Tiến Sĩ Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN 1
    MỤC LỤC 2
    NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 5
    DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN 6
    DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG LUẬN ÁN 7
    MỞ ĐẦU 9
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 9
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 11
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 11
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 12
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 12
    6. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN. 13
    9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN 14
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 15
    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 15
    1.1.1. Bồi dưỡng và mối quan hệ giữa đào tạo và bối dưỡng giáo viên. 15
    1.1.2. Năng lực sư phạm 15
    1.1.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. 17
    1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BD NĂNG LỰC SƯ PHẠM GVTH 18
    1.2.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề có liên quan đến đề tài 18
    1.2.2. Những cơ sở lý luận về bồi dưỡng NLSP giáo viên tiểu học. 25
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 38
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH BẠC LIÊU 40
    2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TỈNH BẠC LIÊU 40
    2.1.1. Đặc điểm KT-XH tỉnh Bạc Liêu. 40
    2.1.2. Đặc điểm cộng đồng dân tộc Khmer ở ĐBSCL nói chung và ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng. 41
    2.1.3. Tình hình GD - ĐT tỉnh Bạc Liêu. 43
    2.1.4. Thực trạng Giáo dục tiểu học tỉnh Bạc Liêu. 47
    2.2. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH BẠC LIÊU 52
    2.2.1. Kết quả bồi dưỡng giáo viên tiểu học vừa qua. 52
    2.2.2. Đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học thời gian qua. 66
    2.3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM GIÁO VIÊN TIỂU HỌC DÂN TỘC KHMER 68
    2.3.1. Tổ chức khảo sát 68
    2.3.2. Kết quả khảo sát 73
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 82
    CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP BDNLSP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC KHMER TỈNH BẠC LIÊU 84
    3.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP. 84
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích. 84
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống. 85
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. 85
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả toàn diện. 86
    3.2. CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC DÂN TỘC KHMER. 87
    3.2.1. Biện pháp 1. 87
    3.2.2. Biện pháp 2. 93
    3.2.3. Biện pháp 3. 96
    3.2.4. Biện pháp 4. 99
    3.2.5. Biện pháp 5. 103
    3.2.6. Biện pháp 6. 104
    3.2.7. Biện pháp 7. 112
    3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC BIÊN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM GIÁO VIÊN TIỂU HỌC DÂN TỘC KHMER 119
    3.3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đã đề xuất 119
    3.3.2. Quan sát kỹ năng dạy học hợp tác của GVTH 124
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 128
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 130
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
    PHỤ LỤC 144


    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Đội ngũ giáo viên là lực lượng nồng cốt để biến các mục tiêu giáo dục thành thiện thực, giáo viên giữ vai trò quyết định về chất lượng hiệu quả của giáo dục. Thật vậy, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng giảng dạy của giáo viên và thành tích học tập của học sinh cho rằng: Chất lượng giáo viên có ảnh hưởng lớn nhất đến thành tích học tập của học sinh (Ferguson, 1991); Tăng cường giáo dục giáo viên có tác động lớn đến việc cải tiến phương pháp học tập của học sinh (Green wald, Heges, and Laine, 1996); Đầu tư vào việc giúp đỡ giáo viên rèn luyện chuyên môn là cách đầu tư đồng tiền có hiệu quả nhất để nâng cao kết quả học tập của học sinh (National Education Goals Panel, 1997).v.v . Xu thế đổi mới giáo dục để chuẩn bị người cho thế kỷ 21 đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất năng lực, làm thay đổi vai trò và chức năng của người giáo viên.
