Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản: PHÁP LUẬT VỀ BẤT ĐỘNG SẢN

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHUYÊN ĐỀ :
    PHÁP LUẬT VỀ BẤT ĐỘNG SẢN​ ​ 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BẤT ĐỘNG SẢN
    2. CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
    3. CÁC QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN
    (KHÔNG PHẢI ĐẤT ĐAI)
    4. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN

    1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BẤT ĐỘNG SẢN :
    1.1. Khái niệm động sản và bất động sản :
    Theo điều 174 Bộ luật dân sự 2005 (áp dụng từ 01/01/2006), bất động sản và động sản được phân biệt như sau :
    - Bất động sản là các tài sản bao gồm :
    a). Đất đai
    b). Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó
    c). Các tài sản khác gắn liền với đất đai
    d). Các tài sản khác do pháp luật qui định
    - Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
    Như vậy, so với định nghĩa trước đây (đ.181 BLDS 1995), bất động sản không được xem là các tài sản không di, dời mà được xác định theo phương pháp liệt kê (đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, các tài sản khác gắn liền với đất đai) còn động sản là những tài sản không được xem là bất động sản.
    Từ định nghĩa trên cho thấy có những vật có thể là động sản hay bất động sản tùy theo trạng thái thực tế của vật này. Thí dụ ; một cây sắt, một tấm tole nếu để rời ra thì sẽ được xem là động sản nhưng nếu được sử dụng để xây nên một căn nhà thì được xem là bất động sản
    1.2. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bất động sản:
    a) Tại Việt Nam, các bất động sản (trừ đất đai) có thể xác lập quyền sở hữu cho cá nhân, tổ chức theo các căn cứ sau đây (đ.170 BLDS 2005):
    - Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp
    - Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
    - Thu hoa lợi, lợi tức (hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại; lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản)
    - Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
    - Được thừa kế tài sản
    - Chiếm hữu bất động sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 30 năm thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu Nhà nước (đ.247 BLDS 2005) .
    b). Đối với đất đai, quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý. cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác chỉ được quyền sử dụng đất được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...