nào nếu là hợp đồng không có kì hạn nhưng bên cho vay phải thông báo cho bên vay một thời gian hợp lí. Nếu hết thời hạn đó mà bên vay không trả là vi phạm về thời hạn. Đối với hợp đồng có kì hạn thì khi hết hạn của hợp đồng, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải trả tài sản đã cho vay.
    b. Bên vay
    Điều 474 BLDS năm 2005 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
    1, Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    2, Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiện theo giá trị của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
    3, Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    4, Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.
    5, Trong trường hợp vay có lãi suất mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
    1.2. Biện pháp bảo lãnh
    1.2.1. Khái niệm
    Điều 361 BLDS 2005 quy định:
    Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây được gọi là bên được bảo lãnh), nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”.
    1.2.2. Đặc điểm
    Thứ nhất, bảo lãnh là quan hệ giữa ba bên: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
    Thứ hai, yêu cầu về chủ thể của bảo lãnh: Mặc dù pháp luật không quy định yêu cầu của chủ thể bảo lãnh, nhưng trên thực tế những chủ thể này thường phải đảm bảo một trong các tiêu chí sau: có uy tín, có tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình, hay vừa có uy tín vừa chứng minh được khả năng tài chính để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ.
    Thứ ba, hình thức của bảo lãnh: Điều 362 BLDS 2005 quy định: “Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.”
    Theo quy định này, việc bảo lãnh phải thông qua hình thức văn bản mới được công nhận, ngoài ra văn bản bảo lãnh còn cần phải có chứng nhận hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được coi là phù hợp (điều này tùy thuộc vào đối tượng của bảo lãnh là loại tài sản gì). Trong quan hệ nghĩa vụ, lợi ích mà các bên hướng tới là lợi ích vật chất. Chỉ thông qua một lợi ích vật chất mới có thể bảo đảm được một lợi ích vật chất. Vì vậy, người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh.
    Phạm vi bảo lãnh: Phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ.
    1.2.3. Phân loại bảo lãnh
    Bảo lãnh có đảm bảo bằng tài sản: bên bảo lãnh phải có tài sản để thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh. Việc bảo lãnh bằng tài sản có thể kèm theo biện pháp thế chấp hoặc cầm cố để thực hiện nghĩa vụ hoặc do tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh thỏa
    Bảo lãnh bằng uy tín: là hình thức bảo lãnh chỉ dựa trên uy tín của người bảo lãnh, thường chỉ áp dụng cho những khoản vay nhỏ.
    2. Giải quyết tình huống
    2.1. Tóm tắt tình huống và câu hỏi
    A cho B vay 1 tỷ đồng trong vòng 3 tháng với lãi suất 1,2%/ tháng. Vì B không có tài sản gì để bảo đảm nên A yêu cầu B cần tìm người bảo lãnh. B về nhờ bố là ông C đứng ra bảo lãnh. Ông C đồng ý và chỉ viết 1 tờ giấy có nội dung là đề nghị A cho B vay tiền và ông C sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho B nghĩa vụ trả nợ. Trong tờ giấy không đề cập đến là có dùng tài sản gì để bảo đảm hay không? Hết hạn 3 tháng, B không trả được bất cứ khoản nào, kể cả tiền gốc lẫn lãi. Lúc này, A đến yêu cầu ông C trả nợ cho A thì ông C giải thích rằng, tờ giấy ông viết không phải là hợp đồng bão lãnh. Thậm chí nếu tờ giấy đó là hợp đồng bảo lãnh thì hợp đồng cũng vô hiệu vì hợp đồng đó không xác định rõ tài sản bảo lãnh là gì, bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ hay 1 phần nghĩa vụ và ông C kiên quyết không bảo lãnh gì cả. Ông cũng yêu cầu A tự đi tìm B mà đòi nợ vì ông biết B vay tiền này phục vụ cho việc đánh cờ bạc. Vậy, theo nhóm:
    1. Những lập luận của ông C là đúng hay sai?
    2. Để bảo vệ quyền lợi của mình, A có quyền khởi kiện ra Tòa không và nếu khởi kiện thì kiện ai?
