Luận Văn Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm bảo an toàn lướ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm bảo an toàn lưới điện ở nước ta

    Lời mở đầu .1


    Chương 1. Lý luận chung về tài sản thiệt hại khi giải phóng mặt bằng và một số khái niệm về quy chuẩn có liên quan 3


    1.1. Lịch sử phát triển về pháp luật giải phóng mặt bằng .3


    1.1.1. Tổng quan về lịch sử phát triển 3


    1.1.2. Sơ lược về bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - cụ


    thể đối với trường hợp lưới điện cao áp 4


    1.1.3. Các khái niệm: Thu hồi đất, không thu hồi đất, bồi thường thiệt hại 5


    1.1.3.1. Thu hồi đất và không thu hồi đất .5


    1.1.3.2. Bồi thường thiệt hại 6


    1.2. Khái quát chung về tài sản và tài sản bị thiệt hại khi giải phóng mặt bằng 8


    1.2.1. Tài sản và quyền tài sản .8


    1.2.1.1. Tài sản .8


    1.2.1.2. Quyền tài sản 9


    1.2.2. Phân loại tài sản .11


    1.2.2.1. Dựa theo tiêu chí vật lý: Động sản và bất động sản .11


    1.2.2.2. Dựa theo tiêu chí của sự ảnh hưởng: Tài sản chịu ảnh hưởng trực


    tiếp và tài sản chịu ảnh hưởng gián tiếp 12


    1.2.3. Quan niệm về thiệt hại trong trường hợp không thu hồi đất khi giải phóng mặt bằng 12


    1.2.3.1. Thiệt hại và các loại thiệt hại 12


    1.2.3.2. Căn cứ xác định thiệt hại trong trường hợp không thu hồi đất khi giải phóng mặt bằng .13


    1.3. Thiệt hại tài sản hữu hình trong trường hợp không thu hồi đất 15


    1.3.1. Thiệt hại tài sản là đất 15


    1.3.2. Thiệt hại tài sản gắn liền với đất .16


    1.3.2.1. Nhà ở, công trình gắn liền với đất .16


    1.3.2.2. Cây trồng 17


    1.4. Thiệt hại vô hình trong trường họp không thu hồi đất .17


    1.4.1. Thiệt hại vô hình ảnh hưởng đến chủ sử dụng đất .18


    1.4.1.1. Mạng lưới tiêu thụ hàng hóa .18


    1.4.1.2. Việc làm .18

    1.4.1.3. Tiếng ồn, khí hậu (cát bụi), tầm nhìn, nguồn nước (nước tưới tiêu, nước sinh hoạt, nước thải) .18
    1.4.1.4.Sóng điện, điện từ 19


    1.4.1.5. Tình làng nghĩa xóm, không gian văn hóa 20


    1.4.1.6. Hạn chế một số quyền 20


    1.4.2. Thiệt hại vô hình ảnh hưởng đến tài sản .20


    1.4.2.1. Vị trí chia cắt đất 20


    1.4.2.2. Độ rung, độ lún 21


    1.5. Một số khái niệm về quy chuẩn có liên quan khi giải phóng mặt bằng 21


    1.5.1. Lưới điện cao áp 22


    1.5.2. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp .22


    Chư<mg 2. Những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất 24


    2.1. Chủ thể có thẩm quyền và chủ thể có liên quan trong bồi thường, hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng .24


    2.1.1. Chủ thể có thẩm quyền .24


    2.1.1.1. Cơ quan nhà nước cấp Trung ương .24


    2.1.1.2. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương .25


    2.1.1.3. Tổ chức phát triển quỹ đất 28


    2.1.1.4. Hồi đồng bồi thường .28


    2.1.2. Chủ thể được bồi thường, hỗ trợợ .29


    2.2. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất khi giải phóng mặt bằng .30


    2.2.1. Nhóm các nguyên tắc chung .31


    2.2.2. Nhóm nguyên tắc riêng cho bồi thường trong trường hợp không thu hồi đất 31


    2.3. Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ đối với tài sản trong trường hợp không thu hồi đất 34


    2.3.1. Nhóm điều kiện về hành vi, hậu quả, mối quan hệ 34


    2.3.1.1. Hành vi .35


    2.3.1.2. Hậu quả 36


    2.3.1.3. Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả .36


    2.3.2. Nhóm điều kiện được bồi thường của chủ thể bị thiệt hại .37


    2.3.2.1. Trường hợp có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất .37


    2.3.2.2. Trường hợp không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất 38

    2.4. Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất khi giải phóng mặt bằn 38


    2.4.1. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất 39


    2.4.1.1. Đốihn với đất trong hành lang bị hạn chế khả năng sử dụng 39


    2.4.1.2. Đối với đất bị hạn chế do phải chuyển đổi mục đích sử dụng . 45


    2.4.2. Bồi thường, hỗ trợ đối với tài sản: nhà ở, công trình trên đất 47


    2.4.2.1. Bồi thường do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng sinh hoạt


    48


    2.4.2.2. Xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà ở, công trình xây dựng 50


    2.4.3. Bồi thường cây trồng trong và ngoài hành lang an toàn lưới điện .52


    Chương 3. Áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ trong trường họp không thu


    hồi đất - thực tiễn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 56


    3.1. Thực trạng và một yài đánh giá sơ bộ cho công tác đảm bảo an toàn lưới điện ở nước ta .56


    3.1.1. Thực trạng công tác đảm bảo an toàn lưới điện ở nước ta qua các tỉnh thành 56


    3.1.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác đảm bảo an toàn lưới điện ở nước ta qua các tỉnh thành 59


    3.1.2.1. Thuận lợi 60


    3.1.2.2. Khó khăn 62


    3.2. Thực té về chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với dự án lưới điện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang .64


