Báo Cáo Bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh tiểu học( Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh tiểu học( Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)


    I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
    Dân ca là một trong những tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt Nam rất được quan tâm và gìn giữ. Đối với giáo dục các bài hát dân ca cũng đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên với chương trình môn Âm nhạc bậc tiểu học thì các bài hát dân ca đưa vào còn rất hạn chế do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng.
    Mặt khác sự xâm nhập tràn lan những dòng nhạc phong trào cộng với các dòng nhạc phục vụ nhu cầu lại là nhưng nguyên nhân khách quan trực tiếp tác động làm cho học sinh không còn quan tâm đến dân ca Việt Nam. Ngay cả trong gia đình, các em cũng thường xuyên được nghe các bài hát của phong trào, của giải trí, do vậy các em còn thuộc các bài hát ấy nhanh hơn cả các bài học trên trường, trên lớp.
    Đối với trường TH Lê Hồng Phong, nơi tôi đang công tác, trường có địa bàn rộng với 3 phân hiệu. 2 buôn dân tộc Êđê, ngoài ra còn có nhiều các dân tộc khác như : Tày Mường, Nùng sinh sống, do đó các nền văn hóa đặc trưng của các dân tộc cũng hòa nhập và dần bị mai một. Mặt khác tuy dân cư địa bàn đa số là nông dân nhưng lại có nền kinh tế, văn hóa rất phát triển, do vây các em cũng được tiếp thu các nền văn hóa mới, các dòng nhạc hiện đại đang từng ngày lan tràn trên khắp các buôn làng, thôn xóm là những nguyên nhân đã làm cho các em không còn biết, và lưu giữ được các nền văn hóa đặc trưng riêng của quê hương mình.
    Trong năm qua Phòng giáo dục đã tổ chức hội thi hát dân ca học sinh ở cấp tiểu học, qua hội thi đã làm phát triển phong trào hát dân ca trong các trường tiểu học rất hiệu quả. Tuy nhiên để phong trào đó mãi được duy trì như mục tiêu đã định thì đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phải có những hoạt động thường xuyên hơn
    Vì vậy là một giáo viên âm nhạc tôi luôn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi : Phải làm gì, và làm như thế nào để mãi duy trì được phong trào ca hát dân ca trong trường tiểu học.
    Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm thực tế của bản thân, nay tôi xin được trình bày Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh khối lớp 5 .



    VII/ KẾT LUẬN

    Dân ca là vốn quí vô giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại, dân ca là hơi thở của dân tộc, lưu giữ và bảo vệ dân ca là bảo vệ dòng máu chảy trong cơ thể của mỗi chúng ta. Dân ca là một bức tranh phong phú, đa dạng về màu sắc, mỗi địa phương đều có những nét đặc trưng riêng, thể hiện phong tục, ngôn ngữ, giọng nói của từng vùng quê của Tổ Quốc. Vì vậy dù là dân ca của bất cứ vùng nào trên đất nước Việt Nam cũng đều đáng trân trọng và cần được gìn giữ, bởi đó là tài sản tinh thần vô giá nhất, là những tinh hoa của dân tộc được chắt lọc qua nhiều thế kỷ.
    Với học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, để các em vẫn luôn tiếp thu được các nền văn hóa thế giới mà không quên mất những tinh hoa văn hóa của dân tộc thì ngay từ khi còn nhỏ các em đã phải có được vốn hiểu biết, và phải có được một tình yêu thật sự với dân ca. Vì vậy bồi dưỡng và phát huy vốn dân ca cho học sinh tiểu học luôn là tiền đề đầu tiên trong việc giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc. Như lời dặn dò cuối cùng của Người trước lúc ra đi : rằng đã yêu Tổ Quốc mình, càng yêu tha thiết những khúc hát Dân ca .
    Trên đây là một vài kinh nghiệm về việc bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh tiểu học mà tôi đã thực nghiệm trong các năm qua. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến trao đổi, đóng góp khác nhau của các đồng nghiệp nhằm tìm thêm những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác bảo tồn và phát huy vốn dân ca ở trường phổ thông của huyện nhà nói riêng và trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của cả đất nước nói chung.
     
Đang tải...