    Giáo dục tiểu học là bậc nền tảng, hình thành những cơ sở ban đầu cho nhân cách con người Việt Nam XHCN - chất lượng giáo dục tiểu học tốt là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người đáp ứng tiêu chuẩn nhân cách mong đợi của xã hội khi bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của đỉnh cao trí tuệ. Với xu thế phát triển giáo dục Thế giới và yêu cầu đổi mới GDPT, thì giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng đang gặp khó khăn, thử thách trước yêu cầu mới về vai trò, chức năng đó là: Tương ứng với sự chuyển biến mục tiêu giáo dục - phương pháp dạy học đang chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò của giáo viên sang kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh. Mặt khác, năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học vừa qua được đào tạo chưa cơ bản, đặc điểm phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thời gian qua cho thấy: Từ những năm đầu của thập kỷ 80 đến 90: Để đáp ứng với yêu cầu của cải cách giáo dục, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương hết sức cấp bách để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo nhiều loại hình khác nhau đặc biệt là đội ngũ giáo viên tiểu học. Cùng với sự phát triển học sinh tiểu học, tình trạng thiếu giáo viên phát sinh đáng kể, để đáp ứng yêu cầu, nhiều hệ đào tạo giáo viên tiểu học được đào tạo nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em khắp mọi vùng đất nước, từ đó ra đời các hệ khác nhau 8+4, 9+1, 9+3, 12+1, thậm chí một số huyện, thị còn mở các hệ đào tạo cấp tốc như: 9+ 2 tháng, 9+3 tháng, 12+2 tháng; do đó đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay có một số lượng đáng kể, xuất phát từ nhiều nguồn đạo tạo khác nhau, năng lực không đồng đều (còn 10 % ở hệ 9+3), cần phải được tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
    Công việc bồi dưỡng giáo viên mà chúng ta đã và đang làm, chỉ chủ yếu là chuẩn hóa hoặc đào tạo trên chuẩn trình độ đào tạo theo qui định hiện hành của nhà nước. Nhưng đối với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được ban hành theo quyết định số: 14/QĐ-BGĐT,ngày 04/05/2007 của Bộ GD&ĐT, đặt ra những yêu cầu mới về năng lực hoạt động dạy học, giáo dục đối với giáo viên tiểu học, mức độ đòi hỏi đó cao hơn, toàn diện hơn so với chuẩn trình độ đào tạo ban đầu.
    Giáo viên tiểu học dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu là một bộ phận của đội ngũ giáo viên tiểu học ở một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bạc Liêu nói riêng đã và đang góp phần quan trọng đối với chất lượng giáo dục, nhất là giáo viên vùng sâu, vùng dân tộc Khmer. Việc bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp nói chung (NLSP nói riêng) của giáo viên tiểu học đã được quan tâm thực hiện từ lâu qua các loại hình bồi dưỡng như: Bồi dưỡng thường xuyên (đã qua 3 chu kỳ); Bồi dưỡng chuẩn hóa; bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới, có thể nói năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên tiểu học có nâng lên đáng kể, tuy nhiên so với yêu cầu chuẩn nghiệp GVTH thì vẫn chưa đáp ứng được, nhất là giáo viên tiểu học dạy vùng sâu, vùng dân tộc Khmer và giáo viên dân Khmer (nội dung bồi dưỡng ở các loại hình đã qua, chủ yếu tập trung vào các điểm mới của chương trình cũng như đổi mới phương pháp dạy học).
    Thế nhưng chúng ta lại chưa có được chương trình bồi dưỡng riêng cho giáo viên tiểu học dân tộc Khmer để phù hợp với thực tế năng lực sư phạm cũng như đặc điểm tâm lý, xã hội của họ. Do vậy việc việc nghiên cứu nội dung các biện pháp bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học dân tộc Khmer là vấn đề cấp thiết. Đặc biệt là từ khi chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được ban hành (2007) đến nay, chưa có một công trình hay đề tài nghiên cứu nào về việc xác định, cụ thể hóa, cũng như khảo sát, đánh giá năng lực sư phạm đặc thù của GVTH theo chuẩn nghề nghiệp để đề xuất các biện pháp bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả, nhất là đối với giáo viên tiểu học dân tộc Khmer.
    Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đã khái quát ở trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu "Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu" nhằm góp phần phát triển giáo dục của tỉnh Bạc Liêu nói chung, giáo dục tiểu học vùng dân tộc Khmer nói riêng.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Đề xuất các biện pháp BD Năng lực sư phạm mang tính đặc thù cho Giáo viên tiểu học dân tộc Khmer.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Giáo viên tiểu học dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu và Trình độ Năng lực sư phạm được khảo sát, đánh giá.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Quá trình bồi dưỡng NLSP cho giáo viên tiểu học dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Năng lực sư phạm (NLSP) là năng lực nghề nghiệp phản ánh phẩm chất, trình độ kiến thức và kỹ năng của người thầy giáo. Bồi dưỡng NLSP cho giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên tiểu học dân tộc Khmer tỉnh Bạc liêu nói riêng là chìa khóa để nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học, nhất là ở các vùng dân tộc còn nhiều khó khăn. Nếu đề xuất và tổ chức thực thi có hiệu quả các biện pháp bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm tâm lý, tính cách, văn hóa và đời sống của giáo viên dân tộc cũng như cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng và với qui trình logic, chặt chẽ, thống nhất trong môi trường chia sẻ, hợp tác của các giáo viên tiểu học dân tộc Khmer hiện nay thì chất lượng dạy học tiểu học của địa phương sẽ được nâng lên.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực sư phạm giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên tiểu học dân tộc Khmer nói riêng.
    5.2. Xác định những kiến thức, kỹ năng sư phạm (NLSP) của giáo viên tiểu học dân tộc Khmer trên những nguyên tắc và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.
    5.3. Đánh giá thực trạng năng lực sư phạm của giáo viên tiểu học dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu.
    5.4. Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học dân tộc Khmer.
    6. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    6.1. Đề tài tập trung cho việc nghiên cứu những kiến thức, kỹ năng sư phạm (NLSP) mang tính đặc thù, cần cho giáo viên tiểu học dân tộc Khmer. Vấn đề bồi dưỡng mà luận án nghiên cứu giới hạn, chủ yếu trong loại hình “Bồi dưỡng thường xuyên”
    6.2. Những giáo viên tiểu học dân tộc Khmer được tổ chức, khảo sát, đánh giá trong luận án, thuộc các trường tiểu học có đông học sinh và giáo viên dân tộc Khmer.
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
    - Nghiên cứu, phân tích tư liệu, tài liệu trong và ngoài nước để xác định cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    - Phương pháp lịch sử và logic nhằm xây dựng quan niệm của đề tài và những luận điểm cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
    7.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn
    - Phương pháp điều tra, để đánh giá thực trạng.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, rút ra những cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
    - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
    - Phương pháp thực nghiệm để đánh giá hiệu quả, tác dụng của các biện pháp.
    7.3. Các phương pháp nghiên cứu khác
    - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và các đối tượng có liên quan để khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp.
    - Sử dụng phương pháp thống kê toán học đề xử lí số liệu, phân tích các tư liệu.
    8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
    8.1. Xác định một cách có hệ thống cơ sở lí luận về vấn đề bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên tiểu học dân tộc Khmer nói riêng; vận dụng và phát triển lí luận, bồi dưỡng năng lực sư phạm giáo viên tiểu học dân tộc Khmer, kết quả nghiên cứu góp phần phát triển những nghiên cứu tiếp theo sâu sắc hơn.
    8.2. Phát hiện những hạn chế bất cập về bồi dưỡng NLSP cho giáo viên tiểu học dân tộc Khmer thời gian qua và đề xuất các định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng phù hợp đặc thù năng lực sư phạm của giáo viên tiểu học dân tộc Khmer.
    8.3. Đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng với một qui trình logic chặt chẽ trên cơ sở cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng phù hợp đặc điểm tâm lý, tích cách, năng lực vốn có nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng của giáo viên tiểu học dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu.