    3. Nhóm sẽ có cách giải quyết như thế nào tình huống này?
    4. Theo nhóm, quy định pháp luật về bảo lãnh có cần sửa đổi hay bổ sung gì không để thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn.
    2.2. Giải quyết tình huống của nhóm
    2.2.1. Câu hỏi 1
    Theo phân tích của nhóm, những lập luận của ông C vừa có ý đúng và vừa có ý sai.
    Thứ nhất, ông C cho rằng tờ giấy ông viết cho B không phải là hợp đồng bảo lãnh: Nhóm cho rằng điều này là đúng vì theo như đề bài, tờ giấy ông C viết có nội dung là “đề nghị A cho B vay, và ông C sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho B nghĩa vụ trả nợ”. Tuy nhiên, đây chưa thể coi là sự cam kết của ông C đối với A về nghĩa vụ bảo lãnh. Có thể xét thấy rằng ở đây chưa hề có bất cứ một giao dịch nào trực tiếp giữa A và C liên quan đến vấn đề bảo lãnh.
    Lí do thứ nhất nhóm đưa ra là: Về nội dung của hợp đồng trong đó phải thể hiện sự thống nhất về ý chí giữa bên bảo lãnh (C) và bên nhận bảo lãnh (A). Tuy nhiên, tờ giấy ông C viết hoàn toàn dựa trên cơ sở ý chí của ông C, không hề có sự thỏa thuận với A, cũng không thể hiện ý chí của A, nội dung mới chỉ là hứa hẹn bảo đảm, sẵn sàng bảo đảm chứ không cam kết sẽ thực hiện việc bảo đảm. Do đó, tờ giấy ông C viết không thể là hợp đồng bảo đảm. Bởi vì theo quy định tại Điều 361, BLDS 2005 thì: Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Như vậy, tờ giấy ông C viết mới chỉ nói rằng ông sẵn sàng đứng ra bảo lãnh, tức là ông có khả năng đảm nhiệm việc bảo lãnh, nhưng ông không cam kết hay giao kết với A bất cứ điều khoản nào liên quan đến việc bảo lãnh. Hơn nữa, tờ giấy ông C viết cho A mục đích của nó không phải là bảo lãnh, mà đề nghị A cho B vay tiền, và việc bảo lãnh có thể được thực hiện nếu như B vay được tiền.
    Lí do thứ hai: Về hình thức thể hiện của hợp đồng bảo lãnh. Theo quy định của pháp luật Điều 362 BLDS 2005 thì: “Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.”
    Tuy nhiên ở tình huống này, hợp đồng chính không ghi nhận có biện pháp bảo lãnh. Mà ông C chỉ viết một tờ giấy theo ý chí chủ quan của ông, không thể coi đây là một hợp đồng. Mặc dù được lập riêng nhưng nội dung của tờ giấy ông C viết lại là giấy đề nghị A cho B vay tiền và ông sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho B nghĩa vụ trả nợ. Ở đây có nhắc đến việc ông C sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho B nhưng về thực tế nội dung của tờ giấy ông C viết chỉ là đề nghị cho vay tiền và chưa thực hiện bất cứ một giao kết bảo đảm nào với A.
    Thứ hai, ông C cho rằng dù tờ giấy ông viết là hợp đồng bảo lãnh thì cũng vô hiệu do chưa ghi nhận tài sản bảo lãnh và phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh. Theo nhóm, giải thích này của ông C là sai.
    Bởi theo quy định tại Điều 361 BLDS 2005 thì bảo lãnh là “việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
    Như vậy, việc người thứ ba tiến hành xác lập nghĩa vụ đối với bên mang quyền không phụ thuộc vào việc có hay không có tài sản bảo đảm. Nếu giữa các bên có thỏa thuận bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh bằng tài sản thì khi đó mới xuất hiện quan hệ đối với tài sản này, các bên được phép xác lập giao dịch bảo đảm để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh (Điều 44, nghị định 163/2006 NĐ-CP về giao dịch bảo đảm).