    3.2.1. Áp dụng các chính sách theo quy định của Chính phủ 64


    3.2.2. Các quy định cụ thể trên địa bàn tình Kiên Giang .65


    3.3. Áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ cụ thể qua dự án lưới điện An Biên trên địa bàn tinh Kiên Giang .70


    3.3.1. Mô tả sơ bộ dự án lưới điện 110 KV Rạch Giá - An Biên .70


    3.3.2. Xem xét bồi thường, hỗ trợ từng trường hợp cụ thể được phê duyệt qua dự án lưới điện An Biên .71


    3.4. Nhận xét những thuận lợi và khó khăn đối với công tác bồi thường, hỗ trợ


    qua dự án lưới điện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 75


    3.5. Một số kiến nghị trong công tác bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không


    thu hồi đất - công trình lưới điện cao áp ở nước ta .78


    Kết luận 83


    Tài liệu tham khảo

    LỜI NÓI ĐẦU


    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước đang quan tâm. Nhằm khuyến khích các nhà đàu tư tham gia cùng Nhà nước, thúc đẩy tiến trình xây dựng quy hoạch, tạo ra một diện mạo mới . thì giải phóng mặt bằng là yếu tố không thể thiếu nếu như muốn hoàn thành mục tiêu trên.


    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên nói rằng: bồi thường thiệt hại trong giải phóng mặt bằng hiện nay chỉ tính tới giá trị tài sản hữu hình là chủ yếu . Tuy nhiên, ông cũng khẳng định: “giá trị vô hình thường bằng 40 - 50% hữu hình”1 . Chính sách bồi thường thiệt hại là một chính sách quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều đối tượng và các lĩnh vực khác nhau. Song song với một hệ thống pháp luật đồng bộ như Bộ trưởng đã khẳng định, thì cần có những nghiên cứu khoa học thực sự nghiêm túc về giá trị vô hình khi giải phóng mặt bằng thực hiện quy hoạch xây dựng.


    Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất là một mảng trong tổng thể chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Dưới góc độ khoa học pháp lý, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường, hỗ ữợ trong trường hợp không thu hồi đất chưa được sự thu hút của những nhà nghiên cứu. Từ đó, càng cho thấy rõ tính cấp bách của vấn đề và sự cần thiết của đề tài. Điều đỏ đã thúc đẩy người viết chọn đề tài:


    “Bồi thường, hỗ trợ trong trường họp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm bảo an toàn lưới điện ở nước ta” làm luận văn tốt nghiệp của mình.


    Trên cơ sở luật định, người viết phân tích và làm sáng tỏ những quy định về bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất. Song song đó, với đề tài người viết sẽ phản ánh và đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất. Cuối cùng người viết đưa ra ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoàn thiện hơn vấn đề bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi


    Quyết định thu hồi đất dẫn đến nhiều trường hợp phát sinh, trong một số trường hợp lại được sự điều chỉnh của pháp luật (thiệt hại hữu hình) và ngược lại. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, người viết chỉ tìm hiểu về bồi thường, hỗ ữợ trong trường hợp không thu hồi đất để thực hiện quy hoạch xây dựng. Thiệt hại về tài sản trong luận văn đề cập là những thiệt hại trực tiếp, ảnh hưởng do quyết định thu hồi đất, đó là đất và tài sản gắn liền với đất, làm cơ sở xem xét bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.


    Đe hoàn thành luận văn, người viết vận dụng những kiến thức đã có, thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến: Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất khi giải phóng mặt bằng thực hiện quy hoạch xây dựng, kết hợp với việc khảo sát thực tế, chứng minh nhằm làm rõ thêm vấn đề.


    Luận vãn gồm ba phần: Lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm có ba chương:


    Chương 1. Lý luận chung về tài sản thiệt hại khi giải phóng mặt bằng và một số khái niệm về quy chuẩn có liên quan


    Mục đích của chương này là mang đến cho người đọc những hiểu biết chung về tài sản thiệt hại, tài sản ảnh hưởng và giới thiệu sơ lược một số khái niệm liên quan đến các tiêu chuẩn của công trình điện lực khi giải phóng mặt bằng thực hiện quy hoạch xây dựng. Cho nên ở chương này bao gồm những nội dung sau: lịch sử, khái niệm, tài sản thiệt hại, một số khái niệm về quy chuẩn bảo vệ an toàn lưới điện liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng.


    Chương 2. Những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ trong trường họp không thu hồi đất


    Trên cơ sở kiến thức chung từ chương một, ở chương này người viết sẽ đi vào phân tích pháp luật về bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất một cách cụ thể. Đe việc nghiên cứu gặp thuận lợi cũng như sự theo dõi của người đọc một cách liền mạch, người viết sẽ phân tích, làm rõ hai vấn đề sau: Một là, nguyên tắc, điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất. Hai là, người viết sẽ tập trung phân tích từng trường hợp cụ thể theo những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất. Trong phần này, người viết lại tiếp tục chia làm hai nhóm, đó là nhóm bồi thường về đất và nhóm bồi thường về tài sản gắn liền với đất bị ảnh hưởng.


    Chương 3. Áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ trong trường họp không thu hồi đất - thực tiễn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang


    Chương này người viết sẽ tập trung làm rõ những quy định ở chương 2 qua thực tế ở một số địa phương trong phạm vi cả nước, đặc biệt trên địa bàn tinh Kiên Giang - dự án lưới điện An Biên. Qua đó, người viết mong muốn đưa ra một số kiến nghị (có thể) cho công tác bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất nói chung cũng như công tác đảm bảo an toàn lưới điện nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

    • 71-.pdf
      Kích thước:
      33.7 MB
      Xem:
      0
Đang tải...