    8.4. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể là tài liệu có ích cho các cấp quản lý giáo dục, các giáo viên tiểu học vùng dân tộc Khmer, tham khảo, sử dụng v v
    9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
    Luận án bao gồm 3 chương:
    - Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    - Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM VÀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GVTH DT KHMER TỈNH BẠC LIÊU
    - Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP BDNLSP CHO GIÁO VIÊN
    TIỂU HỌC DÂN TỘC KHMER TỈNH BẠC LIÊU
    Ngoài ra còn có phần Mở đầu, Kết luận, phụ lục và Danh mục các tài liệu tham khảo.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. A.G. Cô-Va-Li ốp(1971), Tâm lý học cá nhân, tập 2, NXB-GD.
    2. Ban bí thư Trung ương(1991), Chỉ thị số 117/CT-TW ngày 29-09-1991- Về công tác vùng đồng bào Khmer.
    3. Ban bí thư Trung ương(1991), Chỉ thị số 68/CT-TW ngày 18-04-1991 - Về công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer.
    4. Ban chấp hành Trung ương(2000), NQ Hội nghị lần thứ VII, BCH-TW Đảng khoá IX: về công tác dân tộc.
    5. Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ(2005), Tây Nam Bộ tiến vào thế kỷ 21, NXB-CTQG, HN.
    6. Bernhard Musynski, Nguyễn Thị Phương Hoa(2004), Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên - Cơ sở lý luận và giải pháp, NXB-ĐHSP.
    7. Bộ GD & ĐT, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, Ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDDT.
    8. Bộ GD&ĐT(2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, NXBGD, Hà Nội.
    9. Bộ GD&ĐT(2006), Chương trình giáo dục phổ thông-Những vấn đề chung, NXBGD, Hà Nội.
    10. Bộ GD&ĐT(2006), QĐ 03/2006/QĐ-Bộ GD-ĐT: ban hành chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (tiếng nói, chữ viết) cho cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
    11. Bộ GD&ĐT, Điều lệ trường Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 22/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11-7-2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
    12. Bộ GD&ĐT, Thống kê giáo dục năm học 2005-2006, 2006-2007.
    13. Bộ GDĐT - DA - PTGDTH(2006), Chuẩn nghề nghiệp GDTH và Đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên theo chuẩn, NXBGD, Hà Nội.
    14. Bộ GDĐT - Dự án - PTGDTH(2006), Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và ĐMGDTH, NXBGD, Hà Nội.
    15. Bộ GD-ĐT (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB-CTQG, Hà Nội.
    16. Bộ GD-ĐT(2008), Báo cáo tổng kết - Hội nghị Giáo dục Dân tộc Toàn Quốc.
    17. Bộ GD-ĐT, Dự án phát triển giáo viên tiểu học(2006), Các tài liệu đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng - đại học, NXB ĐHSP – NXBGD, Hà Nội.
    18. Bộ GD-ĐT, Dự án phát triển giáo viên tiểu học(2006), Chuẩn nghề nghiệp giáo dục giáo viên tiểu học, Qui trình sử dụng thử nghiệm.
    19. Bộ GD-ĐT, Dự án Phát triển Giáo viên Tiểu học(2006), Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học và đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên theo chuẩn, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
    20. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo(2009), Quản lý Giáo dục, NXBĐHSP, Hà Nội.
    21. Cao Đức Tiến(2008), Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: Nghiên cứu định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho các giai đoạn 2007-2010 và 2011-2020.
    22. Cao Đức Tiến, Nghiên cứu nội dung và hình thức bồi dưỡng giáo viên trong hè hàng năm, đáp ứng đổi mới chương trình, sách giáo khoa bậc Tiểu học và Trung học cơ sở, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Mã số: B2002 - 49 - 43.
    23. Đại Học Quốc Gia Hà Nội(2006), Một số mô hình đào tạo giáo viên trên thế giới,ở Việt Nam và thể nghiệm mô hình đào tạo giáo viên trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, Kỷ yếu Hội thảo 60 năm ngành sư phạm Việt Nam, Khoa sư phạm.
    Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (2006), Văn kiện đại hội đại biểu tỉnh Bạc Liêu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...