    Nếu không có tài sản thì việc xác lập nghĩa vụ bảo lãnh diễn ra bình thường giống như xác lập nghĩa vụ không có biện pháp bảo đảm khác. Bên cạnh đó, ông C cho rằng hợp đồng không xác định chính xác phạm vi bảo đảm nên vô hiệu, điều này cũng là không đúng bởi vì theo quy định tại Khoản 1, Điều 319 BLDS 2005: “Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại”. Do vậy, ông C sẽ phải bão lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả tiền, bao gồm cả gốc lẫn lãi cho A.
    2.2.2. Câu hỏi 2
    Để bảo đảm quyền lợi của mình, A có quyền khởi kiện ra tòa theo quy định về việc kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng đối với B là người vay. Do lúc này giữa A và ông C không hề có một giao dịch nào, vì vậy A chỉ có thể kiện B theo hợp đồng chính.
    Theo lập luận ở phần trả lời câu hỏi số một, việc bảo lãnh giữa A và C là chưa được giao kết, C viết tờ giấy có nội dung là đề nghị A cho B vay tiền và ông C sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho C nghĩa vụ trả nợ không phải là hợp đồng bảo lãnh. Do đó, trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi của mình, theo Điều 427 BLDS 2005 Mục 2 phần IV Nghị quyết số: 01/2005/NQ-HĐTP của Tòa Án Nhân Dân tối cao về thời hiệu khởi kiện đối với vụ án dân sự thì A có quyền khởi kiện ra tòa đối với B về việc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của B đối với A, yêu cầu Tòa buộc B trả số tiền cả gốc lẫn lãi của khoản nợ đồng thời bồi thường thiệt hại(nếu có) do việc không thực hiện nghĩa vụ gây ra.
    2.2.3. Câu hỏi 3
    Đối với tình huống này, Nhóm xin đề xuất cách giải quyết như sau:
    Thứ nhất là biện pháp phòng tránh để không cho tình huống trên xảy ra: Khi A nhận được giấy đề nghị cho vay tiền của ông C thì A phải yêu cầu ông C lập hợp đồng bảo lãnh theo đúng qui định của pháp luật, trong hợp đồng cũng cần xác định rõ tài sản bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh (nếu có), trong trường hợp cần thiết phải có công chứng, chứng thực.
    Thứ hai là cách giải quyết của nhóm khi tình huống phát sinh trên thực tế: Nếu A khởi kiện C thì trong trường hợp này yêu cầu khởi kiện của A sẽ bị bác bỏ. Bởi trong trường hợp này, ông C không hề tham gia bảo lãnh cho B vay
    tiền. Vì vậy, ông C không hề có bất cứ một giao dịch nào đối với A. Vì vậy, A chỉ có thể khởi kiện yêu cầu trả nợ đối với B. Khi đó, hợp đồng vay tài sản giữa A và B là hợp đồng vay không có biện pháp bảo đảm.
    Khi A tiến hành khởi kiện B về việc yêu cầu trả nợ thì Tòa án sẽ yêu cầu B chịu trách nhiệm dân sự liên quan đến việc trả cả tiền gốc và tiền lãi theo hợp đồng vay được giao kết từ trước đó, nếu B không thanh toán cho A thì việc hoàn trả sẽ được cơ quan thi hành án dân sự tiến hành cưỡng chế.
    Tuy hợp đồng cho vay tiền giữa A và B không có biện pháp đảm bảo nhưng giữa họ đã có hợp đồng vay tiền cụ thể với quy định rõ ràng về thời hạn trả tiền và lãi suất vay. Do lãi xuất mà hai bên thỏa thuận là 1,2%/ tháng phù hợp với quy định của pháp luật. Chính vì vậy, B có nghĩa vụ phải trả cho A số tiền gốc là một tỉ và tiền lãi.
    Khi xem xét về khoản tiền lãi mà B phải trả cho A cần xem xét lãi xuất mà hai bên thỏa thuận và tuân thủ các quy định về lãi xuất trong quá trình xử lý hợp đồng cho vay. Cũng cần xem xét đến lãi xuất mà Chính phủ ấn định tại thời điểm đó. Nếu lãi xuất trong hợp đồng cao hơn thì chỉ xử lý tiền lãi tính theo quy định lãi xuất của Chính phủ, nếu lãi xuất trong hợp đồng phù hợp với quy định của Chính phủ thì thực hiện tính lãi xuất như trong hợp đồng.
