Luận Văn Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra. Thực trạng và hướng hoàn th

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra. Thực trạng và hướng hoàn thiện

    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG GÂY RA 3


    1.1. Khái quát chung về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hiện nay .3


    1.1.1. Khải niệm về ô nhiễm môi trường, suy thoải môi trường .3


    1.1.1.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường 3


    1.1.1.2 Khái niệm về suy thoái môi trường 4


    1.1.2. Những chức năng cơ bản của môi trường 5


    1.1.2.1. Môi trường là nơi sinh sống và phát triển của con người .5


    1.1.2.2. Môi trường là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thảnh đối tượng lao động, sản xuất và hình thảnh các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của con người 6


    1.1.2.3. Môi trường là nơi chứa đựng chất thải của con người trong sinh hoạt và trong sản xuất 7


    1.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường .8


    1.1.3.1. Sự khác nhau giữa ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường .8


    1.1.3.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường .9


    1.1.4. Các dạng biểu hiện của ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường 10


    1.1.4.1.Nước thải .11


    1.1.4.2 Chất thải rắn .12


    1.1.4.3 Chất thải khí .13


    1.1.4.4. Sự suy giảm cạn kiệt tài nguyên .14


    1.2. Khái quát chung về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường 15


    1.2.1. Khải niệm về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường .15


    1.2.2. Đặc điểm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái


    môi trường .16


    1.2.3. Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường 17


    1.2.3.1. Nguyên tắc nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền lợi con người được sống trong môi trường trong lành 18

    1.2.3.2. Nguyên tắc khuyến khích các bên tranh chấp thương lượng và hòa giải tại cơ sở 19


    1.2.3.3. Nguyên tắc ưu tiên áp dụng nhằm khắc phục tình trạng môi trường bị thiệt hại .19


    1.2.3.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền .20


    1.2.4. Hình thức bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường 20


    1.2.4.1. Bằng hiện vật 21


    1.2.4.2. Bằng tiền .21


    CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG


    GÂY RA. THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 23


    2.1. Những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường 23


    2.1.1. Chủ thể chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, thoái môi trường .23


    2.1.1.1. Cá nhân .23


    2.1.1.2. Tổ chức .25


    2.1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra .26


    2.1.2.1. Phải có thiệt hại xảy ra .26


    2.1.2.2. Phải có hành vi trái pháp luật .28


    2.1.2.3. Yếu tố lỗi của người gây thiệt hại .29


    2.1.2.4. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái


    pháp luật 30


    2.1.3. Xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường


    gây ra 30


    2.1.3.1. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra 31


    2.1.3.2. Chi phí xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra .33


    2.1.4. Nguyên tắc luật định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường .34


    2.1.4.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường 34

    2.1.4.2. Nguyên tắc tính toán thiệt hại đối với môi trường bị ô nhiễm, suy thoái 35
    2.1.5. Phương pháp giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường,


    suy thoái môi trường 35


    2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật và giải pháp khắc phục về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường 37


    2.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường 37


    2.2.2. Những khó khăn vướng mắc của việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường suy thoái môi trường gãy ra 43


    2.2.3. Một số giải pháp và đề xuất của người viết về bồi thường thiệt hại do


    ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra .46


    KẾT LUẬN .53

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra có thể nói là một mảng rất mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường ra đời làn đàu tiên năm 1993 và được sửa đổi bổ sung năm 2005, đến nay vẫn chưa được sửa đổi làn nào vì vậy khó tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc của việc áp dụng pháp luật vào thực tế. Tình trạng môi trường hiện nay đang ở mức báo động về sự ô nhiễm và suy thoái do sự thiếu hiểu biết, vì lợi ích trước mắt mà con người đã khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, tùy ý, lực lượng sản xuất không gắn liền với những giá trị đạo đức và nhân văn đã đặt con người ngày càng đối lập với tự nhiên. Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của con người, đồng thời Luật Bảo vệ môi trường cũng đã có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường đối với từng đối tượng vi phạm cụ thể nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của tổ chức, cá nhân không bị xâm phạm, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và tiện ích. Thế nhưng nhìn lại thực tế hiện nay giữa hiện trạng môi trường và pháp luật thi vẫn còn rất nhiều điều nan giải, thiệt hại xảy ra nhiều, môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng nhưng số vụ bị cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt thì thiểu số hơn, thậm chí một số doanh nghiệp sẵn sàng bị xử phạt mà không đàu tư hệ thống xử lý chất thải trong hoạt động sản xuất của mình .nguyên nhân của những vấn đề trên là từ đâu. Chính vì thế Người viết đã chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra” để làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.


    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài


    Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra là một trong những bộ phận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực dân sự. Đề tài này được người viết nghiên cứu nhằm khẳng định sự cần thiết của pháp luật quy định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực này ở nước ta. Đây là một mảng mới đồng thời xuất hiện trễ trong hệ thống pháp luật nước ta, vì thế khi phân tích thực tiễn và cách giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại thì thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc mà Luật môi trường chưa kịp điều chỉnh. Chính vì vậy, trên cơ sở đi sâu vào nghiên cứu các quy phạm pháp luật điều chỉnh về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra để tìm ra ưu, nhược điểm trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn, công tác xác định về bồi thường thiệt hại. Người viết hy vọng sẽ góp một phần vào việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Trên thực tế vấn đề “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra” là một vấn đề phức tạp. Vì vậy để quản lý được vấn đề bồi thường và khắc phục ô nhiễm môi trường là công việc rất khó khăn. Do hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường rất tinh vi, đa dạng và hậu quả để lại của nó là kết quả của cả một quá trình hoạt động lâu dài với những biến đổi rất khó kiểm soát và phát hiện. Tuy nhiên, yêu cầu của một đề tài luận văn tốt nghiệp, trong khuôn khổ thời gian cho phép người viết chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường như Bộ luật dân sự 2005, Luật Bảo vệ môi trường 2005 và một số nghị quyết, nghị định có liên quan để rút ra những định hướng, đề xuất giải quyết bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường ở nước ta hiện nay.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Nghiên cứu đề tài này người viết đã sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp sưu tầm, tổng hợp bài nghiên cứu và một số phương pháp khác để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra.


    5. Kết cấu đề tài


    Nội dung luận văn tốt nghiệp ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính gồm hai chương


    Chương 1: Những vấn đề chung về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra


    Chương 2: Những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra. Thực trạng và hướng hoàn thiện










     

    Các file đính kèm:

Đang tải...