Luận Văn Bồi dưỡng rèn luyện ý thức kỷ luật quân sự của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội hi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kỷ luật quân sự (KLQS) là một trong những yếu tố tạo nên sức
    mạnh chiến đấu của quân đội ta. ý thức KLQS là một phẩm chất nhân
    cách của người quân nhân. ý thức KLQS chi phối tất cả các mặt hoạt
    động của quân nhân, góp phần định hướng, hướng dẫn hành động của
    mỗi quân nhân trong chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân
    đội, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
    Hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập
    kinh tế quốc tế, bên cạnh mặt thuận lợi cơ bản là kích thích sự năng
    động, sáng tạo trong mỗi người, cũng đang tác động làm nẩy sinh
    nhiều hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, làm cho trật tự xã hội, kỷ
    cương phép nước có nơi, có lúc không nghiêm. Trong khi đó, các thế
    lực thù địch không ngừng tìm mọi cách khai thác, lợi dụng những tác
    động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế
    quốc tế để chống phá cách mạng nước ta. Quân đội là một trong những
    mục tiêu địch tập trung chống phá hòng làm cho kỷ luật quân đội lỏng
    lẻo dẫn đến mất sức chiến đấu. Vì vậy, để thực hiện tốt phương hướng
    xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
    đại phải tăng cường bồi dưỡng rèn luyện ý thức KLQS của cán bộ,
    chiến sĩ, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội.
    Là nơi trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho toàn quân, nhà
    trường Quân đội (NTQĐ) phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo
    dục đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện ý thức KLQS của học viên theo mô
    hình, mục tiêu đào tạo, xây dựng nhà trường chính quy mẫu mực.
    Thực tiễn trong thời gian qua, bồi dưỡng rèn luyện ý thức KLQS
    của học viên đào tạo sĩ quan (ĐTSQ) ở các NTQĐ đã có sự đổi mới,
    chuyển biến tiến bộ, góp phần không nhỏ vào việc khắc phục tình hình
    vi phạm kỷ luật quân đội, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học
    viên trong thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, tham gia xây dựng nhà
    trường chính quy mẫu mực. Tuy nhiên, trong bồi dưỡng rèn luyện ý
    thức KLQS của học viên ĐTSQ ở các NTQĐ cũng còn có mặt hạn chế.
    2
    Một bộ phận học viên ĐTSQ ở các NTQĐ chưa rèn luyện được cho
    mình thói quen chấp hành kỷ luật quân đội. Bồi dưỡng rèn luyện ý thức
    KLQS của học viên ĐTSQ còn có những yếu kém chưa khắc phục được.
    Vì vậy, Bồi dưỡng rèn luyện ý thức kỷ luật quân sự của học viên
    đào tạo sĩ quan ở các NTQĐ hiện nay thực sự trở thành vấn đề cơ bản,
    cấp thiết cần được đi sâu nghiên cứu làm rõ cả về lý luận và thực tiễn
    để thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và xây
    dựng chính quy của các NTQĐ.
    2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
    Những vấn đề cơ bản về kỷ luật, tăng cường củng cố kỷ luật, giáo
    dục bồi dưỡng rèn luyện ý thức KLQS đã có nhiều công trình khoa học
    trong và ngoài nước nghiên cứu. Có thể phân chia theo các nhóm cơ
    bản sau:
    * Các công trình khoa học đã nghiên cứu ở nước ngoài:
    ở Liên xô (trước đây), các nhà lý luận quân sự Xô-viết đã nghiên
    cứu về KLQS, giáo dục KLQS trong xây dựng quân đội hiện đại, tiêu
    biểu như:
    - V.Đ. Cu-la-cốp: Giáo dục tính kỷ luật cho các chiến sĩ Xô-viết,
    bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1979.
    - A.I. Ki-tốp, V.N. Cô-va-lép, V.K. Lu-gie-ren-cô: Quân đội hiện
    đại và kỷ luật, bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
    Hà Nội, 1982.
    - Đ.A. Vôn-cô-gô-nốp: Thế nào là quân nhân có đạo đức, bản
    dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1982.
    * Các công trình khoa học đã nghiên cứu trong nước:
    - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam: Dân chủ kỷ
    luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân
    dân, Hà Nội, 1992.
    - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam: Đổi mới công
    tác phổ biến giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
    hiện nay, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1992.
    - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam: Nâng cao chất
    lượng, hiệu quả việc chấp hành kỷ luật Đảng của tổ chức đảng và đảng
    3
    viên trong Đảng bộ Quân đội thời kỳ mới, Nhà xuất bản Quân đội nhân
    dân, Hà Nội, 2000.
    - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam: Xây dựng
    phẩm chất cách mạng cho học viên các trường đại học và cao đẳng kỹ
    thuật quân sự trong tình hình hiện nay, Nhà xuất bản Quân đội nhân
    dân, Hà Nội, 2000.
    - Đinh Hùng Tuấn: Cơ sở tâm lý học của củng cố và nâng cao
    tính kỷ luật của các tập thể quân sự Bộ đội Đặc công, Luận án Phó
    Tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội, 1996.