    2.2.4. Câu hỏi 4
    Theo nhóm, quy định của pháp luật về bảo lãnh cần sửa đổi và bổ sung để có thể thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tế.
    Đối với đối tượng bảo lãnh: Pháp luật cần có những quy định cụ thể về việc xác định giá trị tài sản bảo lãnh với những phương pháp và chuẩn mực cụ thể, về thẩm quyền xác định giá trị tài sản bảo lãnh. Đối với những tài sản có giá trị lớn, chủng loại đa dạng kết cấu tài sản phức tạp, khoản vay lớn pháp luật nên quy định giao cho cơ quan kiểm toán xác định giá trị tài sản mới đảm bảo chính xác, chi phí kiểm toán do bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh trả.
    Đối với đề nghị giao kết bảo lãnh: Do đây là đề nghị mang tính chất chủ động của bên bảo lãnh, do đó cần có quy định ràng buộc trách nhiệm trong trường hợp bên bảo lãnh đưa ra để nghị giao kết trách nhiệm bảo lãnh, cần có quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về nội dung của văn bản ghi nhận trách nhiệm bảo lãnh, tránh để người có quyền nhầm lẫn hình thức của giao dịch này.
    Trong hình thức của bảo lãnh cần ghi nhận rõ là hợp đồng bảo lãnh để thể hiện sự thống nhất về ý chí giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Trong văn bản bảo lãnh phải có ý kiến và xác nhận của các bên có liên quan, làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp sau này (hình thức bảo lãnh phát sinh sau khi đã có hợp đồng cho vay).
    Trong trường hợp mà người thứ ba đề nghị được bảo lãnh để hợp đồng chính được thực hiện(giao dịch bảo lãnh có điều kiện) qua văn bản, có xác nhận, nếu người có quyền đồng ý với đề nghị này thì có thể ghi lại nội dung văn bản đề nghị trong hợp đồng chính, và coi đó là biện pháp bảo lãnh cho hợp đồng chính. Pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm của bên thứ 3 trong trường hợp này.



    KẾT THÚC VẤN ĐỀ
    Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy được việc hiểu rõ cũng như nắm chắc các quy định của pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng vay tài sản nói riêng cũng như những biện pháp bảo đảm sẽ giúp cho các bên trong quan hệ hợp đồng không phải chịu bất cứ một thiệt hại nào cũng như tranh chấp nào trong thực tế.
    Vì vậy, trước khi giao kết bất cứ một hợp đồng nào cũng phải xem xét các quy định pháp luật về hợp đồng đó, sao cho việc ký kết hợp đồng là đúng pháp luật, đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên.





















    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 621"]
    [TR]
    [TD]Nội dung[/TD]
    [TD]Số trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục lục[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đặt vấn đề[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Giải quyết vấn đề[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Cơ sở lý luận[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Hợp đồng vay tài sản[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Biện pháp bảo lãnh[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Giải quyết tình huống của nhóm[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Tóm tắt tình huống và câu hỏi[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Giải quyết tình huống[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1. Câu hỏi 1[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2. Câu hỏi 2[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3. Câu hỏi 3[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.4. Câu hỏi 4[/TD]
    [TD]11[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết thúc vấn đề[/TD]
    [TD]12[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục tài liệu tham khảo[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]






    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 2), Nxb. CAND, Hà Nội, 2012;
    2. TS.Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập 2), Nxb. Giáo dục Việt Nam; Hà Nội, 2009;
    3. Bộ luật dân sự 2005;
    4. Nghị đinh của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm;
    5. Nghị quyết số: 01/2005/NQ-HĐTP của Tòa Án Nhân Dân tối cao về thời hiệu khởi kiện đối với vụ án dân sự;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...