Tiến Sĩ Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn . iii
    Mục lục .iv
    Bảng những cụm từ viết tắt . vii
    Danh mục các bảng viii
    Danh mục các hình . ix
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH TRONG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ .7
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
    1.1.1. Ở nước ngoài . 7
    1.1.2. Ở trong nước . 8
    1.2. Một số khái niệm cơ bản .11
    1.2.1. Giáo viên dạy nghề . .11
    1.2.2. Giáo viên thực hành 14
    1.2.3. Dạy học 15
    1.2.4. Năng lực .15
    1.2.5. Năng lực sư phạm 17
    1.2.6. Năng lực sư phạm kỹ thuật . 19
    1.2.7. Năng lực dạy học trong dạy nghề . 21
    1.2.8. Bồi dưỡng và bồi dưỡng NLDH cho GVTH 22
    1.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH .23
    1.3.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH 23
    1.3.2. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH . 26
    1.4. Mục tiêu, nội dung và loại hình bồi dưỡng NLDH cho GVTH .28
    1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng 28
    1.4.2. Nội dung bồi dưỡng . 29
    1.4.3. Loại hình bồi dưỡng 29
    1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng 29
    Kết luận chương 1 . . 30
    Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC . 31
    ã Sơ lược về ngành dạy nghề, đặc điểm đội ngũ GVTH và học sinh học nghề các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc 31
    ã Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề .31
    ã Đặc điểm đội ngũ GVTH và học sinh học nghề các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc 32
    ã Thực trạng năng lực đội ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc . 34
    ã Thực trạng trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm .35
    2.2.2. Thực trạng trình độ tay nghề . 39
    2.2.3. Thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới 41
    2.2.4. Thực trạng trình độ ngoại ngữ và tin học 43
    2.2.5. Đánh giá NLDH của GVTH .45
    2.3. Thực trạng kết quả học thực hành của học sinh 48
    2.4. Thực trạng bồi dưỡng GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc .50
    2.5. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng GVDN 54
    2.6. Sự cần thiết bồi dưỡng NLDH cho GVTH 58
    Kết luận chương 2 59
    Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 60
    3.1. Định hướng xây dựng các biện pháp bồi dưỡng 60
    3.2. Các nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng .60
    3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 60
    3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện .61
    3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 62
    3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 62
    3.3. Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH 62
    3.3.1. Biện pháp 1: Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây dựng chương trình bồi dưỡng GVTH .63
    3.3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH .69
    3.3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao năng lực GVTH .75
    3.3.4. Biện pháp 4: Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học .82
    3.3.5. Biện pháp 5: Đánh giá kết quả bồi dưỡng GVTH 85
    3.4. Kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 87
    3.4.1. Phạm vi tổ chức thăm dò ý kiến về các biện pháp .88
    3.4.2. Kết quả thăm dò ý kiến về các biện pháp 88
    3.5. Thực nghiệm một số nội dung trong các biện pháp . 89
    3.5.1. Giả thuyết của thực nghiệm 89
    3.5.2. Mục tiêu của thực nghiệm .90
    3.5.3. Địa điểm tổ chức và đối tượng thực nghiệm 90
    3.5.4. Nội dung thực nghiệm 91
    3.5.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm 105
    Kết luận chương 3 107
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108
    I. Kết luận 108
    II. Kiến nghị 109
    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
    TÀI LUẬN ÁN .111
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
    PHỤ LỤC 117
    2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    MỞ ĐẦU

    Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định giáo dục là quốc sách hàng
    đầu, khẳng định vị trí then chốt của giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
    Với quan điểm, định hướng chiến lược được Đảng và Nhà nước đề ra, trong những năm qua ngành GD&ĐT đã tập trung giải quyết nhiều khâu trọng yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học . và đặc biệt là xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển đội ngũ giáo viên.
    Trong đào tạo nghề, người giáo viên đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy học.
    Hiện nay, để tuyển chọn người vào làm việc tại các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài) hoặc xuất khẩu lao động, người tuyển dụng đánh giá nhân cách (năng lực, phẩm chất) đối tượng chủ yếu dựa vào năng lực thực hành nghề nghiệp và các hiểu biết xã hội mà cụ thể là kiểm tra thực tế người đó làm được gì, hiểu biết ra sao qua các bài kiểm tra, các cuộc phỏng vấn trực tiếp do nhà quản lý doanh nghiệp tổ chức hơn là kiểm tra các loại văn bằng, chứng chỉ. Nhân cách của người học có được chính là kết quả giáo dục, đào tạo của các nhà trường.
    Để người học có năng lực thực hành nghề nghiệp thực sự, có nhiều yếu tố tác động, trong đó yếu tố năng lực hướng dẫn thực hành của người thầy đóng vai trò quyết định. Vì vậy trong quá trình đào tạo của các trường dạy nghề, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề trước hết phải nâng cao năng lực dạy học (NLDH) cho đội ngũ giáo viên dạy thực hành (sau đây gọi là giáo viên thực hành - GVTH). Đây được xem như một khâu chủ yếu để nâng cao chất lượng đào tạo, một chiến lược về đầu tư phát triển con người (người thầy) hiện đang được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm.
    Đối với các nước tiên tiến, việc đào tạo GVTH đã có các quy định về chuẩn trình độ chuyên môn, chuẩn trình độ sư phạm rất cụ thể. Trong khi đó ở Việt Nam việc xây dựng chuẩn và thực hiện chuẩn chức danh giáo viên cho GVTH còn đang trong quá trình hoàn thiện. Việc sử dụng GVTH chưa đạt chuẩn như hiện nay đòi hỏi công
    tác bồi dưỡng càng cần được quan tâm nhiều hơn.
    Qua khảo sát thực tế đội ngũ giáo viên tại các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc cho thấy: Các trường đại học sư phạm kỹ thuật và cao đẳng sư phạm kỹ thuật hiện không cung cấp đủ GVTH cho các trường, các trung tâm đào tạo nghề do số lượng các cơ sở đào tạo ngày càng được tăng lên và chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm tăng nhanh. Đội ngũ GVTH chủ yếu được tuyển dụng từ một số nguồn khác nhau như: từ công nhân kỹ thuật bậc cao; từ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật; từ cán bộ, công nhân tốt nghiệp hệ đại học, cao đẳng kỹ thuật không chính quy .được bồi dưỡng các năng lực cần thiết để làm GVTH. Tuy nhiên, những GVTH này còn thiếu và yếu về NLDH.
    Việc bồi dưỡng NLDH cho GVTH được tuyển dụng từ các nguồn nêu trên chưa được nghiên cứu đầy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc” sẽ góp phần giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao NLDH cho GVTH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian tới.
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở lý luận bồi dưỡng năng lực giáo viên và thực trạng năng lực đội ngũ GVTH, đề xuất biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc nhằm chuẩn hóa và từng bước nâng cao năng lực cho GVTH.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...