Tiến Sĩ Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự theo tư tưởng lấy tự học làm cốt của Hồ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
    MỞ ĐẦU 7
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 12

    Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN Ở ĐẠI HỌC QUÂN SỰ THEO TƯ TƯỞNG “LẤY TỰ HỌC LÀM CỐT” CỦA HỒ CHÍ MINH 35
    1.1. Nội dung tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh 35
    1.2. Quan niệm và giá trị sư phạm của việc bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh 46

    Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN Ở ĐẠI HỌC QUÂN SỰ THEO TƯ TƯỞNG “LẤY TỰ HỌC LÀM CỐT” CỦA HỒ CHÍ MINH 64
    2.1. Quá trình vận dụng tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh trong lịch sử dạy học và tự học ở các học viện, nhà trường quân đội 64
    2.2. Thực trạng phương pháp học tập, tự học và bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự hiện nay 72

    Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN Ở ĐẠI HỌC QUÂN SỰ THEO TƯ TƯỞNG “LẤY TỰ HỌC LÀM CỐT” CỦA HỒ CHÍ MINH 98
    3.1. Yêu cầu xây dựng biện pháp bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh 98
    3.2. Biện pháp bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh 101

    Chương 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 128
    4.1. Những vấn đề chung về quá trình thực nghiệm 137
    4.2. Tiến trình và phân tích kết quả thực nghiệm 134

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 150
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 152
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
    PHỤ LỤC 163


    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu

    Đề tài luận án “Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh” được nghiên cứu sinh quan tâm nghiên cứu từ khi còn được đào tạo giáo viên chuyên ngành Giáo dục học ở Học viện Chính trị. Các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh đều tập trung vào tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, dạy học nói riêng.
    Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu được dựa trên cơ sở làm rõ giá trị và tính đúng đắn của luận điểm về cách học tập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra. Theo Người, trong quá trình học tập, người học muốn dành kết quả cao phải nâng cao về PPHT, đặc biệt phải coi trọng vai trò của tự học, lấy tự học làm hoạt động cốt lõi trong quá trình nhận thức của mình. Luận điểm đó đã được Hồ Chí Minh chứng minh bằng thực tiễn quá trình tự học kiên trì và bền bỉ với ý chí, quyết tâm cao của chính bản thân Người. Học với cốt lõi là tự học sẽ giúp cho người học chủ động, tích cực, sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập. HV ở đại học quân sự cần phải có được PPHT theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh để vận dụng vào quá trình học tập và công tác sau này.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án được trình bày trong 151 trang và sử dụng 122 tài liệu tham khảo (112 tài liệu tiếng Việt, 10 tài liệu tiếng Anh). Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 4 chương (8 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học. Thông qua tự học và bằng con đường tự học, Người đã tự trang bị cho mình kiến thức, phương pháp luận và phương pháp trong hoạt động cách mạng. Trong quá trình học tập, phương pháp học tập coi trọng tự học luôn được Người vận dụng và xác định là yếu tố chủ yếu trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Theo Hồ Chí Minh, để tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức phong phú của nhân loại, người học phải có những cách thức tiếp nhận, lĩnh hội phù hợp với nhận thức và khả năng của mỗi người. Chính vì vậy, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết năm 1947, Người chỉ rõ: “Cách học: Phải lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [48, tr.273].
    Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học, Đảng ta luôn coi trọng bồi dưỡng phương pháp học tập chủ động, tích cực và sáng tạo. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học” [19, tr.216]. Luật giáo dục năm 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009 đã xác định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [73, tr.34]. Lý luận dạy học hiện đại đã chỉ rõ, bản chất của quá trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của người học dưới sự chỉ đạo của người dạy. Tự học có vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức, trở thành phẩm chất quan trọng và học tập suốt đời là triết lý sống của con người trong xã hội bùng nổ thông tin, xã hội học tập. Thông qua tự học, người học tích lũy được kiến thức, nâng cao khả năng tư duy, kỹ năng nhận thức [42, tr.187]. Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu chiếm lĩnh lượng thông tin lớn như hiện nay, người học không chỉ học tập trên giảng đường hay tự mình tìm kiếm thông tin trên các phương tiện kỹ thuật hiện đại, mà họ phải tích cực nâng cao năng lực tự học, kể cả khi nghe giảng trên lớp. Điều đó đòi hỏi người học phải tìm cho mình một PPHT chủ động, coi hoạt động học tập của mình là hoạt động chủ yếu trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Học ở đại học là học phương pháp. Vì vậy, trong dạy học các trường đại học cần chú trọng bồi dưỡng PPHT cho người học.
    Nằm trong hệ thống các trường đại học trong cả nước, cùng với xu thế đổi mới giáo dục, các học viện, nhà trường đào tạo bậc đại học trong Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là đại học quân sự) đã và đang tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. Các trường đại học quân sự đã thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, gắn học tập với nghiên cứu khoa học và rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp cho HV để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo theo hướng kết hợp đào tạo trình độ với đào tạo chức vụ, đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ cho quân đội. Tuy nhiên, các trường đại học quân sự ít chú ý đến việc bồi dưỡng, rèn luyện PPHT mà chủ yếu là tự học cho HV. Còn HV ở đại học quân sự, việc học tập chủ yếu ở trạng thái thụ động, chưa phát huy được tính chủ động thông qua tự học để lĩnh hội tri thức. Trong khi đó, quá trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của người học dưới sự hướng dẫn tổ chức của người dạy. Việc bồi dưỡng PPHT chưa được quan tâm và khái quát thành hệ thống, thống nhất, còn mang tính cá thể ở từng học viện, nhà trường và từng cá nhân HV.
    Để khắc phục những hạn chế trên đây, cần phải bồi dưỡng cho HV ở đại học quân sự PPHT phù hợp. PPHT đó phải phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập, sáng tạo, phát triển năng lực nội sinh; có tác dụng cổ vũ, động viên, khích lệ người học. Dù học ở giảng đường hay tự học ở những nơi khác, dù có sự điều khiển, chỉ đạo trực tiếp của giảng viên hay không, HV cần phải luôn tích cực học tập. Việc bồi dưỡng PPHT theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh cho HV ở đại học quân sự có thể đáp ứng được những yêu cầu đó.
    Xuất phát từ những lý do cơ bản nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của luận án.

    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Bồi dưỡng PPHT cho HV ở đại học quân sự theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh nhằm giúp cho HV ở đại học quân sự có cách học chủ động, tích cực đạt kết quả vững chắc; góp phần vào việc chỉ đạo sư phạm, nâng cao chất lượng dạy học nói riêng, chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường đại học quân sự nói chung trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đào tạo của nhà trường quân đội hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...