Tài liệu Bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra

    THS. BÙI THỊ MỪNG – Khoa Pháp luật Dân sự, Đại học Luật Hà Nội
    1. Khái quát chung về tài sản và quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
    Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, tài sản của vợ, chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng. Căn cứ để phân định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng là dựa vào nguồn gốc hình thành tài sản và dấu hiệu pháp lý về thời kỳ hôn nhân. Thời kỳ hôn nhân là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trong các trường hợp mà pháp luật quy định. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với mỗi loại tài sản cũng được ghi nhận cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tài sản cho các bên vợ chồng. Chính vì vậy, các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến căn cứ xác lập tài sản chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản này có ý nghĩa lý luận thực và tiễn sâu sắc. Bởi lẽ, tài sản của vợ chồng không chỉ liên quan đến quyền lợi của mỗi bên vợ, chồng mà trong nhiều trường hợp còn liên quan đến lợi ích của người thứ ba. Vì vậy, xác định trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong những trường hợp cụ thể liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng nhằm ổn định quan hệ hôn nhân, gia đình và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thứ ba.
    Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản ( Điều 163, BLDS). Như vậy, tài sản của vợ chồng cũng bao gồm vật, tiền và các quyền tài sản. Tài sản của vợ chồng có thể là bất động sản hay động sản Tất cả các tài sản này dựa vào căn cứ phân định tài sản chung và tài sản riêng; việc xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác liên quan đến tài sản của vợ chồng.
    Mục đích của các cuộc hôn nhân là vợ chồng cùng hướng tới việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc nên xét về bản chất, quan hệ hôn nhân mang tính chất “cộng đồng”. Do tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân nên vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung để xây dựng gia đình và nuôi dạy các con. Vì vậy, khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ, chồng phải có tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất.Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung ( Điều 27 Luật HN & GĐ năm 2000). Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do hai vợ chồng cùng tạo ra mà chỉ cần một trong hai bên tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng; bởi vì tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân luôn thể hiện công sức của người chồng, đã bao hàm công sức của người vợ trong việc tạo ra tài sản. Vì thế, căn cứ tạo lập tài sản chung của vợ chồng thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng trong gia đình. Với ý nghĩa này pháp luật cũng ghi nhận sự bình đẳng của vợ chồng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
    Bên cạnh tài sản chung của vợ chồng, Luật HN & GĐ hiện hành còn quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi bên có từ trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng tư trang cá nhân ( Điều 32). Việc ghi nhận quyền sở riêng về tài sản của vợ chồng trước hết là sự thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền sở hữu riêng của công dân. Về mặt lý luận, điều này hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ, với tư cách là công dân, vợ chồng phải được bảo hộ quyền có tài sản riêng mà Hiến pháp ghi nhận. Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn đời sống hôn nhân, việc ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng là một đòi hỏi khách quan. Bởi lẽ, trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh những mối liên hệ chung, vợ chồng cũng có những mối quan tâm riêng cần phải giải quyết. Do vậy, vợ, chồng sẽ dùng phần tài sản riêng của mình để thỏa mãn những nhu cầu riêng, thực hiện những nghĩa vụ dân sự riêng mà không ảnh hưởng đến chồng hoặc vợ mình. Xét ở phương diện này quy, định về việc vợ, chồng có quyền có tài sản riêng không những không làm mất đi tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân; trái lại, nó còn góp phần củng cố và ổn định quan hệ hôn nhân và gia đình. Ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng cũng thể hiện tính linh hoạt và mềm dẻo của pháp luật hôn nhân và gia đình khi cho phép vợ, chồng tự quyết định số phận pháp lý của tài sản riêng. Vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Như vậy, bình thường cuộc sống của vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc thì vợ chồng thường không phân biệt tài sản chung, tài sản riêng. Trong trường hợp cần thiết phải phân định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng, quy định về căn cứ xác định của các loại tài sản của vợ chồng mới thực sự có ý nghĩa khi giải quyết các tranh chấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...