    - Trần Bá Thanh: Giữ nghiêm kỷ luật ở tổ chức cơ sở đảng ở các
    đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội
    nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà
    Nội, 2003.
    - Nguyễn Văn Thanh: Mối quan hệ giữa phát huy dân chủ xã hội
    chủ nghĩa và tăng cường kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
    hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 2004.
    - Phạm Minh Thụ: Sử dụng tổng hợp các phương pháp giáo dục
    thói quen hành vi kỷ luật cho học viên sĩ quan ở các nhà trường đại
    học quân sự, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội, 2004.
    -Nguyễn Đức Thuận: Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật quân
    sự của học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở trường sĩ quan
    Lục quân 2 hiện nay, Luận văn cao học, Hà nội, 2001
    Các công trình nghiên cứu trên mặc dù có cách tiếp cận khác nhau
    về nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu cụ thể, song đã phân tích,
    làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về củng cố, giữ nghiêm kỷ luật quân đội,
    xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng
    cường giữ nghiêm kỷ luật ở tổ chức cơ sở đảng, các đơn vị làm nhiệm
    vụ giáo dục đào tạo, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong quân đội.
    Đây là những tài liệu quý, tác giả rất trân trọng và kế thừa trong quá
    trình xây dựng luận án của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một
    công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống dưới
    góc độ khoa học chính trị - chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản
    Việt Nam về vấn đề: Bồi dưỡng rèn luyện ý thức KLQS của học viên
    4
    ĐTSQ ở các NTQĐ hiện nay. Do đó, đề tài luận án sẽ không trùng lặp
    với các công trình đã được công bố.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
    luận án
    * Mục đích nghiên cứu:
    Góp phần luận giải, làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn và đề
    xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng rèn luyện ý thức KLQS của học
    viên ĐTSQ ở các NTQĐ hiện nay.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về ý thức KLQS và bồi
    dưỡng rèn luyện ý thức KLQS của học viên ĐTSQ ở các NTQĐ.
    - Đánh giá đúng thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm bồi
    dưỡng rèn luyện ý thức KLQS của học viên ĐTSQ ở các NTQĐ hiện nay.
    - Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản bồi
    dưỡng rèn luyện ý thức KLQS của học viên ĐTSQ ở các NTQĐ hiện nay.
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Bồi dưỡng rèn luyện ý thức KLQS của học viên ĐTSQ ở các NTQĐ
    * Phạm vi nghiên cứu:
    Luận án nghiên cứu quá trình bồi dưỡng rèn luyện ý thức KLQS
    chủ yếu với đối tượng học viên ĐTSQ ở các NTQĐ theo hình thức đào
    tạo cơ bản, tập trung, dài hạn, được tuyển chọn qua thi tuyển theo quy
    định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng. Những tư liệu, số
    liệu sử dụng trong luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2000 đến nay.
    Đối tượng điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến theo mẫu đối với học
    viên ĐTSQ ở một số Học viện, Trường sĩ quan khu vực phía Bắc.
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở lý luận của luận án:
    Là hệ thống các quan điểm của chủ nghiã Mác - Lênin, tư tưởng
    Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các chỉ thị, nghị
    quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, Tổng cục
    Chính trị về xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
    bước hiện đại, các văn bản pháp luật, chỉ thị quy định về kỷ luật quân
    đội và giáo dục, rèn luyện KLQS.
    5
    * Cơ sở thực tiễn:
    Tình hình ý thức KLQS và thực tiễn bồi dưỡng rèn luyện ý thức
    KLQS của học viên ĐTSQ ở các NTQĐ; kết quả điều tra, khảo sát thực
    tiễn do tác giả thực hiện, những tư liệu và số liệu tổng kết của các cơ
    quan chức năng về tình hình kỷ luật, giáo dục rèn luyện kỷ luật của
    học viên ĐTSQ.
    *Phương pháp nghiên cứu:
    Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, đề
    tài sử dụng tổng hợp các phương pháp của các khoa học liên ngành và
    chuyên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp lô gíc và
    lịch sử, phân tích - tổng hợp, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và
    phương pháp xin ý kiến chuyên gia.
    5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
    - Xây dựng quan niệm bồi dưỡng rèn luyện ý thức KLQS của học
    viên ĐTSQ ở các NTQĐ.
    - Góp phần tổng kết một số kinh nghiệm bồi dưỡng rèn luyện ý
    thức KLQS của học viên ĐTSQ ở các NTQĐ.
    - Đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng rèn luyện ý thức
    KLQS của học viên ĐTSQ ở các NTQĐ hiện nay.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học
    giúp cấp uỷ, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp lãnh đạo, chỉ
    đạo, tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng rèn luyện ý thức KLQS của học
    viên ĐTSQ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và xây
    dựng NTQĐ chính quy, mẫu mực, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội
    hiện nay.
    Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
    giảng dạy, học tập ở các NTQĐ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...